Đề thi chính thức THPT QG môn Lịch sử năm 2017 - M...
- Câu 1 : Chiến thắng nào của quân dân miền Nam Việt Nam trong đông - xuân 1964 – 1965 góp phần làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ?
A Vạn Tường (Quảng Ngãi)
B Núi Thành (Quảng Nam)
C Bình Giã (Bà Rịa)
D Ấp Bắc (Mĩ Tho)
- Câu 2 : Trong những năm 1973 – 1991, sự phát triển kinh tế Nhật Bản thường xen kẽ với những đợt suy thoái ngắn là do?
A Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp đáng kể
B Tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới
C Sự canh tranh của Mỹ và các nước Tây Âu
D Sự canh tranh mạnh mẽ của Trung Quốc và Ấn Độ
- Câu 3 : Trong thời gian 1945 – 1950, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Liên Xô là
A Phá thế bao vây, cấm vận
B mở rộng quan hệ đối ngoại
C Xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật
D Khôi phục kinh tế sau chiến tranh
- Câu 4 : “Chiến tranh phá hoại của Mỹ đã phá hủy hầu hết những cái mà nhân dân ta đã tốn biết bao công sức để xây dựng nên, làm cho quá trình tiến lên sản xuất lớn bị chậm lại đến vài ba kế hoạch 5 năm” (Đảng cộng sản Việt Nam, Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Sự thật, Hà Nội, 1977, trang 37-38). Nhận định trên đề cấp đén hậu quả chiến tranh ở nơi nào của Việt Nam.
A Miền Nam
B Tây Nguyên
C Miền Bắc
D Duyên hải Nam Trung Bộ
- Câu 5 : Trong những năm 20 của thế kỉ XX, ở Việt Nam tổ chức nào sau đây ra đời muộn nhất
A Đông Dương Cộng sản đảng
B An Nam Cộng sản đảng
C Việt Nam Quốc dân đảng
D Đông Dương Cộng sản liên đoàn
- Câu 6 : Cuộc cách mạng Khoa học – kĩ thuật hiện đai có nguồn gốc sau xa từ?
A Những đòi hỏi ngày càng cao của cuộc sống và sản xuất
B Sự mất cân bằng giữa sự tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội
C Yêu cầu giải quyết tình trạng khủng hoảng kinh tế thế giới
D Nhu cầu đào tạo nguôn nhân lực chất lượng cao cho các quốc gia
- Câu 7 : . Ở Việt Nam, đỉnh cao nhất của phong trào cách mạng 1930 – 1931 được đánh dấu bằng sự kiện nào?
A Cuộc biểu tình của công nhân ngày 1-5-1930
B Cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy sợi Nam Định
C Cuộc đấu tranh của công nhân Vinh – Bến Thủy
D Sự thành lập các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh
- Câu 8 : Đối với Trung Quốc, sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (10-1949) có ý nghĩa như thế nào?
A Đánh dấu cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Trung Quốc đã hoàn thành triệt để
B Lật đổ chế độ phong kiến, đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do
C Đưa Trung Quốc trở thành nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở châu Á
D Đưa Trung Quốc bước vào kỳ nguyên độc lập, tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội
- Câu 9 : Một trong những mục đích chính của thực dân Pháp trong quá trình thực hiện cuộc khai thác thuộc địa lầm thứ hai ở Đông Dương (1919 – 1929) là
A Bù đắp thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra
B Đầu tư phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng ở Đông Dương
C Đầu tư phát triển toàn diện nền kinh tế Đông Dương
D Hoàn thành việc bình định đê thống trị Đông Dương
- Câu 10 : Trong đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12-1986), Đảng Cộng sản Viêt Nam chủ trương xóa bỏ cơ chế quản lý kinh tế
A Thị trường tư bản chủ nghĩa
B hàng hóa có sự quản lí của nhà nước
C thi trường có sự quản lí của nhà nước
D tập trung, quan liêu, bao cấp
- Câu 11 : Mỹ chính thức tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất trong khi thực hiện chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam?
A Chiến tranh cục bộ
B Đông Dương hóa chiến tranh
C Việt Nam hóa chiến tranh
D Chiến tranh đặc biệt
- Câu 12 : Việc hoàn thành thống nhất đấy nước về mặt nhà nước ở Việt Nam 1976 đã
A Tạo khả năng to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
B Đánh dấu việc hoàn thành khắc phục hậu quả chiến tranh
C Tạo điều kiện hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
D Đánh dấu sư hoàn thành thống nhất đất nước về hệ thống chính trị
- Câu 13 : Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9-1960) chủ trương tiến hành đồng thời.
A Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam
B Cách mạng ruộng đất ở miền Bắc và cách mạng tư sản dân quyền ở miền Nam
C Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Bắc và cách mạng tư sản dân quyền ở miền Nam
D Cách mạng ruộng đất ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam
- Câu 14 : Nội dung nào dưới đây là sự tóm tắt đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 -1954) của Đảng Cộng sản Đông Dương?
A Toàn dân, toàn diện, tự lực cánh sinh và tranh thủ các lực lượng hòa bình
B Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế
C Toàn dân, toàn diện, lâu dài và tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Pháp
D Toàn dân, toàn diện, trường kì và tranh thủ sự ủng hộ của các nước Xã hội chủ nghĩa
- Câu 15 : Khối liên minh công nông lần đầu tiên được hình thành từ phong trào cách mạng nào ở Việt Nam?
A Phong trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945
B Phong trào cách mạng 1930 – 1931
C Phong trào dân tộc dân chủ 1919 – 1930
D Phong trào dân chủ 1936 – 1939
- Câu 16 : Một trong những mục tiêu quan trọng của tổ chức ASEAN?
A Xóa bỏ áp bức bóc lột và nghèo nàn lạc hậu
B Xây dựng khối liên minh chính trị và quân sự
C Xây dựng liên minh kinh tế và quân sự.
D Tăng cường hợp tác phát triển kinh tế và văn hóa
- Câu 17 : Năm 1965, Mỹ bắt đầu tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam khi đang
A ở thế chủ động chiến lược
B bị mất ưu thế về hỏa lực
C bị thất bại trên chiến trường
D bị mất ưu thế về binh lực
- Câu 18 : Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, yêu cầu bức thiết của giai cấp nông dân Việt Nam trong bối cảnh bị mất nước là
A Độc lập dân tộc
B Các quyền dân chủ
C Ruộng đất
D Hòa bình
- Câu 19 : Nhận xét nào dưới đâu không đúng về cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A Đây là cuộc cách mạng diễn ra với sự kết hợp lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang
B Đây là cuộc mạng diễn ra nhanh, gọn, ít đổ máu bằng phương pháp hòa bình
C Đây là cuộc cách mạng diễn ra với sự kết hợp khởi nghĩa ở cả nông thôn và thành thị
D Đây là cuộc cách mạng đi từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12