Đề thi thử vào 10 môn Vật Lí (Có video chữa) - Đề...
- Câu 1 : Cho biết \({R_1} = 6\Omega ,{R_2} = 3\Omega ,{R_3} = 1\Omega \). Điện trở tương đương của mạch điện ở hình trên có trị số là:
A \(8\Omega \)
B \(10\Omega \)
C \(3\Omega \)
D \(4\Omega \)
- Câu 2 : Nhìn ánh sáng trắng phản xạ trên mặt ghi của một đĩa CD ta sẽ thấy ánh sáng:
A Trắng.
B Vàng.
C Không thấy ánh sáng màu.
D Đủ mọi màu.
- Câu 3 : Thấu kính phân kì có thể
A làm kính đeo chữa tật cận thị.
B làm kính lúp để quan sát những vật nhỏ.
C làm kính hiển vi để quan sát những vật rất nhỏ.
D làm kính chiếu hậu trên xe ô tô
- Câu 4 : Một bóng đèn trên có ghi 12V - 3W. Trường hợp nào sau đây đèn sáng bình thường?
A Hiệu điện thế hai đầu bóng đèn là 12V.
B Cường độ dòng điện qua bóng đèn là 0,25A
C Cường độ dòng điện qua bóng đèn là 0,5A
D Trường hợp A và B
- Câu 5 : Một xe máy đi từ thành phố A đến thành phố B với vận tốc trung bình 30km/h mất 1h30phút. Quãng đường từ thành phố A đến thành phố B là:
A 39 km
B 45 km
C 2700 km
D 10 km
- Câu 6 : Khi nào ta cần mắc điện trở mới song song với điện trở cũ?
A Muốn giảm điện trở của mạch điện.
B Muốn tăng điện trở của mạch điện
C Muốn giảm cường độ dòng điện qua mạch chính.
D Muốn giảm công suất tiêu thụ của mạch điện.
- Câu 7 : Một dây dẫn bằng đồng có điện trở 9,6Ω với lõi gồm 30 sợi đồng mảnh có tiết diện như nhau. Điện trở của mỗi sợi dây mảnh là:
A R = 9,6 Ω
B R = 0,32 Ω
C R = 288 Ω
D R = 28,8 Ω
- Câu 8 : Trong 2 phút một lá thép thực hiện được 3000 dao động. Tần số dao động của lá thép là:
A 1500 Hz
B 0,4 Hz
C 300 Hz
D 25 Hz
- Câu 9 : Đồ thị nào cho biết mối quan hệ giữa cường độ dòng điện (I) chạy trong dây dẫn với hiệu điện thế (U) giữa hai đầu dây dẫn đó?
A Hình A
B Hình B
C Hình C
D Hình D
- Câu 10 : Thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt. Câu giải thích nào sau đây là đúng? Chọn câu trả lời đúng:
A Vì khuấy nhiều nước và đường cùng nóng lên.
B Vì khi khuấy lên thì các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước
C Một cách giải thích khác
D Vì khi bỏ đường vào và khuấy lên thể tích nước trong cốc tăng.
- Câu 11 : Chọn biến đổi đúng trong các biến đổi sau:
A 1kΩ = 1000Ω = 0,01MΩ
B 1MΩ = 1000kΩ = 1 000 000Ω
C 1Ω = 0,001kΩ = 0,0001MΩ
D 10Ω = 0,1kΩ = 0,00001MΩ
- Câu 12 : Đồ thị cho biết sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế. Điện trở R có giá trị
A 24Ω.
B 6Ω.
C 0,4Ω.
D 0,04Ω.
- Câu 13 : Trong các quá trình sau đây quá trình biến đổi năng lượng nào là không đúng.
A Trong nhà máy thủy điện, cơ năng biến đổi thành điện năng.
B Trong máy hơi nước, cơ năng biến đổi thành nhiệt năng
C Trong máy bơm, điện năng biến thành cơ năng.
D Trong nồi cơm điện, điện năng biến thành nhiệt năng.
- Câu 14 : Một đèn loại 220V – 75W và một đèn loại 220V – 25W được sử dụng đúng hiệu điện thế định mức. Trong cùng thời gian, so sánh điện năng tiêu thụ của hai đèn:
A A1 = A2
B A1 = 3A2
C \({A_1} = \frac{1}{3}{A_2}\)
D A1 < A2
- Câu 15 : Bình chia độ như hình 1. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của bình lần lượt là
A 100 cm3 và 5 cm3
B 50 cm3 và 5 cm3
C 100 cm3 và 10 cm3
D 100 cm3 và 2 cm3
- Câu 16 : Một trong những đặc tính quan trọng của thể thuỷ tinh là:
A Có thể dễ dàng phồng lên hay dẹt xuống để thay đổi tiêu cự.
B Có thể dễ dàng đưa ra phía trước như vật kính máy ảnh.
C Có thể dễ dàng thay đổi màu sác để thích ứng với màu sắc của các vật xung quanh.
D Có thể biến đổi dễ dàng thành một thấu kính phân kì.
- Câu 17 : Nhiệt lượng mà cơ thể ta hấp thụ khi uống một lượng nước có khối lượng nước là 180gam ở nhiệt độ 54,6 0C là bao nhiêu? Cho nhiệt độ cơ thể người là 36,6 0C và nhiệt dung riêng của nước là c = 4200J/kg.độ. Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau:
A Một kết quả khác
B Q = 1512kJ
C Q = 151,2kJ
D Q = 15,12kJ
- Câu 18 : Ở đâu có từ trường?
A Xung quanh vật nhiễm điện.
B Xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện, xung quanh Trái Đất.
C Chỉ ở những nơi có hai nam châm tương tác với nhau.
D Chỉ ở những nơi có sự tương tác giữa nam châm với dòng điện.
- Câu 19 : Áp dụng qui tắc bàn tay trái để xác định chiều dòng điện trong dây dẫn ( hình dưới ) có chiều:
A Từ phải sang trái
B Từ trái sang phải
C Từ trước ra sau
D Từ sau đến trước
- Câu 20 : Người ta cần truyền một công suất điện 200kW từ nguồn điện có hiệu điện thế 5000V trên đường dây có điện trở tổng cộng là 20Ω. Tính công suất hao phí trên dây:
A 32W
B 32kW
C 16W
D 16kW
- Câu 21 : Bản chất của lực làm động cơ điện một chiều hoạt động là
A lực tương tác giữa các điện tích
B lực đàn hồi
C lực điện từ
D Lực ma sát
- Câu 22 : Không thể sử dụng dòng điện không đổi để chạy máy biến thế vì khi sử dụng dòng điện không đổi thì từ trường trong lõi sắt từ của máy biến thế
A Chỉ có thể tăng.
B Chỉ có thể giảm.
C Không thể biến thiên.
D Không được tạo ra
- Câu 23 : Treo một kim nam châm thử gần ống dây có dòng điện chạy qua ( hình dưới ). Quan sát hiện tượng và chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
A Bên trái ống dây là cực từ Bắc, bên phải ống dây là cực từ Nam.
B Đường sức từ trong lòng ống dây có chiều đi từ phải sang trái.
C Chốt B là cực dương, chốt A là cực âm.
D Cả A, B và C đều đúng.
- Câu 24 : Một bếp điện có ghi 220V - 1kW hoạt động liên tục trong 2 giờ với hiệu điện thế 220V. Điện năng mà bếp tiêu thụ trong thời gian đó là bao nhiêu?
A 2 kW.h
B 2000 W.h
C 7200 J
D 7200 kJ
- Câu 25 : Trong các phòng thu thanh, người ta treo các tấm nhung hoặc các tấm vải nỉ xung quanh phòng nhằm mục đích:
A Chống ô nhiễm tiếng ồn, bảo vệ môi trường người hát.
B Làm cho âm thu vào to hơn để băng đĩa phát tiếng to hơn.
C Chống phản xạ âm, tăng chất lượng âm thanh thu được
D Cách nhiệt để phóng thu mát mẻ hơn khi thu thanh.
- Câu 26 : Phương án nào trong các phương án sau đây có thể tăng áp suất của vật tác dụng lên mặt sàn nằm ngang.
A Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép
B Giảm áp lực và giảm diện tích bị ép
C Tăng áp lực và tăng diện tích bị ép
D Giảm áp lực và tăng diện tích bị ép
- Câu 27 : Cho mạch điện như hình 2; cho I1 = 0,2 và I = 0,5 A. Giá trị I2 bằng bao nhiêu?
A 0,3 A
B 0,7 A
C 0,2 A
D 0,5 A
- Câu 28 : Một vật có khối lượng là 500g , thì có trọng lượng là :
A 50N
B 0,5 N
C 5 N
D 0,05 N
- Câu 29 : Một bóng đèn có hiệu điện thế định mức là 220V. Đặt vào hai đầu bóng đèn các hiệu điện thế sau đây, hỏi trường hợp nào dây tóc của bóng đèn bị đứt?
A 220V
B 110V
C 200V
D 300V
- Câu 30 : Hãy quan sát chiếc đèn lồng mà các em thường chơi trong dịp trung thu và cho biết chiếc đèn có thể quay được nhờ vào hiện tượng gì về mặt nhiệt học? Chọn phương án trả lời đúng.
A Bức xạ nhiệt.
B Đối lưu và sự thực hiện công.
C Truyền nhiệt.
D Thực hiện công.
- Câu 31 : Chiếu một tia sáng vuông góc với bề mặt thủy tinh. Khi đó góc khúc xạ bằng
A 900
B 600
C 300
D 00
- Câu 32 : Một thấu kính hội tụ có tiêu cự \(f=20cm\). Một vật thật AB cách thấu kính \(40cm\). Ảnh thu được là
A ảnh thật, cách thấu kính 40cm, ngược chiều vật và độ cao bằng vật.
B ảnh thật, cách thấu kính 20cm, ngược chiều vật và độ cao bằng vật.
C ảnh thật, cách thấu kính 40cm, cùng chiều vật và độ cao bằng vật.
D ảnh ảo, cách thấu kính 10cm, cùng chiều vật và lớn hơn vật.
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 48 Mắt
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 49 Mắt cận và mắt lão
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 50 Kính lúp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 1 Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào HĐT giữa hai đầu dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 2 Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 4 Đoạn mạch nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 8 Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 7 Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 5 Đoạn mạch song song
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 9 Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn