nito - Amoniac - Muối amoni
- Câu 1 : Điểm giống nhau giữa N2 và CO2:
A Đều tan trong nước.
B Đều có tính oxi hóa và tính khử.
C Đều không duy trì sự cháy và sự sống.
D Tất cả đều đúng.
- Câu 2 : Cho phản ứng: N2 + 3H2 ⇄ 2NH3 ∆H = -92 kJ.Phát biểu nào sau đây không đúng?
A N2 là chất oxi hóa.
B Cần cung cấp 92kJ nhiệt lượng để 1 mol N2 kết hợp với 3 mol H2.
C Hiệu suất của phản ứng rất bé.
D Phản ứng chỉ xảy ra ở nhiệt độ cao, có xúc tác và áp suất cao.
- Câu 3 : Cho phản ứng: N2 + 3H2 ⇄ 2NH3 ∆H = -92 kJ.Muốn cho cân bằng của phản ứng tổng hợp amoniac chuyển dịch theo chiều thuận thì cần phải đồng thời
A tăng áp suất và tăng nhiệt độ.
B giảm áp suất và giảm nhiệt độ.
C tăng áp suất và giảm nhiệt độ.
D giảm áp suất và tăng nhiệt độ.
- Câu 4 : Trong những nhận xét dưới đây về muối amoni, nhận xét nào là đúng?
A Muối amoni là tinh thể ion, phân tử gồm cation amoni và anion hidroxit.
B Tất cả các muối amoni đều dễ tan trong nước, khi tan điện li hòa toàn thành cation amoni và anion gốc axit.
C Dung dịch muối amoni tác dụng với dung dịch kiềm đặc, nóng cho thoát ra chất khí làm quỳ tím hóa đỏ.
D Khi nhiệt phân muối amoni luôn luôn có khí amoniac thoát ra.
- Câu 5 : Một nhóm học sinh thực hiện thí nghiệm sau: Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến dư vào ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4. Hiện tượng quan sát đầy đủ và đúng nhất là:
A Có kết tủa màu xanh lam tạo thành.
B Có dung dịch màu xanh thẩm tạo thành.
C Lúc đầu có kết tủa màu xanh lam, sau đó kết tủa tan dần tạo thành dung dịch màu xanh thẩm.
D Có kết tủa màu xanh lam tạo thành, có khí màu nâu đỏ thoát ra.
- Câu 6 : Đốt cháy hổn hợp gồm 6,72 lít khí Oxi và 7 lít khí amoniac (đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Sau phản ứng thu được nhóm các chất là:
A Khí nitơ và nước.
B Khí Oxi, khí nitơ và nước.
C Khí amoniac, khí nitơ và nước.
D Khí nitơ oxit và nước.
- Câu 7 : Trong một bình kín có dung tích không đổi chứa 0,1 mol nitơ và 0,1 mol hidro ở nhiệt độ 0oC và 10 atm. Sau phản ứng tổng hợp NH3, lại đưa bình về 0oC. Biết rằng có 60% hidro tham gia phản ứng, áp suất trong bình sau phản ứng là
A 10 atm.
B 8 atm.
C 9 atm.
D 8,5 atm.
- Câu 8 : Một bình kín có thể tích là 0,5 lit chứa 0,5 mol H2 và 0,5 mol N2 , ở nhiệt độ to C. Khi ở trạng thái cân bằng có 0,2 mol NH3 tạo thành. Hằng số cân bằng Kc của phản ứng tổng hợp NH3 là
A 1,278.
B 3,125.
C 4,125.
D 6,75.
- Câu 9 : Cho hỗn hợp khí N2, H2 và NH3 có tỉ khối so với H2 là 8. Dẫn hỗn hợp đi qua dd H2SO4 đặc dư thì thể tích khí còn lại một nửa. Thành phần phần % theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp lần lượt là:
A 25% H2, 25% N2, 50% NH3.
B 50% H2, 25% N2, 25% NH3.
C 25% H2, 50% N2, 25% NH3.
D 30%N2, 20%H2, 50% NH3.
- Câu 10 : Amoniac phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây (các điều kiện coi như có đủ)?
A HCl, O2, Cl2, CuO, dung dịch AlCl3.
B H2SO4, PbO, FeO, NaOH.
C HCl, KOH, FeCl3, Cl2.
D KOH, HNO3, CuO, CuCl2.
- Câu 11 : Trong phòng thí nghiệm, để thử tính chất của khí X người ta đã thực hiện thí nghiệm như hình vẽ dưới đây:Khí X là
A CO2.
B NH3.
C HCl.
D SO2.
- Câu 12 : Tìm các tính chất không thuộc về khí nitơ?a) Hóa lỏng ở nhiệt độ rất thấp −1960C).b) Có khả năng đông nhanh.c) Tan nhiều trong nước.d) Nặng hơn Oxi.e) Kém bền, dễ bị phân hủy thành nitơ nguyên tử.
A a, c, d.
B a,b.
C c, d, e.
D b, c, e.
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 44 Anđehit Xeton
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 45 Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 46 Luyện tập Anđehit Xeton Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 1 Sự điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 2 Axit - bazơ và muối
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 3 Sự điện li của nước, pH và chất chỉ thị Axit, bazơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 4 Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 5 Luyện tập Axit, bazơ và muối và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 6 Bài thực hành 1: Tính axit-bazơ và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 7 Nitơ