Đề thi thử THPT QG năm 2019 lần 1 môn Vật lý Sở GD...
- Câu 1 : Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do, điện tích của một bản tụ điện và cường độ dòng điện qua cuộn cảm thuần biến thiên điều hòa theo thời gian
A. luôn cùng pha nhau.
B. với cùng tần số.
C. luôn ngược pha nhau.
D. với cùng biên độ.
- Câu 2 : Nếu đổi cả chiều dòng điện qua đoạn dây dẫn và cả chiều của đường sức từ thì lực từ tác dụng lên dây dẫn
A. có chiều ngược lại với ban đầu.
B. có chiều không đổi.
C. có phương vuông góc với phương ban đầu.
D. triệt tiêu.
- Câu 3 : Một tia sáng đơn sắc truyền từ môi trường (1) có chiết suất tuyệt đối n1 sang môi trường (2) có chiết suất tuyệt đối n1 thì tia khúc xạ lệch xa pháp tuyến hơn tia tới. Hiện tượng phản xạ toàn phần có thể xảy ra không nếu chiếu tia sáng theo chiều từ môi trường (2) sang môi trường (1)?
A. Không thể, vì môi trường (2) chiết quang hơn môi trường (1).
B. Có thể, vì môi trường (2) chiết quang kém môi trường (1).
C. Có thể, vì môi trường (2) chiết quang hơn môi trường (1).
D. Không thể, vì môi trường (2) chiết quang kém môi trường (1).
- Câu 4 : Khi nói về điện từ trường, phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong quá trình lan truyền điện từ trường, vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ tại một điểm luôn vuông góc với nhau.
B. Điện trường và từ trường là hai mặt thể hiện khác nhau của một trường duy nhất gọi là điện từ trường.
C. Điện từ trường không lan truyền được trong điện môi.
D. Nếu tại một nơi có từ trường biến thiên theo thời gian thì tại đó xuất hiện điện trường xoáy.
- Câu 5 : Khi nói về siêu âm, phát biểu nào sau đây sai?
A. Siêu âm có thể truyền được trong chất rắn.
B. Siêu âm có tần số lớn hơn 20 kHz.
C. Siêu âm có thể truyền được trong chân không.
D. Siêu âm có thể bị phản xạ khi gặp vật cản.
- Câu 6 : Theo thuyết lượng tử ánh sáng, để phát ánh sáng huỳnh quang, mỗi nguyên tử hay phân tử của chất phát quang hấp thụ hoàn toàn một phôtôn của ánh sáng kích thích có năng lượng để chuyển sang trạng thái kích thích, sau đó
A. giải phóng một êlectron tự do có năng lượng nhỏ hơn do có mất mát năng lượng.
B. phát ra một phôtôn khác có năng lượng lớn hơn do có bổ sung năng lượng.
C. giải phóng một êlectron tự do có năng lượng lớn hơn do có bổ sung năng lượng.
D. phát ra một phôtôn khác có năng lượng nhỏ hơn do có mất mát năng lượng.
- Câu 7 : Có bốn bức xạ. ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại, tia X và tia \(\gamma \). Các bức xạ này được sắp xếp theo thứ tự bước sóng tăng dần là.
A. tia X, ánh sáng nhìn thấy, tia \(\gamma \), tia hồng ngoại.
B. tia \(\gamma \), tia X, tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy.
C. tia \(\gamma \) , tia X, ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại.
D. tia \(\gamma \), ánh sáng nhìn thấy, tia X, tia hồng ngoại.
- Câu 8 : Trong máy phát điện xoay chiều ba pha đang hoạt động, suất điện động xoay chiều xuất hiện trong mỗi cuộn dây của stato có giá trị cực đại là E0. Khi suất điện động tức thời trong một cuộn dây bằng 0 thì suất điện động tức thời trong mỗi cuộn dây còn lại có độ lớn bằng nhau và bằng
A. \(\frac{{{E_0}\sqrt 3 }}{2}\)
B. \(\frac{{2{E_0}}}{3}\)
C. \(\frac{{{E_0}}}{2}\)
D. \(\frac{{{E_0}\sqrt 2 }}{2}\)
- Câu 9 : Trong 59,50 g \({}_{92}^{238}U\) có số nơtron xấp xỉ là
A. 2,38.1023.
B. 2,20.1025.
C. 1,19.1025.
D. 9,21.1024.
- Câu 10 : Trong thí nghiệm về giao thoa sóng nước, hai nguồn A và B cách nhau 16 cm, dao động điều hòa theo phương vuông góc mặt nước với cùng phương trình \(u = 2cos16\pi t\) (u tính bằng mm, t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 12 cm/s. Trên đoạn AB, số điểm dao động với biên độ cực đại là.
A. 11
B. 20
C. 21
D. 10
- Câu 11 : Một nguồn sáng chỉ phát ra ánh sáng đơn sắc có tần số 5.1014 Hz. Công suất bức xạ điện từ của nguồn là 10 W. Số phôtôn mà nguồn phát ra trong một giây xấp xỉ bằng
A. 3,02.1019.
B. 0,33.1019.
C. 3,02.1020.
D. 3,24.1019.
- Câu 12 : Tại điểm O trong môi trường đẳng hướng, không hấp thụ âm đặt nguồn âm điểm với công suất phát âm không đổi. Một người chuyển động thẳng đều từ A về O với tốc độ 2 m/s. Khi đến điểm B cách nguồn âm 20 m thì mức cường độ âm tăng thêm 20 dB so với ở điểm A. Thời gian người đó chuyển động từ A đến B là
A. 50 s.
B. 100 s.
C. 45 s.
D. 90 s.
- Câu 13 : Một người có điểm cực cận cách mắt 15 cm, quan sát một vật nhỏ bằng kính lúp trên vành kính có ghi 5x trong trạng thái không điều tiết (mắt đặt sát kính), số bội giác thu được là 3,3. Vị trí của điểm cực viễn cách mắt người đó là?
A. 50 cm.
B. 62,5 cm.
C. 65 cm.
D. 100 cm.
- Câu 14 : Một hạt mang điện chuyển động thẳng đều dọc trục yy’ với tốc độ là 4,8.103 m/s trong điện từ trường đều, đường sức điện và đường sức từ vuông góc với yy’. Cường độ điện trường có độ lớn là E = 120 V/m, cảm ứng từ có độ lớn B là ?
A. 0,0125 T.
B. 0,025 T.
C. 0,05 T.
D. 0,1 T.
- Câu 15 : Một con lắc lò xo gồm vật nặng có khối lượng 100 g và lò xo nhẹ có độ cứng 100 N/m. Tác dụng một ngoại lực điều hòa cưỡng bức với biên độ F0 không đổi và tần số có thể thay đổi. Khi tần số là f1 = 7 Hz thì biên độ dao động ổn định của hệ là A1. Khi tần số là f2 = 8 Hz thì biên độ dao động ổn định của hệ là A2. So sánh A1 và A2 ta có
A. A1 < A2
B. A1 > A2
C. A1 = A2
D. 8A1 = 7A2
- Câu 16 : Một mạch dao động phát sóng điện từ gồm một cuộn cảm thuần có độ tự cảm không đổi và một tụ xoay có thể thay đổi điện dung. Nếu tăng điện dung thêm 9 pF thì bước sóng điện từ do mạch phát ra tăng từ 20 m đến 25 m. Nếu tiếp tục tăng điện dung của tụ thêm 24 pF thì sóng điện từ do mạch phát ra có bước sóng là.
A. 41 m.
B. 38 m.
C. 35 m.
D. 32 m.
- Câu 17 : Một mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần \(R = 40\Omega\) , một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm \(\frac{{0,6}}{\pi }H\) và tụ điện C mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch đó một điện áp xoay chiều \(u = 80\sqrt 2 cos\left( {100\pi t + \frac{\pi }{6}} \right)V\) thì công suất tiêu thụ trên đoạn mạch đó bằng 160W. Biểu thức điện áp trên tụ điện là
A. \({u_C} = 240cos\left( {100\pi t - \frac{\pi }{3}} \right)\)
B. \({u_C} = 80\sqrt 2 cos\left( {100\pi t - \frac{\pi }{2}} \right)\)
C. \({u_C} = 240cos\left( {100\pi t - \frac{\pi }{6}} \right)\)
D. \({u_C} = 120\sqrt 2 cos\left( {100\pi t - \frac{\pi }{3}} \right)\)
- Câu 18 : Một con lắc đơn gồm quả cầu kim loại nhỏ treo vào sợi dây mảnh trong điện trường đều có phương ngang. Khi đó vị trí cân bằng của con lắc tạo với phương thẳng đứng góc 600. So với lúc chưa có điện trường thì chu kì dao động bé của con lắc
A. tăng \(\sqrt 2 \) lần.
B. giảm 2 lần.
C. giảm \(\sqrt 2 \) lần.
D. tăng 2 lần.
- Câu 19 : Đặt một điện áp xoay chiều có tần số 50 Hz vào hai đầu đoạn mạch gồm cuộn dây nối tiếp với tụ điện có điện dung \(\frac{{{{10}^{ - 3}}}}{\pi }F\). Biết điện áp hai đầu cuộn dây và điện áp hai đầu đoạn mạch có cùng giá trị hiệu dụng nhưng lệch pha nhau . Độ tự cảm của cuộn dây là
A. \(\frac{{10}}{\pi }\) mH.
B. \(\frac{{10\sqrt 3 }}{\pi }\) mH.
C. \(\frac{{50}}{\pi }\) mH.
D. \(\frac{{25\sqrt 3 }}{\pi }\) mH.
- Câu 20 : Một mạch dao động gồm một tụ điện có điện dung C = 10 F và một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 0,1H. Khi hiệu điện thế ở hai đầu tụ điện là 4V thì cường độ dòng điện trong mạch là 0,02A . Hiệu điện thế cực đại trên bản tụ là
A. 4V.
B. 5V.
C. 5 \(\sqrt 2 \)V.
D. 2\(\sqrt 5 \) V.
- Câu 21 : Ban đầu có 2 (g) Radon là chất phóng xạ có chu kì bán rã là 3,8 ngày. Hỏi sau 19 ngày, lượng Radon đã bị phân rã là bao nhiêu gam ?
A. 0,0625 (g).
B. 1,6 (g).
C. 0,4 (g).
D. 1,9375 (g).
- Câu 22 : Cho đoạn mạch RLC không phân nhánh có L= \(\frac{{0,8}}{\pi }\) (H), C = \(\frac{{{{10}^{ - 4}}}}{{0,6\pi }}\) (F) và R thay đổi được . Đặt giữa hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có tần số 50 Hz. Thay đổi R để công suất của đoạn mạch đạt cực đại, giá trị của R lúc đó bằng
A. 50 Ω.
B. 100 Ω.
C. 140 Ω.
D. 20 Ω.
- Câu 23 : Một đoạn mạch điện xoay chiều RC có C =\(\frac{{{{2.10}^{ - 4}}}}{{\sqrt 3 \pi }}\) (F), R = 50W. Đặt vào hai đầu mạch một điện áp xoay chiều thì dòng điện trong mạch có biểu thức là i = cos(100πt + π/6) A . Biểu thức nào sau đây là của điện áp hai đầu đoạn mạch?
A. u = 100cos(100πt +π/2) V
B. u = 100√2cos(100πt - π/6) V.
C. u = 100cos(100πt - π/6) V.
D. u = 100cos(100πt + π/6) V.
- Câu 24 : Một người định cuốn một biến thế từ hiệu điên thế U1 = 110V lên 220V với lõi không phân nhánh, không mất mát năng lượng và các cuộn dây có điện trở rất nhỏ , với số vòng các cuộn ứng với 1,2 vòng/Vôn. Người đó cuốn đúng hoàn toàn cuộn thứ cấp nhưng lại cuốn ngược chiều những vòng cuối của cuộn sơ cấp. Khi thử máy với nguồn thứ cấp đo được U2 = 264 V so với cuộn sơ cấp đúng yêu cầu thiết kế, điện áp nguồn là U1 = 110V. Số vòng dây bị cuốn ngược gần đáp án nào nhất
A. 30 vòng
B. 44 vòng
C. 22 vòng
D. 10 vòng
- Câu 25 : Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox với biên độ Ox với biên độ 10cm. Pha dao động của vật phụ thuộc thời gian theo đồ thị như hình vẽ. Phương trình dao động của vật là
A. x = 10cos(πt + π/3) cm
B. x = 10cos(2πt - π/3) cm
C. x = 10cos(πt - π/3) cm
D. x = 10cos(2πt + π/3) cm
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất