Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 11 năm 2021 Trường THPT...
- Câu 1 : Từ thông qua mạch điện kín phẳng đặt trong một từ trường đều không phụ thuộc yếu tố nào sau đây?
A. Diện tích S giới hạn bởi mạch điện.
B. Cách chọn vectơ pháp tuyến của mặt phẳng mạch điện.
C. Vị trí của mạch điện.
D. Hình dạng của mạch điện.
- Câu 2 : Chọn phát biểu đúng về từ trường.
A. Từ trường sinh ra dòng điện.
B. Từ trường có cảm ứng từ lớn sinh ra dòng điện.
C. Từ trường biến đổi sinh ra dòng điện.
D. Từ trường luôn luôn sinh ra dòng điện.
- Câu 3 : Chọn phát biểu đúng về suất điện động.
A. Suất điện động cảm ứng là trường hợp đặc biệt của suất điện động tự cảm.
B. Suất điện động tự cảm xuất hiện trong khung dây khi cho khung dây quay đều trong từ trường.
C. Suất điện động cảm ứng xuất hiện khi dòng điện qua mạch điện biến đổi gọi là suất điện động tự cảm.
D. Suất điện động tự cảm chỉ xuất hiện khi ta đóng mạch điện.
- Câu 4 : Chọn phát biểu đúng về từ thông qua diện tích S.
A. Từ thông qua diện tích S bằng số đường sức từ xuyên qua diện tích S.
B. Từ thông qua diện tích S bằng số đường sức từ xuyên qua diện tích S đặt vuông góc với đường sức.
C. Từ thông qua diện tích S bằng số đường sức từ xuyên qua diện tích S đặt song song với đường sức.
D. Từ thông qua diện tích S bằng số đường sức từ xuyên qua diện tích S hợp với cảm ứng từ B một góc α với 0<α<900
- Câu 5 : Lăng kính phản xạ toàn phần là khối lăng trụ thủy tinh có tiết diện thẳng là
A. một hình vuông.
B. một tam giác vuông cân.
C. một tam giác đều.
D. một tam giác bất kì.
- Câu 6 : Đơn vị của từ thông là Wb (vêbe), ở đây 1 Wb bằng:
A. 1 A.m.
B. 1 T.m2.
C. 1 A/m.
D. 1 T/m2.
- Câu 7 : Một vòng dây phẳng diện tích S đặt trong từ trường đều B = 0,1 T. Mặt phẳng vòng dây hợp với B một góc 300. Từ thông qua vòng dây là 25.10-4 Wb. Diện tích của vòng dây là:
A. S = 50 cm2.
B. S = 500 cm2.
C. S = 2,88 cm2.
D. S = 2,88 m2.
- Câu 8 : Chọn phát biểu đúng. Đơn vị độ tự cảm là H (Henri), với 1 H bằng:
A. 1 V/A.
B. 1 V.A.
C. 1 J.A2.
D. 1 J/A2.
- Câu 9 : Một khung dây hình vuông mỗi cạnh 5 cm được đặt vuông góc với từ trường có cảm ứng từ 0,08 T. Nếu từ trường giảm đều đến 0 trong thời gian 0,2 giây, thì suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung trong thời gian trên bằng:
A. 1 mV.
B. 0,5 mV.
C. 8 V.
D. 0,04 mV.
- Câu 10 : Một khung dây dẫn kín đặt trong một từ trường đều có đường sức từ vuông góc với mặt phẳng khung. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung khi:
A. Khung chuyển động thẳng đều theo phương vuông góc với đường sức từ.
B. Khung chuyển động thẳng đều theo phương song song với đường sức từ.
C. Khung quay đều quanh một trục có phương của đường sức từ.
D. Khung quay đều quanh một trục có phương vuông góc với đường sức từ.
- Câu 11 : Có một dòng điện I chạy qua ống dây dẫn. Năng lượng từ trường của ống dây không phụ thuộc vào
A. điện trở của ống dây.
B. có lõi sắt hoặc không có lõi sắt trong ống dây.
C. giá trị của dòng điện I.
D. số vòng trong ống dây.
- Câu 12 : Nếu trong cuộn dây xuất hiện một suất điện động tự cảm 10 V, khi cường độ dòng điện chạy trong nó thay đổi từ 5 A đến 10 A trong thời gian 0,1s thì độ tự cảm của cuộn dây đó bằng:
A. 0,3 H.
B. 0,6 H.
C. 0,2 H.
D. 0,4 H.
- Câu 13 : Dòng điện Fu-cô chỉ xuất hiện bên trong:
A. các chất dẫn điện.
B. các cuộn dây.
C. các vật liệu sắt từ.
D. các chất điện môi.
- Câu 14 : Ta có thể dùng bàn tay phải để xác định các cực của thanh dẫn chuyển động trong từ trường, được coi như một nguồn điện như sau:Đặt bàn tay phải hứng các đường sức từ, ngón cái choãi ra 900 hướng theo chiều chuyển động của thanh thì
A. chiều từ cổ tay đến các ngón tay chỉ chiều từ cực dương sang cực âm của nguồn điện.
B. chiều từ cổ tay đến các ngón tay chỉ chiều từ cực âm sang cực dương của nguồn điện.
C. chiều từ cổ tay đến các ngón tay vuông góc với chiều từ cực dương sang cực âm của nguồn điện.
D. chiều từ các ngón tay đến cổ tay chỉ chiều từ cực âm sang cực dương của nguồn điện.
- Câu 15 : Khi thanh dẫn chuyển động trong từ trường thì suất điện động cảm ứng xuất hiện trong thanh có biểu thức
A. |ec|=Bvlcosθ với θ là góc hợp bởi v và B
B. |ec|=B/vlsinθ với θ là góc hợp bởi v và B
C. |ec|=Bvlsinθ với θ là góc hợp bởi l và B
D. |ec|=Bvlsinθ với θ là góc hợp bởi v và B
- Câu 16 : Một đoạn dây dẫn chiều dài l=0,5m đặt trong từ trường đều sao cho dây dẫn vuông góc với vectơ cảm ứng từ B. Biết cảm ứng từ B=2.10−3(T) và dây dẫn chịu lực từ F=4.10−2(N) Cường độ dòng điện trong dây dẫn là:
A. 8√2(A)
B. 40√2(A)
C. 80(A)
D. 40(A)
- Câu 17 : Chọn câu sai về dòng điện Fu-cô.
A. Dòng điện Fu-cô trong công tơ điện có tác dụng làm cho đĩa ngừng quay nhanh chóng khi ngắt động cơ điện.
B. Dòng điện Fu-cô trong động cơ điện chống lại sự quay của động cơ, làm giảm công suất của động cơ.
C. Dòng điện Fu-cô gây hiệu ứng tỏa nhiệt.
D. Dòng điện Fu-cô là dòng điện có hại.
- Câu 18 : Chiếu một tia sáng đi từ không khí vào một môi trường chiết suất n=√3. Nếu tia phản xạ và tia khúc xạ vuông góc nhau thì giá trị của góc tới tia sáng là:
A. 600.
B. 450.
C. 300.
D. 530.
- Câu 19 : Chiếu một tia sáng đơn sắc tới một chậu đựng đầy nước chiết suất 1,3. Góc khúc xạ là 200. Giữ nguyên tia tới thay nước trong chậu bằng một chất lỏng trong suốt khác thì góc khúc xạ lúc này bằng 160. Chiết suất của chất lỏng là:
A. 4,7.
B. 2,3.
C. 1,6.
D. 1,5.
- Câu 20 : Người ta ứng dụng hiện tượng phản xạ toàn phần để chế tạo:
A. gương trang điểm.
B. điều khiển từ xa.
C. sợi quang học.
D. gương phẳng.
- Câu 21 : Chọn phát biểu đúng. Chiếu chùm tia sáng hẹp từ môi trường chiết suất n1 sang môi trường chiết suất n2 thì
A. có hiện tượng phản xạ và hiện tượng khúc xạ nếu tia tới chiếu xiên góc với mặt phân cách.
B. chỉ có hiện tượng phản xạ nếu n1 > n2.
C. có hiện trượng phản xạ và hiện tượng khúc xạ nếu n1 > n2 và góc tới lớn hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần.
D. chỉ có hiện tượng khúc xạ nếu n1 < n2.
- Câu 22 : Vào những ngày nắng, nóng. Đi trên đường nhựa ta thấy trên mặt đường, ở phía trước dường như có nước. Hiện tượng này có được là do
A. phản xạ toàn phần đã xảy ra ở mặt phân cách giữa lớp không khí mỏng bị đốt nóng sát mặt đường và phần không khí lạnh ở phía trên.
B. khúc xạ toàn phần đã xảy ra ở mặt phân cách giữa lớp không khí mỏng bị đốt nóng sát mặt đường và phần không khí ở phía trên.
C. phản xạ toàn phần đã xảy ra ở mặt phân cách giữa mặt đường nhựa bị đốt nóng và phần không khí ở phía trên.
D. khúc xạ của các tia sáng mặt trời trên mặt đường nhựa.
- Câu 23 : Một tấm xốp mỏng tròn bán kính r = 6,8cm nổi trên mặt nước, ở tâm tấm xốp đóng một cây đinh nhỏ xuyên qua, thẳng đứng, đầu đinh chìm trong nước. Cho nước có chiết suất 4/3. Muốn đặt mặt bất kì tại đầu trên mặt nước cũng không thấy được cây đinh thì chiều dài tối đa cử phần đinh chìm trong nước có giá trị là:
A. 5,1 cm
B. 6 cm
C. 8,6 cm
D. 9,07 cm
- Câu 24 : Trường hợp nào sau đây có phản xạ toàn phần?Một tia sáng hẹp truyền từ môi trường có chiết suất n1 sang môi trường có chiết suất n2. Cho biết n1 < n2 và góc tới i có giá trị thay đổi.
A. Chiếu tia sáng gần như sát mặt phân cách.
B. Góc tới i thỏa mãn sini>n1/n2
C. Góc tới i thỏa mãn điều kiện sini
D. Không có trường hợp nào đã nêu.
- Câu 25 : Một bản mặt song song có bề dày 10cm, chiết suất n = 1,5 được đặt trong không khí. Chiếu tới bản một tia sáng SI có góc tới 450 khi đó tia ló khỏi bản sẽ
A. vuông góc với bản mặt song song.
B. hợp với tia tới một góc 450.
C. vuông góc với tia tới.
D. song song với tia tới.
- Câu 26 : Khi tia sáng đi từ môi trường trong suốt n1 tới mặt phân cách với môi trường trong suốt n2 (với n2 > n1), tia sáng không vuông góc với mặt phân cách thì
A. một phần tia sáng bị khúc xạ, một phần bị phản xạ.
B. tất cả các tia sáng đều phản xạ trở lại môi trường n1.
C. tất cả các tia sáng đều bị khúc xạ và đi vào môi trường n2.
D. tia sáng bị gãy khúc khi đi qua mặt phân cách giữa hai môi trường.
- Câu 27 : Phát biểu nào về tia sáng sau đây là không đúng?
A. Khi chùm tia sáng phản xạ toàn phần thì không có chùm tia khúc xạ.
B. Khi có sự phản xạ toàn phần, cường độ sáng của chùm phản xạ gần như bằng cường độ sáng của chùm sáng tới.
C. Ta luôn có tia khúc xạ khi tia sáng đi từ môi trường có chiết suất nhỏ sang môi trường có chiết suất lớn hơn.
D. Ta luôn có tia khúc xạ khi tia sáng đi từ môi trường có chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn.
- Câu 28 : Một bể chứa nước có thành cao 80 cm và đáy phẳng dài 120 cm và độ cao mực nước trong bể là 60cm, chiết suất của nước là 4/3. Ánh nắng chiếu theo phương nghiêng góc 300 so với phương ngang. Độ dài bóng đen tạo thành trên đáy bể là:
A. 34,6 cm.
B. 11,5 cm.
C. 51,6 cm.
D. 85,9 cm.
- Câu 29 : Một người nhìn hòn sỏi dưới đáy một bể nước thấy ảnh của nó cách mặt nước một khoảng 1,2m, chiết suất của nước là n=4/3. Độ sâu của bể là:
A. h = 15 dm.
B. h = 90 cm
C. h = 1,6 m.
D. h = 10 dm.
- Câu 30 : Một khung dây dẫn hình vuông cạnh 20cm nằm trong từ trường đều và B=1,2T sao cho các đường sức vuông góc với mặt khung dây. Từ thông qua khung dây đó là
A. 24Wb
B. 0,048Wb
C. 0Wb
D. 480Wb
- Câu 31 : Một bình điện phân với cực dương làm bằng đồng đựng dung dịch đồng (CuSO4). Trong khoảng thời gian 16 phút 5 giây, dòng điện chạy qua bình điện phân là 0,05A. Biết rằng khối lượng mol nguyên tử của đồng A=64g/mol, hóa trị của đồng n=2. Khối lượng đồng sinh ra sau thời gian điện phân trên là:
A. 2,653.10−4g
B. 0,160g
C. 0,016g
D. 0,032g
- Câu 32 : Lực tương tác giữa hai điện tích q1=q2=−6.10−9 C khi đặt cách nhau 10cm trong không khí là
A. 32,4.10−10N
B. 32,4.10−6N
C. 8,1.10−10N
D. 8,1.10−6N
- Câu 33 : Tia sáng đi từ thủy tinh (n1 = 1,5) đến mặt phân cách với nước (n2=4/3). Điều kiện của góc tới I để không có tia khúc xạ trong nước là:
A. i≤62044′.
B. i < 62044’.
C. i < 41048’.
D. i < 48035’.
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 26 Khúc xạ ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 27 Phản xạ toàn phần
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 1 Điện tích và định luật Cu-lông
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 2 Thuyết Êlectron và Định luật bảo toàn điện tích
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 28 Lăng kính
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 29 Thấu kính mỏng
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 30 Giải bài toán về hệ thấu kính
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 34 Kính thiên văn
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 33 Kính hiển vi
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 32 Kính lúp