Đề kiểm tra HK2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2017-2018 t...
- Câu 1 : Trong 5 năm (1986 – 1990), cả nước ta thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu trọng tâm nào?
A. Thực hiện ba chương trình kinh tế lớn: lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
B. Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
C. Đổi mới về tổ chức chính trị, văn hóa, giáo dục.
D. Xây dựng cơ sở vật chất bước đầu của chủ nghĩa xã hội.
- Câu 2 : Nội dung nào không phản ánh đúng hoàn cảnh đất nước và thế giới khi Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới?
A. Xu thế đối thoại hợp tác trên thế giới chiếm ưu thế tác động đến công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
B. Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước hết là khủng hoảng về kinh tế – xã hội.
C. Những thay đổi trong tình hình thế giới và mối quan hệ giữa các nước do tác động của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật; cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác.
D. Trải qua thời gian thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội (1976 – 1980 và 1981 – 1985), nước ta đạt được những thành tựu và ưu điểm đáng kể trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, song cũng gặp không ít khó khăn.
- Câu 3 : Nhiệm vụ trọng tâm của miền Bắc ngay sau đại thắng mùa Xuân 1975 là gì?
A. Tiếp tục làm nhiệm vụ căn cứ địa của cách mạng cả nước.
B. Tiếp tục làm nghĩa vụ quốc tế đối với Lào và Campuchia.
C. Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội.
D. Hàn gắn vết thương chiến tranh, làm nghĩa vụ quốc tế đối với Campuchia.
- Câu 4 : Những thành tựu đạt được trong thời kỳ đầu của công cuộc đổi mới chứng tỏ
A. Đảng ta đã trưởng thành và được nhân dân tin tưởng, ủng hộ.
B. đường lối đổi mới là đúng, bước đi đổi mới về cơ bản là phù hợp.
C. sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
D. sự lãnh đạo tài tình, đúng đắn của Đảng.
- Câu 5 : Những chiến thắng góp phần làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở miền Nam Việt Nam là
A. Ấp Bắc, Bình Giã, An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài.
B. Ấp Bắc, Bình Giã, Vạn Tường.
C. An Lão, Núi Thành, Vạn Tường.
D. Bình Giã, Ba Gia, Đồng Xoài, Núi Thành.
- Câu 6 : Chiến thắng nào của ta trong năm 1975 đã chuyển cuộc tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam?
A. Chiến thắng Quảng Trị.
B. Chiến thắng Phước Long.
C. Chiến thắng Huế – Đà Nẵng.
D. Chiến thắng Tây Nguyên.
- Câu 7 : Sau năm 1975 cách mạng hai miền Nam – Bắc có những thuận lợi và khó khăn gì?
A. Miền Nam hoàn toàn giải phóng nhưng miền Bắc còn chống chiến tranh phá hoại.
B. Đạt được những thành tựu to lớn trong việc thực hiện các kế hoạch kinh tế.
C. Miền Nam hoàn toàn giải phóng nhưng chịu hậu quả nặng nề do chiến tranh để lại.
D. Hoàn thành thống nhất về mặt lãnh thổ nhưng về mặt nhà nước thì chưa thống nhất.
- Câu 8 : Thắng lợi nào của quân và dân ta đã buộc Mỹ thừa nhận thất bại hoàn toàn trong loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới ở miền Nam Việt Nam?
A. Hiệp định Pari năm 1973.
B. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968.
C. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
D. Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.
- Câu 9 : Biện pháp được Mỹ và chính quyền Sài Gòn coi như “xương sống” và “quốc sách” trong thực hiện “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) là gì?
A. Lập các “vành đai trắng” để khủng bố lực lượng cách mạng.
B. Phong tỏa biên giới, vùng biển để ngăn cản sự cho viện của miền Bắc cho miền Nam.
C. Dồn dân lập “ấp chiến lược”.
D. Lập các “khu trù mật”.
- Câu 10 : Trong chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam, luận điểm nào thể hiện sự đúng đắn, linh hoạt trong lãnh đạo cách mạng của Đảng ta?
A. Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975, thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975
B. Tranh thủ thời cơ đánh thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh.
C. Đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 – 1976.
D. Xác định cả năm 1975 là thời cơ.
- Câu 11 : Cùng với thắng lợi ở Tây Nguyên, Huế – Đà Nẵng, quân ta đã giải phóng
A. các vùng duyên hải Nam Trung Bộ và một số tỉnh Nam Bộ.
B. các tỉnh còn lại ở ven biển miền Trung, Nam Tây Nguyên, và một số tỉnh Nam Bộ.
C. các đảo biển miền Trung.
D. các tỉnh ven biển miền Trung, Nam Tây Nguyên.
- Câu 12 : Hãy cho biết trận then chốt mở màn chiến dịch Tây Nguyên là trận nào?
A. Kon Tum.
B. Plâyku.
C. Buôn Ma Thuột.
D. Đắk Lắk.
- Câu 13 : Đại hội Đảng lần VI (12/1986) đã xác định rõ quan điểm đổi mới của Đảng là đổi mới toàn diện và đồng bộ, nhưng trọng tâm là đổi mới về
A. kinh tế.
B. chính trị.
C. kinh tế - chính trị
D. văn hóa.
- Câu 14 : Tại sao trong đường lối đổi mới Đảng ta cho rằng trọng tâm là đổi mới kinh tế?
A. Do hậu quả của cuộc chiến tranh kéo dài, kinh tế nước ta nghèo nàn, lạc hậu.
B. Những khó khăn của đất nước ta bắt nguồn từ kinh tế.
C. Một số nước đã lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.
D. Kinh tế phát triển là cơ sở để nước ta đổi mới trên những lĩnh vực khác.
- Câu 15 : Thành tựu lớn nhất trong 5 năm (1986 – 1990) về lương thực – thực phẩm là gì?
A. Đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước, có dự trữ và xuất khẩu.
B. Lai tạo nhiều giống lúa mới.
C. Mở rộng diện tích trồng lương thực.
D. Chuyển sang chuyên canh cây lúa.
- Câu 16 : Ý nghĩa lớn nhất trong thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta là gì?
A. Thống nhất đất nước.
B. Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa thực dân – đế quốc trên đất nước ta, giành độc lập hoàn toàn.
C. Cổ vũ phong trào cách mạng thế giới, nhất là phong trào giải phóng dân tộc.
D. Mở ra kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc: đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Câu 17 : Sự sáng tạo trong đường lối lãnh đạo của Đảng để đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi được biểu hiện ở chỗ nào?
A. Kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự với đấu tranh ngoại giao.
B. Xây dựng hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh.
C. Đoàn kết các tầng lớp nhân dân tham gia chống Mỹ.
D. Tiến hành đồng thời hai cuộc cách mạng ở hai miền Nam - Bắc.
- Câu 18 : Điểm giống nhau về hoàn cảnh lịch sử diễn ra hai cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội năm 1946 và 1976?
A. Được sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa và nhân loại trên thế giới.
B. Đối mặt với những nguy cơ đe dọa của thù trong, giặc ngoài.
C. Được tiến hành ngay sau những thắng lợi to lớn của kháng chiến chống ngoại xâm.
D. Tình hình đất nước có những điều kiện thuận lợi về kinh tế - xã hội.
- Câu 19 : Nhiệm vụ chung cho cách mạng nước ta trong thời kỳ 1954 – 1975 là
A. đấu tranh chống Mỹ - Diệm giải phóng miền Nam.
B. kháng chiến chống Mỹ và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
C. kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
D. đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
- Câu 20 : Cho các sự kiện sau:1. Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung khóa VI được tiến hành trong cả nước.
A. 3 – 4 – 2 – 1.
B. 2 – 4 – 1 – 3.
C. 1 – 3 – 2 – 4.
D. 2 – 3 – 4 – 1.
- Câu 21 : Nguyên nhân nào có tính chất quyết định đưa tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước?
A. Sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa.
B. Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn.
C. Sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng.
D. Có hậu phương vững chắc ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
- Câu 22 : Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước có ý nghĩa quốc tế quan trọng là
A. làm thay đổi cục diện chính trị thế giới.
B. tác động đến nước Mỹ và thế giới.
C. tác động đến tình hình thế giới.
D. cổ vũ phong trào cách mạng thế giới.
- Câu 23 : Thuận lợi cơ bản nhất của đất nước sau năm 1975 là
A. Đất nước đã được độc lập, thống nhất .
B. Miền Bắc xây dựng xã hội chủ nghĩa, miền Nam hoàn toàn giải phóng.
C. Được sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa.
D. Nhân dân phấn khởi với chiến thắng vừa giành được.
- Câu 24 : Thực tế cách mạng nước ta từ năm 1930 để lại cho Đảng và nhân dân ta bài học quý báu nhất và xuyên suốt quá trình cách mạng là
A. sự nghiệp cách mạng là của dân, do dân và vì dân.
B. nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
C. kết hợp sức mạnh trong nước với sực mạnh quốc tế.
D. tăng cường tinh thần đoàn kết.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12