Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Lịch sử năm 2017 - Đề...
- Câu 1 : Tham dự Hội nghị Ianta (2-1945) có nguyên thủ của những quốc gia nào dưới đây?
A Anh, Pháp, Mĩ
B Anh, Pháp, Đức
C Liên Xô, Mĩ, Anh
D Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc
- Câu 2 : Cuộc chiến tranh lạnh kết thúc đánh dấu bằng sự kiện
A Hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM ) năm 1972
B Định ước Henxinki năm 1975
C Cuộc gặp không chính thức giữa Busơ và Goocbachốp tại đảo Manta (12-1989).
D Hiệp định về một giải pháp toàn diện cho vấn đề Campuchia (10 -1991 ).
- Câu 3 : Năm 1961, Liên Xô đạt được thành tựu gì trong lĩnh vực khoa học - kĩ thuật?
A Phóng thành công tên lửa đạn đạo
B Chế tạo thành công bom nguyên tử
C Phóng thành công vệ tinh nhân tạo
D Phóng tàu vũ trụ đưa I. Gagarin bay vòng quanh trái đất
- Câu 4 : Kế hoạch Mác-san (6/1947) còn được gọi là
A kế hoạch khôi phục châu Âu
B kế hoạch phục hưng kinh tế các nước châu Âu
C kế hoạch phục hưng châu Âu
D kế hoạch phục hưng kinh tế châu Âu
- Câu 5 : Trong chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp giai cấp tư sản ở Việt Nam bị phân hóa như thế nào?
A Tư sản dân tộc và tư sản thương nghiệp
B Tư sản dân tộc và tư sản công nghiệp
C Tư sản dân tộc và tư sản mại bản
D Tư sản dân tộc và tư sản công thương
- Câu 6 : Điểm nổi bật nhất trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 là gì?
A Vai trò lãnh đạo của Đảng và liên minh công nông
B Thành lập được đội quân chính trị đông đảo của quần chúng
C Đảng được tập dượt trong thực tiễn lãnh đạo đấu tranh.
D Quần chúng được tập dượt đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng
- Câu 7 : Hội nghị Trung ương Đảng 11-1939 đã đánh dấu sự chuyển hướng đúng đắn về chỉ đạo chiến lược cách mạng vì
A giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc
B đặt vấn đề dân tộc cho toàn cõi Đông Dương
C giải quyết kịp thời vấn đề ruộng đất cho nông dân
D xác định kẻ thù chủ yếu trước mắt là phát xít Nhật
- Câu 8 : Tháng 1-1946 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì dưới đây của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà?
A Thông qua bản Hiến pháp đầu tiên
B Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khoá I
C Việt Nam và Pháp kí Hiệp định Sơ bộ
D Quốc hội đồng ý lưu hành đồng tiền Việt Nam
- Câu 9 : Biện pháp chủ yếu nào dưới đây được đề ra trong kế hoạch Đờ Lát đơ Tatxinhi (1950)?
A Xây dựng thêm hệ thống đồn bốt ở Trung du và đồng bằng Bắc bộ
B Thiết lập vành đai trắng bao quanh Trung du và đồng bằng Bắc bộ
C Thiết lập hệ thống giao thông hào ở Trung du và đồng bằng Bắc bộ
D Tăng cường lực lượng quân viễn chinh ở Trung du và đồng bằng Bắc bộ
- Câu 10 : Nhiệm vụ của Cách mạng miền Nam Việt Nam sau 1954 là
A chống lại sự bắn phá và ném bom ác liệt của chính quyền Mĩ-Diệm
B hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế
C tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất nước nhà
D tiến hành đấu tranh vũ trang để đánh bại chiến tranh xâm lược của Mỹ, Diệm
- Câu 11 : Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 21 (7 – 1973) đã nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là
A tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
B đòi Mĩ và chính quyền Sài Gòn thi hành Hiệp định Pari
C xây dựng và củng cố vùng giải phóng
D thực hiện triệt để “ người cày có ruộng”.
- Câu 12 : Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới trong hoàn cảnh đất nước như thế nào?
A Lực lượng sản xuất còn nhỏ bé, cơ sở vật chất - kĩ thuật lạc hậu, năng suất lao động thấp
B Năng suất lao động và hiệu quả kinh tế chưa cao, chưa có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế.
C Nền kinh tế còn mất cân đối, lạm phát ở mức cao, lao động thiếu việc làm
D Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước hết là khủng hoảng kinh tế-xã hội
- Câu 13 : Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử có ý nghĩa như thế nào?
A Phá thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ
B Làm giảm uy tín của Mĩ trên trường thế giới
C Buộc Mĩ phải thực hiện chiến lược toàn cầu
D làm Mĩ lo sợ và phát động “Chiến tranh lạnh” chống Liên Xô
- Câu 14 : Trong những sự kiện dưới đây sự kiện nào đánh dấu sự khởi sắc và hoạt động có hiệu quả của tổ chức ASEAN
A Vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết năm 1989
B Hiệp ước Ba-li được kí kết năm 1976
C Việt Nam gia nhập vào tổ chức năm 1995
D 10 nước Đông Nam Á tham gia vào tổ chức năm 1999
- Câu 15 : Nguyên nhân chủ yếu nào dưới đây dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế Mĩ từ 1945 - 1973?
A Đất nước rộng lớn, tài nguyên phong phú, nhân lực dồi dào, nhân lực có trình độ
B Không bị chiến tranh tàn phá, lại lợi dụng chiến tranh để làm giàu
C Áp dụng thành công những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật
D Các chính sách và hoạt động điều tiết của nhà nước có hiệu quả
- Câu 16 : Nội dung nào dưới đây không phải là nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc?
A Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình
B Chung sống hòa bình và sự nhất trí của năm cường quốc
C Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực với nhau
D Không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước
- Câu 17 : Chủ trương đấu tranh cách mạng của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng đưa ra là gì?
A Chủ trương đấu tranh theo xu hướng cách mạng vô sản
B Tiến hành đánh đuổi thực dân Pháp thiết lập dân quyền, dân chủ
C Lãnh đạo quần chúng đấu tranh đánh đổ đế quốc Pháp để cứu lấy mình
D Tiến hành bạo lực cách mạng, binh lính Việt giác ngộ làm chủ lực
- Câu 18 : Vì sao phong trào dân chủ 1936 – 1936 có sự điều chỉnh về đường lối và phương pháp đấu tranh?
A Tương quan lực lượng giữa ta và địch có sự thay đổi lớn
B Hoàn cảnh thế giới và trong nước thay đổi so với trước
C Sự nhạy bén với thời cuộc của Đảng Cộng sản Đông Dương
D Thực dân Pháp đàn áp dã man phong trào đấu tranh của nhân dân ta
- Câu 19 : Cách mạng tháng Tám 1945 đã góp phần vào chiến thắng chống phát xít của thế giới là vì
A đã giành chính quyền ở Hà Nội sớm nhất
B đã lật đổ chế độ phong kiến và nền thống trị của Nhật
C đã lật đổ nền thống trị của phát xít Nhật ở Việt Nam
D đã lật đổ chế độ phong kiến và nền thống trị của Pháp, Nhật
- Câu 20 : Khó khăn lớn nhất mà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối mặt sau Cách mạng tháng Tám 1945 là gì?
A Ngoại xâm và nội phản
B Hơn 90% dân số mù chữ
C Ngân quỹ nhà nước trống rỗng
D Nạn đói đe doạ nghiêm trọng cuộc sống của nhân dân ta.
- Câu 21 : Nội dung nào dưới đây thể hiện rõ sự can thiệp của Mĩ vào cuộc chiến tranh Đông Dương (1951-1953)?
A Số lượng các công ty Mĩ đến Việt Nam đầu tư tăng
B Các phái đoàn cố vấn quân sự Mĩ đến Việt Nam ngày càng nhiều
C Các đội quân viễn chinh Mĩ bắt đầu đến Việt Nam
D Chính phủ Mĩ viện trợ quân sự cho chính quyền Bảo Đại
- Câu 22 : Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) vào ngày 18-8-1968, chứng tỏ điều gì?
A Lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam đủ sức đánh bại quân viễn chinh Mĩ
B Lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam đã trường thành nhanh chóng
C Quân viễn chinh Mĩ đã mất khá năng chiến đấu
D Cách mạng miền Nam đã giành thắng lợi trong việc đánh bại “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ
- Câu 23 : Hoàn cảnh lịch sử tạo nên sự thay đổi căn bản trong so sánh lực lượng có lợi cho cách mạng miền Nam kể từ đầu năm 1973 là
A Mĩ tuyên bố ngừng ném bom đánh phá hoàn toàn miền bắc
B Mĩ kí Hiệp định Pari và rút quân đội ra khỏi nước ta
C Mĩ kí Hiệp định Viêng Chăn lập lại hòa bình ở Lào
D vùng giải phóng của ta được mở rộng và lớn mạnh
- Câu 24 : Việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước có ý nghĩa quan trọng gì?
A Đưa miền Nam đi lên chủ nghĩa xã hội
B Tạo điều kiện thống nhất các lĩnh vực kinh tế - xã hội
C Là cơ sở để Việt Nam mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới
D Tạo điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước
- Câu 25 : Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm nào dưới đây từ chiến lược kinh tế hướng ngoại của nhóm năm nước sáng lập ASEAN?
A Coi trọng sản xuất háng hóa để xuất khấu, thu hút vốn, công nghệ của nhà đầu tư nước ngoài
B Chú trọng phát triển ngoại thương, sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu
C Cần thu hút vốn đầu tư của nước ngoài, tập trung sản xuất hàng hóa, nâng cao khả năng cạnh tranh
D Phải đề ra chiến lược phát triển kinh tế phù hợp với đặc điểm riêng của đất nước và xu thế chung của thế giới
- Câu 26 : Chính sách đối ngoại của Mĩ đối với Việt Nam từ 1945 - 1954 là
A từng bước can thiệp vào Việt Nam bằng cách viện trợ cho Pháp
B trực tiếp tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam
C hậu thuẫn cho Trung Hoa Dân Quốc xâm lược Việt Nam
D hỗ trợ Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp
- Câu 27 : Sự ra đời của NATO và Hiệp ước Vácsava có ý nghĩa như thế nào đến quan hệ quốc tế những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A Đánh dấu sự phát triển vượt bậc của hai cường quốc về quân sự
B Chấm dứt mối quan hệ đồng minh giữa hai cường quốc
C Mở màn cho sự xác lập của hàng loạt các tổ chức quân sự trên thế giới
D Đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe
- Câu 28 : Sự kiện nào thể hiện: “Tư tưởng Cách mạng tháng Mười Nga đã thấm sâu hơn và bắt đầu biến thành hành động của giai cấp công nhân Việt Nam".
A Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son cảng Sài Gòn (8/1925).
B Nguyễn Ái Quốc đọc sơ thảo Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7/1920).
C Tiếng bom của Phạm Hồng Thái vang dội ở Sa Diện (Quảng Châu) (6/1924
D Nguyễn Ái Quốc gởi yêu sách đến Hội nghị Vécxai (1919).
- Câu 29 : Tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Áí Quốc soạn thảo là gì ?
A Tư tưởng độc lập, tư do
B Tư tưởng dân chủ và tự do
C Tư tưởng bình đẳng, bác ái
D Độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày
- Câu 30 : Phong trào dân chủ 1936-1939 có gì khác so với phong trào cách mạng 1930-1931 về mục tiêu đấu tranh?
A Tập trung vào nhiệm vụ phản đế
B Tập trung vào nhiệm vụ phản phong
C Đòi giảm tô, giảm tức, xóa nợ cho nông dân.
D Đòi cải thiện đời sống, tự do dân chủ, hòa bình
- Câu 31 : Nguyên nhân cơ bản quyết định thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm1945 là gì?
A Liên minh công-nông vững chắc
B Phát xít Nhật bị quân Đồng minh đánh bại, kẻ thù chính của Đông Dương đã gục ngã
C Sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh
D Truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân
- Câu 32 : Tình thế của Pháp sau hai chiến dịch Việt Bắc thu- đông 1947 và Biên giới thu - đông 1950 là
A càng có lợi thế, bao vây tăng cường hơn nữa căn cứ địa Việt Bắc
B càng đánh càng thua, sa lầy vào cuộc chiến tranh Đông Dương
C thua cuộc, Pháp phải đàm phán kí Hiệp định Giơ-ne-vơ
D Pháp vẫn giữ vững quyền chủ động trên chiến trường
- Câu 33 : Điểm chung trong kế hoạch Rơve năm 1949, kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi năm 1950 và kế hoạch Nava năm 1953 là
A kết thúc chiến tranh trong danh dự
B bảo vệ chính quyền Bảo Đại do Pháp lập ra
C muốn xoay chuyển cục diện chiến tranh
D phô trương thanh thế, tiềm lực, sức mạnh
- Câu 34 : Quyết định của Hội Nghị ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 15(1-1959) tác động như thế nào với cách mạng miền Nam Việt Nam?
A Phong trào chỉ nổ ra ở Bến Tre
B Phong trào nổ ra lẻ tẻ từng địa phương
C Phong trào nổ ra ở nhiều nơi
D Phong trào cách mạng miền Nam Việt Nam lan rộng trở thành cao trào
- Câu 35 : Điểm khác biệt lớn nhất giữa chiến lược “chiến tranh cục bộ” và” chiến tranh đặc biệt” là
A Được tiến hành bằng quân Mĩ, quân đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn
B Được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn với vũ khí , trang bị kĩ thuật và phương tiện chiến tranh của Mĩ
C Được tiến hành bằng quân đội Sài gòn, có sự phối hợp về hỏa lực, không quân Mĩ
D Được tiến hành bằng quân Mĩ , trang bị kĩ thuật và phương tiện chiến tranh hiện đại
- Câu 36 : Những thành tựu đạt được bước đầu của công cuộc đổi mới giai đoạn (1986-1990) chứng tỏ điều gì?
A Đường lối đổi mới phát huy được sức mạnh của quần chúng nhân dân
B Nội dung và phương thức hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị có một số đổi mới
C Quan hệ đối ngoại của ta được mở rộng, phá thế bị bao vây
D Đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới là phù hợp
- Câu 37 : Xu thế toàn cầu hóa thách thức lớn nhất Việt Nam phải đối mặt là gì?
A Sự cạnh tranh quyết liệt từ thị trường quốc tế
B Trình độ của người lao động còn thấp
C Chưa tận dụng tốt nguồn vốn và kĩ thuật từ bên ngoài
D Trình độ quản lí còn thấp
- Câu 38 : Bài học nào được rút ra từ phong trào dân chủ 1936 – 1939 còn nguyên giá trị trong thời đại ngày nay?
A Chủ trương phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc
B Phương pháp tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh
C Linh hoạt các phương pháp đấu tranh kinh tế, chính trị, ngoại giao
D Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào cách mạng nước ta
- Câu 39 : Điểm giống nhau giữa chiến dịch Điên Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là
A cuộc tiến công của lực lượng vũ trang
B Đập ta hoàn toàn đầu não và sào huyệt cuối cùng của địch
C cuộc tiến công của lực lượng vũ trang và nổi dậy của quần chúng
D những thắng lợi có ý nghĩa quyết định kết thúc cuộc kháng chiến
- Câu 40 : Một trong những điểm mới của Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) so với Đại hội Đảng lần thứ V (1982) là gì?
A Đảng nhận thức được thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kì lâu dài nhưng gặp nhiều thuận lợi
B Đảng nhận thức được thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kì lâu dài, khó khăn và trải qua nhiều giai đoạn
C Đảng nhận thức được thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội là yêu cầu cấp thiết và quyết tâm thực hiện
D Đảng nhận thức được phải đổi mới để nhanh chóng đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12