- Ôn tập quang hợp - hô hấp
- Câu 1 : Khái niệm nào sau đây về quang hợp chưa được hoàn chỉnh?
A
Quang hợp là quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.
B Quang hợp là quá trình đồng hóa cacbon của cây xanh, dưới tác dụng ánh sáng mặt trời.
C Quang hợp là quá trình hệ sắc tố của cây xanh hấp thụ năng lượng ánh sáng và sử dụng năng lượng này để tổng hợp chất hữu cơ (đường glucôzơ) từ các chất vô cơ (CO2 và H2O).
D Quang hợp là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ khí CO2 và H2O nhờ năng lượng ánh nắng mặt trời, diễn ra trong cây xanh.
- Câu 2 : Ở thực vật lá toàn màu đỏ có quang hợp được không? Vì sao?
A
Được, vì vẫn có nhóm sắc tố chorophyl nhưng bị khuất bởi màu đỏ của nhóm sắc tố dịch bào antôxian.
B Không, vì chỉ có nhóm sắc tố phicôbilin và antôxian.
C Không, vì thiếu nhóm sắc lố clorophyl.
D Được, vì chứa sắc tố carôtenôit.
- Câu 3 : Lá có đặc điểm nào phù hợp với chức năng quang hợp?1. Hình bản, xếp xen kẽ, hướng quang.2. Có mô xốp gồm nhiều khoang trống chứa CO2 mô giậu chứa nhiều lục lạp.3. Hệ mạch dẫn (bó mạch gỗ của lá) dày đặc, thuận lợi cho việc vận chuyển nước, khoáng và sản phẩm quang hợp.4. Bề mặt lá có nhiều khí khổng, giúp trao đổi khí.
A 1,2, 3, 4
B 1,2,4.
C 1,2,3
D 2, 3,4.
- Câu 4 : Pha sáng quang hợp có vai trò:
A
Tổng hợp ATP và chất nhận CO2
B Khử CO2 nhờ ATP và NADPH để tổng hợp chất hữu cơ
C Oxi hóa nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH và phóng thích O2.
D Quang phân ly nước tạo H+, điện tử và giải phóng oxi.
- Câu 5 : Pha tối quang hợp là:1. Chuỗi phản ứng khử (phản ứng men) phức tạp bắt đầu từ chất nhận CO2 tạo ra đường C6H12O6, rồi tái tạo chất nhận CO2.2. Chuỗi phản ứng oxi hóa phức tạp nhờ có mặt ATP và NADPH, tổng hợp chất hữu cơ cho tế bào.3. Pha khử CO2 nhờ ATP và NADPH được bình thành trong pha sáng, để tạo hợp chất hữu cơ (C6H12O6)4. Chuỗi phản ứng photphorin hóa quang hóa, tổng hớp chất hữu cơ từ chất vô cơ (CO2 và H2O).
A 3,4
B 1,3.
C 1,4
D 4
- Câu 6 : Người ta phân biệt nhóm thực vật C3,C4 chủ yếu dựa vào:
A
Sự khác nhau về cấu tạo mô giậu của lá.
B Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên là loại đường nào.
C Sự khác nhau ở các phản ứng sáng.
D Có hiện tượng hô hấp sáng hay không có hiện tượng này.
- Câu 7 : Sản phẩm đầu tiên trong pha tối của nhóm thực vật C3 là:
A
Alđêhyt photpho glixêtic (AlPG)
B Ribulozo 1.5 diphotphat.
C Axit photpho glixeric ( APG)
D Axit oxalo axêtic (AOA).
- Câu 8 : Điểm bù CO2 đối với quang hợp là:
A
Nồng độ tối da của CO2 có trong khoảng gian bào.
B Nồng độ CO2 lại đó cây bắt đầu ngừng quang hợp.
C Nồng độ tối thiểu của CO2 trong khoảng gian bào, để cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau.
D Nồng độ tối thiểu của CO2 có trong khoảng gian bào để cây có thể bắt đầu quang hợp.
- Câu 9 : Điểm bão hòa ánh sáng của quang hợp là:
A
Cường độ ánh sáng tối đa, để quá trình quang hợp bị ngừng lại.
B Cường độ ánh sáng tối thiểu, để cây có thể bắt đầu tiến hành quang hợp
C Cường độ ánh sáng tối thiểu để cường độ quang hợp và hô hấp bằng nhau.
D Cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đại cực đại.
- Câu 10 : Quá trình hô hấp ở thực vật là:
A
Quá trình dị hoá, biến đổi hợp chất hữu cơ phức tạp thành các hợp chất đơn giản
B Quá trình hấp thụ khí O2 thải khí CO2 của thực vật.
C Quá trình cây sử dụng O2, tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào cơ thể.
D Quá trình oxi hoá các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng
- Câu 11 : Quá trình hô hấp nội bào xảy ra lại bào quan nào của tế bào thực vật?
A Ti thể
B Ribôxôm.
C Lạp thể
D Lục lạp.
- Câu 12 : Tại sao ở các tế bào còn non, số lượng ti thể trong tế bào nhiều hơn so với các tế bào khác?
A
Vì ở các tế bào còn non, quá trình đồng hoá yếu, nên quá trình phân giải xảy ra mạnh.
B Vì ở tế bào còn non, chứa nhiều nguyên tố khoáng vi lượng, xúc tác các enzim phân giải hoạt động mạnh hơn.
C Vì ở các tế bào còn non, chứa lượng nước trong chất nguyên sinh rất lớn.
D Vì ở các tế bào còn non, quá trình đồng hoá mạnh, cần được cung cấp nhiều năng lượng.
- Câu 13 : Hô hấp được xem là quá trình sinh lí trung tâm của cây xanh vì:
A
Tạo nhiều sản phẩm trung gian, từ đó tổng hợp nhiều hợp chất khác trong cơ thể.
B Là trung tâm biến đổi năng lượng lẫn vật chất trong tế bào.
C Cung cấp năng lượng là ATP cho mọi hoạt động sinh lí của cây như hút nước, khoáng, vận chuyển, đồng hoá, sinh trưởng...
D Cả A, B và C.
- Câu 14 : Trong quá trình hô hấp, giai đoạn dường phân có đặc điểm gì?
A
Xảy ra trong ti thể và hiếu khí.
B Xảy ra ở chất tế bào và kị khí.
C Xảy ở chất tế bào và hiếu khí.
D Xảy ra trong ti thể và kị khí.
- Câu 15 : Điều nào sau đây là mục tiêu quan trọng của vấn đề bảo quản nông sản, thực phẩm, rau quả?
A
Giữ được dạng sống tiềm ẩn, để có thể làm giống, trồng lại sau này.
B Giữ được đến mức tối đa về mặt số lượng và chất lượng của đối tượng được bảo quản, trong suốt quá trình bảo quản.
C Làm tăng chất lượng của đối tượng bảo quản trong suốt quá trình bảo quản.
D Bảo quản được càng lâu càng tốt.
- Câu 16 : Cần bảo quản nông sản, thực phẩm, rau qua ở nhiệt độ thấp, vì:
A
Nhiệt độ thấp sẽ ức chế quá trình hô hấp.
B Nhiệt độ thấp, đường sẽ chuyển hoá thành tinh bột dự trữ.
C Nhiệt độ thấp, quá trình trao đổi chất tạm dừng lại tế bào chuyển sang trạng thái tiềm sinh.
D Ở nhiệt độ thấp vi khuẩn không hoạt động.
- Câu 17 : Ở nhóm thực vật C4 quá trình cố định CO2 xảy ra chủ yếu ở:
A Lục lạp tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch
B Lục lạp tế bào mô giậu
C Tế bào biểu bì trên
D Tế bào bao bó mạch
- Câu 18 : Quá trình lên men và hô hấp hiếu khí có giai đoạn chung là
A chuỗi chuyền êlectron.
B đường phân,
C tổng hợp Axetil-CoA.
D chu trình Crep.
- Câu 19 : Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình C4 là
A ALPG (anđêhit photphoglixêric).
B APG (axit photphoglixêric).
C một chất hữu cơ có 4 C trong phân tử (axit ôxalô axêtic-AOA).
D AM (axitmalic).
- Câu 20 : Nồng độ CO2 trong không khí là bao nhiêu để thích hợp với quá trình quang hợp ?
A 0,01%.
B 0,02%.
C 0,03%.
D 0,04%.
- Câu 21 : Chu trình cố định CO2 ở thực vật CAM diễn ra như thế nào ?
A Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra vào ban ngày, còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin cũng diễn ra ban ngày.
B Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra vào ban đêm, còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin cũng diễn ra vào ra ban đêm
C Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra vào ban đêm, còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin diễn ra ban ngày.
D Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra ban ngày, còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Can vin diễn ra vào ban đêm.
- Câu 22 : Vì sao lá cây có màu xanh lục ?
A Vì diện lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
B Vì diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
C Vì nhóm sắc tố phụ (carôtenôit) hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
D Vì hệ sắc tố không hấp thu ánh sáng màu xanh lục.
- Câu 23 : Để xác định 1 cây xanh chủ yếu thải ra CO2 trong quá trình hô hấp, điều kiện nào là cần thiết cho thí nghiệm ?
A Làm thí nghiệm trong buồng tối.
B Sử dụng một cây có nhiều lá.
C Sử dụng một cây non.
D Dìm cây trong nước.
- Câu 24 : Ở cây xanh sự kiện nào có thể tiếp tục trong tất cả 4 điều kiện dưới đây :Nắng, rải rác có mây ; đầy mây ; mưa
A Sự thoát hơi nước.
B Sự hấp thụ nước,
C Tăng cường quang hợp thực.
D Sự hô hấp.
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 1 Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 2 Vận chuyển các chất trong cây
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 41 Sinh sản vô tính ở thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 42 Sinh sản hữu tính ở thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 43 Thực hành Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 45 Sinh sản hữu tính ở động vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 46 Cơ chế điều hòa sinh sản
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 47 Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 48 Ôn tập chương II, III, IV
- - Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 3 Thoát hơi nước