- Các nước châu Á giữa hai cuộc Chiến tranh thế gi...
- Câu 1 : Phong trào nào đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới?
A
Cách mạng Tân Hợi
B Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn
C Phong trào Ngũ Tứ
D Duy tân Mậu Tuất
- Câu 2 : Mục tiêu đấu tranh chính của giai cấp tư sản dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A Đòi quyền tự do kinh doanh, tự chủ về chính trị, đòi dùng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường
B Đòi quyền tự do, dân sinh dân chủ
C Đánh đuổi đế quốc, đánh đổ phong kiến
D Đánh đổ phong kiến, đánh đuổi đế quốc
- Câu 3 : Lực lượng chính trị nào lãnh đạo cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân 3 nước Đông Dương từ năm 1930?
A Đảng Cộng sản Lào
B Đảng Cộng sản Việt Nam
C Đảng Cộng sản Campuchia
D Đảng Cộng sản Đông Dương
- Câu 4 : Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập (tháng 7/1921) dựa trên cơ sở nào?
A Cuộc đấu tranh dân tộc dân chủ ở Trung Quốc phát triển mạnh mẽ
B Giai cấp vô sản nắm quyền lãnh đạo cách mạng Trung Quốc thay cho giai cấp tư sản
C Giai cấp vô sản đã trưởng thành đủ sức lãnh đạo cách mạng
D Giai cấp vô sản dần trưởng thành và các nhóm cộng sản được thành lập dưới sự giúp đỡ của Quốc tế cộng sản
- Câu 5 : Cơ sở nào đưa đến sự phát triển của khuynh hướng dân chủ tư sản trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A Sự ra đời của giai cấp tư sản dân tộc.
B Sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
C Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga.
D Ảnh hưởng của các cuộc cải cách chính trị ở khu vực.
- Câu 6 : Cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam có tác dụng như thế nào đối với cuộc đấu tranh của nhân dân Lào và Campuchia?
A Thúc đẩy phong trào công nhân ở Lào, Campuchia phát triển
B Đã đòi được các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân hai nước
C Kích thích sự phát triển của phong trào đấu tranh dân chủ
D Giải phóng được nhân dân hai nước khỏi ách thống trị thực dân
- Câu 7 : Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn tới bùng nổ phong trào Ngũ Tứ (1919) ở Trung Quốc?
A Sự trưởng thành về ý thức dân tộc của các giai cấp tiên tiến trong xã hội Trung Quốc
B Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga 1917
C Phản đối sự chuyển giao vùng Sơn Đông do Đức kiểm soát sang cho Nhật Bản của các nước đế quốc
D Chính sách khai thác, bóc lột tàn bạo của các nước đế quốc sau chiến tranh đối với Trung Quốc
- Câu 8 : Sự kiện lịch sử thế giới nào tác động mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển của phong trào độc lập dân tộc theo khuynh hướng vô sản ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
B Hệ thống hòa ước Véc-xai- Oa-sinh-tơn được thiết lập
C Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc
D Sự phục hồi của chủ nghĩa tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
- Câu 9 : Nhân tố nào quy định phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Lào và Campuchia sau Chiến tranh thế giới thứ nhất chưa giành được thắng lợi?
A Phong trào còn mang tính tự phát.
B Không lôi kéo được đông đảo nhân dân lao động tham gia.
C Nội bộ những người lãnh đạo có sự chia rẽ, mất đoàn kết.
D Sự xung đột gay gắt giữa hai dân tộc Campuchia và Lào.
- Câu 10 : Nhân tố nào sau đây là yếu tố quyết định sự ra đời của Đảng Cộng sản Ấn Độ (tháng 12-1925)?
A Sự trưởng thành của giai cấp công nhân và phong trào công nhân.
B Chủ nghĩa Mác được truyền bá sâu rộng vào Ấn Độ.
C Phong trào dân tộc dân chủ ở Ấn Độ theo con đường cách mạng vô sản có bước phát triển.
D Phong trào đấu tranh theo khuynh hướng tư sản dần suy yếu.
- Câu 11 : Phong trào Ngũ tứ (1919) đã khắc phục được hạn chế lớn nhất của các phong trào đấu tranh ở Trung Quốc giai đoạn trước là
A Có sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân
B Có sự lãnh đạo của một chính đảng thống nhất
C Kết hợp cả chống đế quốc và chống phong kiến tay sai
D Diễn ra trên quy mô rộng lớn, có sự thống nhất
- Câu 12 : Điểm giống nhau cơ bản giữa phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ trong những năm 1918-1939 là
A Giai cấp công nhân trở thành lực lượng nắm quyền lãnh đạo cách mạng.
B Phong trào đã buộc các nước đế quốc phải trao trả quyền tự trị.
C Sự xuất hiện của một khuynh hướng cứu nước mới - khuynh hướng vô sản.
D Đều do giai cấp tư sản lãnh đạo.
- Câu 13 : Vì sao sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (từ tháng 10-1930 là Đảng Cộng sản Đông Dương) đã mở ra thời kì mới trong phong trào cách mạng ở Đông Dương?
A Cách mạng Đông Dương được đặt dưới sự lãnh đạo của một tổ chức thống nhất với đường lối đấu tranh đúng đắn
B Mở ra một con đường cứu nước mới- con đường cách mạng vô sản
C Xác lập quyền lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp vô sản đối với các lực lượng xã hội khác
D Đánh dấu bước mở đường trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối
- Câu 14 : Điểm giống nhau giữa phong trào cách mạng ở Trung Quốc và phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A Khuynh hướng vô sản ra đời và nắm quyền lãnh đạo cách mạng
B Cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo giữa khuynh hướng tư sản và vô sản
C Khuynh hướng tư sản chiếm ưu thế tuyệt đối
D Sự phát triển tuần tự từ khuynh hướng tư sản đến vô sản
- Câu 15 : Sự phát triển của phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc đã để lại bài học gì cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A Phải tranh thủ sự ủng hộ của các dân tộc bị áp bức
B Phải nhanh chóng thành lập đảng vô sản để lãnh đạo cách mạng
C Phải kết hợp các hình thức đấu tranh chống thực dân
D Phải xây dựng khối đoàn kết công - nông vững chắc
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12