Đề thi online bài tập về phản ứng cộng của hiđroca...
- Câu 1 : Hỗn hợp X gồm hiđro và một hiđrocacbon. Nung nóng 14,56 lít hỗn hợp X (ở đktc), có bột Ni làm chất xúc tác đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp Y có khối lượng 10,8 gam. Biết tỉ khối của Y so với metan là 2,7 và Y có khả năng làm mất màu dung dịch brom. Tìm công thức phân tử của hiđrocacbon?
A C4H8.
B C4H6.
C C3H6.
D C3H4.
- Câu 2 : Hỗn hợp A gồm axetilen và hidro có tỉ lệ mol 1:1. Lấy một lượng hỗn hợp A cho qua xúc tác Ni, nung nóng thu được hỗn hợp khí B gồm C2H2, C2H4, C2H6, H2. Sục B vào dung dịch brom thấy bình brom tăng lên 1,88 gam và thoát ra 0,896 lít khí (đktc) có tỉ khối so với H2 bằng 11,5. Khối lượng của axetilen trong hỗn hợp A là?
A 2,6 gam
B 2,8 gam
C 5,2 gam
D 3,9 gam
- Câu 3 : Hỗn hợp A gồm etan, etilen , axetilen và H2 có tỉ khối so với CO2 là 0,4. Cho 11,2 lít A đi qua dung dịch brom thấy khối lượng lượng bình tăng m gam, đồng thời thoát ra 6,72 lít hỗn hợp khí B, trong đó khí có phân tử khối nhỏ hơn chiếm 1/3 thể tích. Biết các khí đo ở đktc. Giá trị của m là:
A 2,6 gam
B 2,8 gam
C 5,2 gam
D 3,9 gam
- Câu 4 : Cho 5,04 lít hỗn hợp A (đktc) gồm C2H2 và H2 đi qua ống sứ đựng Ni làm xúc tác, đun nóng thu được hỗn hợp khí B chỉ gồm 3 hidrocacbon có tỉ khối so với H2 bằng 14,25. Khối lượng mol trung bình của A bằng?
A 11,67 g/mol
B 12,67 gam/mol
C 11,08 g/mol
D 13,08 g/mol
- Câu 5 : Đun nóng V1 lít khí A gồm C2H4 và H2 (xúc tác Ni) thì có 70% H2 tham gia phản ứng và thu được V2 lít hỗn hợp khí B. Các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.Tính % thể tích khí etan trong hỗn hợp B biết V1= 1,7V2?
A 70%
B 30%.
C 65%.
D 35%.
- Câu 6 : Cho 27,2 gam ankin X tác dụng với 15,68 lít khí H2 (đktc) có xúc tác thích hợp, thu được hỗn hợp Y (không chứa H2). Biết Y phản ứng tối đa với dung dịch chứa 16 gam Br2. Công thức phân tử của X là
A C2H2.
B C3H4.
C C4H6.
D C5H8.
- Câu 7 : Đun nóng hỗn hợp X gồm C2H4, H2 có xúc tác Ni, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Biết tỉ khối hơi của X so với khí hiđro là 7,5 và tỉ khối hơi của Y so với khí hiđro là 12. Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Tính thành phần phần trăm theo thể tích các khí có trong hỗn hợp Y.
A 20%; 20%; 60%
B 30%; 30%; 40%
C 15%; 15%; 70%
D 25%; 25%; 50%
- Câu 8 : Dẫn hỗn hợp khí A gồm 1 hidrocacbon no, mạch hở và một hidrocacbon không no, mạch hở (chứa không quá hai liên kết bội) vào bình chứa 10 gam brom.Sau khi brom phản ứng hết thì bình tăng lên 1,75 gam và dung dịch X, đồng thời khí Y bay ra khỏi bình có khối lượng 3,65 gam. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 10,78 gam khí CO2. Công thức phân tử của các hidrocacbon trong A là:
A C2H6 hoặc C3H8 và C2H4
B C2H6 hoặc CH4 và C2H4
C C2H6 hoặc CH4 và C3H6
D C3H8 hoặc CH4 và C2H4
- Câu 9 : Hỗn hợp khí X gồm H2 và hidrocacbon A (mạch hở, có công thức phân tử CnH2n) được lấy theo tỉ lệ mol 1:1. Đun nóng X với bột Ni làm xúc tác để phản ứng xảy ra. Sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 17,6. Tìm công thức phân tử của A. Biết hiệu suất phản ứng đạt trên 50%.
A C3H6
B C4H6
C C3H4
D C5H8
- Câu 10 : Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp khí X gồm (C2H2, C2H4, H2) thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 9,72 gam H2O. Mặt khác, nung X một thời gian (xúc tác Ni) thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 là 29/7 (biết lượng H2 tham gia phản ứng cộng bằng 20% lượng H2 ban đầu). Xác định theo phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp X.
A 12%; 8%; 80%
B 18%; 12%; 70%
C 22%; 18%; 60%
D 18%; 32%; 50%
- Câu 11 : Y là hỗn hợp khí gồm etilen, axetilen và hiđro. Tỉ khối của Y so với H2 bằng 5,625. Lấy 9 gam Y cho vào bình đựng sẵn bột Ni nung nóng. Sau khi kết thúc phản ứng thu được 1 hợp chất hữu cơ duy nhất. Tính % thể tích các khí trong Y.
A 12,5% ; 25,0% ; 62,5%
B 25% ; 25,0% ; 50%
C 30% ; 25,0% ; 45%
D 22,5% ; 25,0% ; 52,5%
- Câu 12 : Hỗn hợp khí X gồm etilen và hidro có tỉ khối so với H2 là 6,2.Dẫn 5,6 lít hỗn hợp khí X qua Ni đun nóng một thời gian thu được 4,48 lít hỗn hợp khí Y. Tìm hiệu suất của phản ứng xảy ra. Biết thể tích các khí đo ở đkc.
A 70%.
B 60%.
C 50%.
D 80%.
- Câu 13 : Đun nóng hỗn hợp khí X gồm 0,02 mol C2H2 và 0,03 mol H2 trong một bình kín (xúc tác Ni), thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y lội từ từ vào bình nước brom (dư), sau khi kết thúc các phản ứng, khối lượng bình tăng m gam và có 280 ml hỗn hợp khí Z (đktc) thoát ra. Tỉ khối của Z so với H2 là 10,08. Giá trị của m là
A 0,585.
B 0,620.
C 0,205.
D 0,328.
- Câu 14 : Cho 17,92 lít khí (đktc) hỗn hợp khí X gồm CH3CH2CH3, CH≡C-CH=CH2; CH≡C-CH3, CH2=CH2 và H2 có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:1:3:2:9 qua xúc tác Ni nung nóng. Sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối đối với H2 bằng 14,5. Dẫn hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 14,5. Dẫn hỗn hợp khí Y đi chậm qua bình chứa dung dịch Br2 dư, sau khi các phản ứng kết thúc thấy khối lượng bình tăng m gam và thoát ra 6,72 lít khí (đktc) hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với He bằng 4,5833. Giá trị của m và số mol Br2 tham gia phản ứng là?
A 8,5 gam và 0,3 mol
B 9 gam và 0,25 mol
C 9 gam và 0,3 mol
D 8,5 gam và 0,25 mol
- Câu 15 : Hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 có cùng số mol. Lấy một lượng hỗn hợp X cho qua chất xúc tác nung nóng, thu được hỗn hợp Y gồm C2H4, C2H6, C2H2 và H2. Sục Y vào dung dịch brom (dư) thì khối lượng bình brom tăng 10,8 gam và thoát ra 4,48 lít hỗn hợp khí (đktc) có tỉ khối so với H2 là 8. Thể tích O2 (đktc) cần để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y là
A 22,4 lít.
B 26,88 lít.
C 44,8 lít
D 33,6 lít.
- Câu 16 : Hỗn hợp khí X gồm 0,09 mol C2H2; 0,15 mol CH4 và 0,2 mol H2. Nung nóng hỗn hợp khí X với xúc tác Ni ( thể tích Ni không đáng kể ) thu được hỗn hợp Y gồm 5 chất khí. Cho hỗn hợp Y qua dung dịch brôm dư thu được hỗn hợp khí A có khối lượng mol phân tử trung bình ( MA)bằng 16. Khối lượng bình đựng dung dịch brôm tăng 0,82 gam. Tính số mol mỗi chất trong A.
A 0,2; 0,06; 0,06
B 0,15; 0,06; 0,06
C 0,1; 0,08; 0,08
D 0,15; 0,08; 0,08
- Câu 17 : Một bình kín chứa hỗn hợp X gồm axetilen, vinyl axetilen và hiđro được trộn theo tỉ lệ 1:1:2 và một ít xúc tác Ni. Nung nóng bình ở nhiệt độ cao đến phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,032 lít hỗn hợp Y gồm 7 hiđrocacbon. Dẫn hỗn hợp Y qua dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 16,77 gam kết tủa vàng nhạt và 2,24 lít khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 22,6 thoát ra khỏi bình. Hỗn hợp Z có thể làm mất màu tối đa V lít dung dịch Br2 0,5M. Giá trị của V là? (Biết các khí đo ở đktc).
A 0,16 lít
B 0,08 lít
C 1,6 lít
D 0,8 lít
- Câu 18 : Hỗn hợp A gồm etilen và axetilen. Khối lượng của 1 lít hỗn hợp A là 1,1905 gam. Khi cho 6,72 lít hỗn hợp A lội qua 1,5 lít dung dịch Br2 0,2M; sau khi phản ứng xong thấy dung dịch Br2 mất màu hoàn toàn; khối lượng bình đựng dung dịch brom tăng 5,88 gam và có 1,792 lít hỗn hợp khí B thoát ra khỏi bình. Các thể tích khí đo ở đktc. Tính khối lượng mỗi sản phẩm thu được?
A 11,28 gam; 11,16 gam; 27,68 gam
B 15,04 gam; 11,16 gam; 27,68 gam
C 11,28 gam; 14,88 gam; 17,3 gam
D 15,04 gam; 10,16 gam; 27,68 gam
- Câu 19 : Nung nóng hỗn hợp X gồm a mol CH≡C-CH3, 4,16 gam CH≡C-CH=CH2 và 0,13 mol H2 với xúc tác Ni, sau phản ứng thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với N2 là 1,67. Bằng phương pháp thích hợp tách hỗn hợp Y thành hỗn hợp Y1 (gồm các chất có liên kết ba trong phân tử) và hỗn hợp Y2 (gồm các chất còn lại). Đốt cháy hoàn toàn Y1 thu được 0,31 mol CO2. Hỗn hợp Y2 có phản ứng tối đa với 0,11 mol Br2 trong dung dịch. Trong hỗn hợp Y1, số mol chất có phân tử khối nhỏ nhất bằng 5/9 số mol của Y1. Biết số phân tử khí trong hỗn hợp Y1 bằng số phân tử khí có trong hỗn hợp Y2. Tính thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi khí có trong hỗn hợp Y1.
A 55,56%; 22,22%; 22,22%
B 40,56%; 12,22%; 47,22%
C 35,56%; 32,22%; 32,22%
D 38,56%; 32,22%; 29,22%
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 44 Rượu etylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 47 Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 45 Axit axetic
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 46 Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 48 Luyện tập Rượu etylic, axit axetic và chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 50 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 51 Saccarozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 52 Tinh bột và xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 53 Protein
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 54 Polime