- Lịch sử Việt Nam 1939 - 1945 - Đề số 3
- Câu 1 : Thời gian và địa điểm diễn ra Hội nghị toàn quốc chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm 1945?
A Ngày 14 đến 15/8/1945, tại Tân Trào
B Ngày 16/8/1945, tại Tân Trào
C Ngày 13/8/1945, tại Pác Pó
D Ngày 13/8/1945, tại tại Tân Trào
- Câu 2 : Ngày 30/8/1945 ghi dấu sự kiện lịch sử gì trong cách mạng tháng Tám?
A Vua Bảo Đại thoái vị
B Cách mạng tháng Tám thành công
C Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Sài Gòn
D Cách mạng tháng Tám giành thắng lợi ở Hà Nội
- Câu 3 : Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” đã xác định kẻ thù duy nhất và trước mắt của nhân dân Việt Nam là
A Quân Pháp.
B Quân Mỹ.
C Trung Hoa Dân quốc.
D Phát xít Nhật.
- Câu 4 : Thủ đô của Khu giải phóng Việt Bắc được Đảng và Hồ Chí Minh chọn là
A Tân Trào (Tuyên Quang).
B Định Hoá (Thái Nguyên).
C Bắc Sơn (Lạng Sơn).
D Pác Bó (Cao Bằng).
- Câu 5 : Địa phương được chọn làm nơi thí điểm cuộc vận động xây dựng các Hội cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh là
A Lạng Sơn
B Thái Nguyên.
C Bắc Kạn
D Cao Bằng
- Câu 6 : Khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Đảng Cộng sản Đông Dương đã
A Đòi Pháp trao trả ngay độc lập
B Rút vào hoạt động bí mật, chuẩn bị cho một cao trào mới
C Liên minh với Nhật chống Pháp
D Phát động quần chúng đứng lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền
- Câu 7 : Thủ đoạn chính trị của phát xít Nhật khi xâm lược Đông Dương là
A Coi Đông Dương nằm trong khối liên hiệp Nhật
B Dùng thủ đoạn lừa bịp để nhân dân ta tưởng chúng là "bạn" chứ không phải là "thù"
C Bắt tay với Pháp cai trị nhân dân Đông Dương
D Tuyên truyền "Khu vực thịnh vượng chung Đại Đông Á", sức mạnh vô địch của người Nhật
- Câu 8 : Yếu tố nào sau đây có tác động làm cho cách mạng tháng Tám 1945 nổ ra và giành thắng lợi?
A Do Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo
B Do thời cơ chủ quan thuận lợi
C Do thời cơ khách quan thuận lợi
D Do nhân dân ta vùng lên đấu tranh đồng loạt ở khắp các địa phương
- Câu 9 : Mặt trận giữ vai trò chuẩn bị trực tiếp cho Cách mạng tháng Tám là
A Mặt trận Việt Minh
B Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương
C Mặt trận dân chủ Đông Dương
D Mặt trận Liên Việt
- Câu 10 : Cho các sự kiện sau:1. Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập.2. Ban thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.3. Đại hội Quốc dân triệu tập ở Tân Trào.Hãy sắp xếp các sự kiện theo đúng trình tự thời gian.
A 3,2,1
B 1,3,2
C 1,2,3
D 2,1,3
- Câu 11 : Mối quan hệ giữa hai khẩu hiệu: "Độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày” đã được Đảng Cộng sản Đông Dương giải quyết như thế nào trong thời kì 1939 - 1945?
A Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất.
B Tạm gác khẩu hiệu cách mạng giải phóng dân tộc.
C Tiếp tục thực hiện hai khẩu hiệu trên một cách đồng bộ.
D Tạm gác việc thực hiện hai khẩu hiệu trên.
- Câu 12 : Cho các sự kiện:1. Nhật đầu hàng đồng minh không điều kiện2. Quân Nhật vượt biên giới Việt – Trung , tiên vào miền Bắc Việt Nam3. Nhật đảo chính lật đổ Pháp ở Đông DươngSắp xếp các ý trên theo trình tự thời gian:
A 2, 3, 1
B
1, 2, 3
C 3, 1, 2
D 2, 1, 3
- Câu 13 : Nguyên nhân trực tiếp của sự kiện Nhật đảo chính Pháp ngày 9/3/1945 là
A Nhật tiến hành theo kế hoạch chung của phe phát xít
B Mâu thuẫn Pháp - Nhật càng lúc càng gay gắt
C Sắp thất bại trong chiến tranh thế giới thứ 2
D Phong trào đấu tranh của nhân dân
- Câu 14 : Tính chất điển hình của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là
A Dân chủ tư sản kiểu cũ
B Dân chủ tư sản kiểu mới
C Giải phóng dân tộc
D Dân tộc dân chủ nhân dân
- Câu 15 : Ý nào dưới đây phản ánh không đúng về vai trò của Mặt trận Việt Minh từ khi thành lập đến Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A Góp phần xây dựng lực lượng chính trị hùng hậu cho việc giảnh chính quyền
B Tham gia xây dựng lực lượng vũ trang và tập dượt cùng quần chúng nhân dân
C Phối hợp với lực lượng Đồng minh tham gia chính quyền.
D Xây dựng căn cứ địa cách mạng
- Câu 16 : Ý nghĩa quan trọng nhất của cách mạng tháng Tám là
A Lật đổ ngai vàng phong kiến ngự trị hàng chục thế kỉ trên đất nước ta
B Chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp
C Người dân từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ
D Đem lại độc lập, tự do cho dân tộc và cổ vũ phong trào cách mạng thế giới
- Câu 17 : Sự khác biệt cơ bản giữa phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam từ năm 1939 đến trước ngày 9-3-1945 với các phong trào cách mạng trước đó là gì?
A Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt
B Nhiệm vụ giải phóng dân tộc đặt ra cấp thiết
C Chống lại nền thống trị của đế quốc phát xít Pháp - Nhật
D Có sự liên kết với quốc tế
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12