Đề thi HK1 môn Lịch Sử 12 năm 2018 - 2019 Trường T...
- Câu 1 : Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 - 1929), thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành kinh tế nào?
A. Thương nghiệp.
B. Công nghiệp.
C. Thủ công nghiệp.
D. Nông nghiệp.
- Câu 2 : Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10/1930) quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành
A. Đảng Cộng sản Đông Dương.
B. Đông Dương Cộng sản đảng.
C. Đảng Dân chủ Việt Nam.
D. Đảng Lao động Việt Nam.
- Câu 3 : Tổ chức nào được coi là đại diện tiêu biểu nhất của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản ở Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX?
A. Tân Việt cách mạng đảng.
B. Việt Nam Quốc dân Đảng.
C. Đảng Lập hiến.
D. Việt Nam nghĩa đoàn.
- Câu 4 : Nhân dân Việt Nam hăng hái tham gia phong trào dân chủ 1936 - 1939 là do đời sống của họ
A. có phần ổn định.
B. được cải thiện hơn.
C. khó khăn, cực khổ.
D. không quá khó khăn.
- Câu 5 : Tư tưởng cốt lõi trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là
A. tự do và dân chủ.
B. độc lập và tự do.
C. ruộng đất cho dân cày.
D. đoàn kết với cách mạng thế giới.
- Câu 6 : Nội dung nào dưới đây là sự tóm tắt đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) của Đảng Cộng sản Đông Dương?
A. Toàn dân, toàn diện, tự lực cánh sinh và tranh thủ các lực lượng hòa bình.
B. Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
C. Toàn dân, toàn diện, lâu dài và tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Pháp.
D. Toàn dân, toàn diện, trường kì và tranh thủ sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa.
- Câu 7 : Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 2/1951) có ý nghĩa là
A. Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội.
B. Đại hội kháng chiến thắng lợi.
C. Đại hội kháng chiến toàn dân.
D. Đại hội xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Câu 8 : Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), thắng lợi nào của quân dân Việt Nam đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava?
A. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947.
B. Chiến dịch Thượng Lào xuân - hè năm 1953.
C. Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950.
D. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
- Câu 9 : Sự kiện nào đánh dấu công nhân Việt Nam bước đầu đi vào đấu tranh tự giác?
A. Công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn thành lập tổ chức Công hội (1920).
B. Liên đoàn công nhân tàu biển ở Viễn Đông được thành lập (1921).
C. Hơn 200 công nhân xưởng sửa chữa ô tô Avia (Hà Nội) bãi công (5/1929).
D. Hơn một nghìn công nhân xưởng đóng tàu Ba Son (Sài Gòn) bãi công (8/1925).
- Câu 10 : Ở Việt Nam, đỉnh cao nhất của phong trào cách mạng 1930 - 1931 được đánh dấu bằng sự kiện nào?
A. Cuộc biểu tình của công nhân ngày 1/5/1930.
B. Cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy sợi Nam Định.
C. Cuộc đấu tranh của công nhân Vinh - Bến Thủy.
D. Sự thành lập các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh.
- Câu 11 : Một trong những mục đích chính của thực dân Pháp trong quá trình thực hiện cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 - 1929) là
A. bù đắp thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra.
B. đầu tư phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng ở Đông Dương.
C. đầu tư phát triển toàn diện nền kinh tế Đông Dương.
D. hoàn thành việc bình định để thống trị Đông Dương.
- Câu 12 : Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm.
B. Đảng cộng sản Đông Dương đề ra đường lối cách mạng đúng đắn.
C. Chiến thắng của quân Đồng minh trong cuộc chiến tranh chống phát xít.
D. Sự ủng hộ, giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân.
- Câu 13 : Yếu tố nào quyết định sự bùng nổ của phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam?
A. Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp (6/1936).
B. Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7/1935).
C. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7/1936).
D. Sự xuất hiện chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới (những năm 30 của thế kỉ XX).
- Câu 14 : Phong trào “vô sản hóa” do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phát động và thực hiện là
A. phương thức tự rèn luyện của những chiến sĩ cách mạng tiền bối.
B. mốc đánh dấu phong trào công nhân hoàn toàn trở thành tự giác.
C. điều kiện để công nhân phát triển về số lượng và trở thành giai cấp.
D. cơ hội thuận lợi giúp những người cộng sản về nước hoạt động.
- Câu 15 : Sự kiện nào đánh dấu Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam đã thắng lợi hoàn toàn?
A. Vua Bảo Đại thoái vị, trao ấn tín cho cách mạng (30/8).
B. Cải tổ Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam thành Chính phủ lâm thời (28/8).
C. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội thắng lợi (19/8).
D. Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9).
- Câu 16 : Luận cương chính trị tháng 10/1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương có hạn chế trong việc xác định
A. quan hệ giữa cách mạng Đông Dương với cách mạng thế giới.
B. nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng.
C. vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản.
D. phương pháp, hình thức đấu tranh cách mạng.
- Câu 17 : Vì sao Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11/1939) quyết định đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu?
A. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc và tay sai phát triển gay gắt.
B. Nước Pháp bị Đức chiếm đóng làm cho quân Pháp ở Đông Dương suy yếu.
C. Quân phiệt Nhật hoàn thành xâm lược và thống trị nhân dân Đông Dương.
D. Nhân dân Việt Nam phải chịu hai tầng áp bức, bóc lột của Pháp và Nhật.
- Câu 18 : Việc Mĩ đồng ý với Pháp thực hiện kế hoạch Rơve (5/1949) là mốc mở đầu cho
A. chính sách xoay trục của Mĩ sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
B. thời kì Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu ở khu vực Đông Nam Á.
C. quá trình Mĩ dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương.
D. sự hình thành liên minh quân sự giữa hai cường quốc Pháp và Mĩ.
- Câu 19 : Trong văn kiện ngoại giao nào dưới đây, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nhân nhượng đối phương về không gian để có thời gian đưa cách mạng tiếp tục tiến lên?
A. Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam.
B. Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946.
C. Tạm ước Việt - Pháp ngày 14/9/1946.
D. Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương.
- Câu 20 : Trong cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954, quân đội và nhân dân Việt Nam thực hiện kế sách gì để đối phó với kế hoạch Nava?
A. Lừa địch để đánh địch.
B. Đánh điểm, diệt viện.
C. Đánh vận động và công kiên.
D. Điều địch để đánh địch.
- Câu 21 : Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là một cuộc cách mạng
A. không mang tính bạo lực.
B. có tính dân chủ điển hình.
C. không mang tính cải lương.
D. chỉ mang tính chất dân tộc.
- Câu 22 : Điểm nào dưới đây thể hiện Việt Nam Quốc dân đảng (1927 - 1930) đã nhận thức đúng yêu cầu khách quan của lịch sử dân tộc?
A. Chủ trương tiến hành cách mạng bằng bạo lực.
B. Phát triển cơ sở đảng ở một số địa phương Bắc Kì.
C. Đề cao binh lính người Việt trong quân đội Pháp.
D. Kiên quyết phát động cuộc khởi nghĩa Yên Bái.
- Câu 23 : Đông Khê được chọn là nơi mở đầu Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam, vì đó là vị trí
A. quan trọng nhất và tập trung cao nhất binh lực của Pháp.
B. án ngữ Hành lang Đông - Tây của thực dân Pháp.
C. ít quan trọng nên quân Pháp không chú ý phòng thủ.
D. có thể đột phá, chia cắt tuyến phòng thủ của quân Pháp.
- Câu 24 : Trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), quân đội Việt Nam thực hiện.
A. lấy nhiều đánh ít.
B. lấy lực thắng thế.
C. lấy nhỏ đánh lớn.
D. lấy ít địch nhiều.
- Câu 25 : Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (21/7/1954) là
A. phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù.
B. đảm bảo giành thắng lợi từng bước.
C. giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng.
D. không vi phạm chủ quyền dân tộc.
- Câu 26 : Phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam là một phong trào
A. có tính chất dân tộc.
B. chỉ có tính dân chủ.
C. không mang tính cách mạng.
D. không mang tính dân tộc.
- Câu 27 : Xu hướng bạo động và xu hướng cải cách trong phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX đều
A. không bị động trông chờ vào sự giúp đỡ từ bên ngoài.
B. xuất phát từ truyền thống yêu nước của dân tộc.
C. có sự kết hợp nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến.
D. do giai cấp tư sản khởi xướng và lãnh đạo.
- Câu 28 : Điểm chung về mục đích của thực dân Pháp khi đề ra kế hoạch Rơve và kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1945 - 1954) là
A. chuẩn bị tiến công lên Việt Bắc.
B. nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
C. giành quyền chủ động chiến lược.
D. khóa chặt biên giới Việt - Trung.
- Câu 29 : Nội dung nào phản ánh không đúng những bài học kinh nghiệm có thể rút ra từ cuộc đấu tranh ngoại giao của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong những năm 1945 – 1946?
A. Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược.
B. Phân hóa kẻ thù, tập trung đấu tranh với kẻ thù chủ yếu.
C. Nhân nhượng đúng thời điểm, nhân nhượng có nguyên tắc.
D. Luôn nhân nhượng với kẻ thù để có được môi trường hòa bình.
- Câu 30 : hực tiễn cách mạng Việt Nam từ sau ngày 2/9/1945 đến ngày 19/12/1946 phản ánh quy luật nào của lịch sử dân tộc Việt Nam?
A. Dựng nước đi đôi với giữ nước.
B. Kiên quyết chống giặc ngoại xâm.
C. Luôn giữ vững chủ quyền dân tộc.
D. Mềm dẻo trong quan hệ đối ngoại.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12