Đề ôn tập Chương 3 môn Vật Lý 11 Trường THPT Trần...
- Câu 1 : Khi nói về kim loại câu nào dưới đây là sai?
A. Kim loại chỉ tồn tại ở trạng thái rắn
B. Kim loại có khả năng uốn dẻo
C. Trong kim loại có nhiều electron tự do
D. Kim loại là chất dẫn điện
- Câu 2 : Nguyên nhân có điện trở suất trong kim loại là do
A. các electron tự do chuyển động hỗn loạn
B. trong quá trình chuyển động có hướng dưới tác dụng của điện trường, các electron va chạm với các ion ở nút mạng
C. các ion ở nút mạng dao động sinh ra nhiệt làm xuất hiện trở suất
D. mật độ electron trong kim loại nhỏ
- Câu 3 : Chọn phát điểu đúng:
A. Khi có điện trường đặt vào hai đầu dây kim loại, các electron sẽ chuyển dời có hướng cùng chiều với điện trường.
B. Kim loại dẫn điện tốt vì trong kim loại được cấu tạo bởi các electron tự do
C. Các electron tự do sẽ chuyển dời có hướng, cùng chiều với chiều điện trường đặt vào kim loại.
D. Khi nhiệt độ của kim loại càng cao, điện trở suất của nó càng tăng.
- Câu 4 : Chọn phát biểu đúng.Một sợi dây đòng có điện trở 70Ω ở nhiệt độ 20oC. Điện trở của dây đó ở nhiệt độ 40oC sẽ
A. vẫn là 70Ω
B. nhỏ hơn 70Ω
C. lớn hơn 70Ω
D. lớn hơn gấp hai lần 70Ω
- Câu 5 : Khi nhiệt độ của dây kim loại tăng, điện trở của nó sẽ
A. không tăng
B. tăng lên
C. giảm đi
D. giảm sau đó tăng
- Câu 6 : Một dây bạch kim ở 20oC có điện trở suất 10,6.10-8Ω.m. Biết điện trở suất của bạch kim trong khoảng nhiệt độ từ 0o đến 2000oC tăng bậc nhất theo nhiệt độ với hệ số nhiệt điện trở không đổi bằng 3,9.10-3K-1. Điện trở suất của dây bạch kim này ở 1680oC là
A. 79,2.10-8Ω.m
B. 17,8.10-8Ωm
C. 39,6.10-8Ωm
D. 7,92.10-8Ωm
- Câu 7 : Biết suất nhiệt điện động của cặp nhiệt điện có một đầu được nhúng vào nước đá đang tan và một đầu vào hơi nước sôi là 4,5.10-3V. Hệ số nhiệt điện động của cặp nhiệt điện này là:
A. 45.10-6V/K
B. 4,5.10-6V/K
C. 45.10-3V/K
D. 4,5.10-3V/K
- Câu 8 : Một bóng đèn 220V-75W có dây tóc làm bằng vonfam. Điện trở của dây tóc đèn ở 20oC là 120Ω. Biết điện trở của dây tóc bóng đèn trong khoảng nhiệt độ này tăng bậc nhất theo nhiệt độ với hệ số nhiệt điện trở là 4,5.10-3K-1. Nhiệt độ của dây tóc bóng tóc bóng đèn khi sáng bình thường là:
A. 993oC
B. 1433oC
C. 2400oC
D. 2640oC
- Câu 9 : Một cặp nhiệt điện có hệ số nhiệt điện động là α = 52.10-6V/K, điện trở trong r = 0,5Ω. Nối cặp nhiệt điện này với điện kế G có điện trở RG = 20Ω. Đặt một mối hàn của cắp nhiệt điện này trong không khí ở 24oC và đưa mối hàn thứ hai vào trong lò điện thì thấy cường độ dòng điện qua điện kế G là 1,52mA. Nhiệt độ trong lò điện khi đó là:
A. 3040oC
B. 624oC
C. 3120oC
D. 3100oC
- Câu 10 : Tìm phát biểu sai:
A. Trong chất điện phân, các chuyển động nhiệt của ion dương và ion âm có thể va chạm vào nhau và xảy ra quá trình tái hợp
B. Số ion dương và âm được tạo ra trong chất điện phân phụ thuộc vào nồng độ của dung dịch.
C. Điện trở của bình điện phân tăng khi nhiệt độ tăng
D. Số ion dương và âm được tạo ra trong chất điện phân phụ thuộc vào nhiệt độ của dung dịch.
- Câu 11 : Tìm phát biểu sai về dòng điện trong chất điện phân:
A. Dòng điện trong chất điện phân là dòng của các electron tự do và dương khi có điện trường
B. Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương cùng chiều điện trường và ion âm theo theo chiều ngược với chiều điện trường
C. Khi có điện trường đặt vào chất điện phân, các ion dương và âm vãn chuyển động hỗn loạn nhưng có định hướng theo phương của điện trường. tính định hướng phụ thuộc vào cường độ điện trường
D. Trong chất điện phân, khi có dòng điện tác dụng bởi điện trường ngoài sẽ có phản ứng phụ tại các điện cực
- Câu 12 : Chọn phương án đúng về dòng điện trong chất điện phân:
A. Mạ điện dựa trên nguyên lí của hiện tượng dương cực tan trong quá trình điện phân
B. Acquy hoạt động dựa trên nguyên lí hoạt động của bình điện phân
C. Tụ điện hoá học có nguyên lí làm việc dựa trên nguyên lí của hiện tượng dương cực tan
D. Pin điện dựa trên nguyên lí của hiện tượng dương cực tan
- Câu 13 : Cho đương lượng điện hoá của niken là k = 3.10-4g/C. Khi cho một điện lượng 10C chạy qua bình điện phân có anot làm bằng niken, thì khối lượng niken bám vào catot là:
A. 0,3.10-4g
B. 3.10-3g
C. 0,3.10-3g
D. 10,3.10-4g
- Câu 14 : Một bình điện phân chứa dung dịch muối niken với hai điện cực bằng niken. Biết đương lượng điện hoá của niken là 0,3.10-3g/C và khối lượng niken bám vào catot trong 1 giờ khi cho dòng điện có cường độ I chạy qua bình này là 5,4g. Cường độ dòng điện chạy qua bình bằng
A. 0,5A
B. 5A
C. 15A
D. 1,5A
- Câu 15 : Một bình điện phân chứa dung dịch đồng sunphat (CuSO4 ) có anot bằng đồng. Biết khối lượng mol nguyên tử của đồng (Cu) là A = 63,5g/mol và hoá trị n = 2. Nếu cường độ dòng điện chạy qua bình này là 1,93A thì trong 0,5 giờ, khối lượng của catot tăng thêm là:
A. 11,43g
B. 11430g
C. 1,143g
D. 0,1143g
- Câu 16 : Một bình điện phân chứa dung dịch bạc nitrat (AgNO3) có anot bằng bạc. Biết bạc (Ag) có khối lượng mol nguyên tử A = 108g/mol và hoá trị n = 1. Nếu hiệu điện thế giữa hai cực của bình là 10V và sau 16 phút 5 giây có 4,32g bạc bám vào anot thì điện trở của bình là:
A. 2,5Ω
B. 25Ω
C. 5Ω
D. 50Ω
- Câu 17 : Bình điện phân thứ nhất có anot bằng bạc nhúng trong dung dịch AgNO3, bình điện phân thứ hai có anot bằng đồng nhúng trong dung dịch CuSO4. Hai bình được mắc nối tiếp nhau vào một mạch điện. Sau 1,5 giờ, tổng khối lượng của hai catot tăng lên 2,1g. Cho biết AAg = 108; nAg = 1; ACu = 64; nCu = 2. Khối lượng m1 bạc bám vào bình thứ nhất và khối lượng m2 đồng bám vào bình thứ hai lần lượt là:
A. 1,62g; 0,48g
B. 10,48g; 1,62g
C. 32,4g ; 9,6g
D. 9,6g; 32,4g
- Câu 18 : Để mạ đồng hai mặt của một tấm sắt có diện tích mỗi mặt là 25cm2, người ta dung nó làm catot của một bình điện phân có anot bằng đồng nhúng trong dung dịch CuSO4 rồi cho dòng điện có cường độ I = 1A chạy qua trong thời gian 1 giờ 20 phút. Biết ACu = 64, nCu = 2 và khối lượng riêng của đồng là ρCu = 8,9g/cm3. Bề dày của lớp mạ là:
A. 10,56cm
B. 0,028cm
C. 2,8cm
D. 0,28cm
- Câu 19 : Một bộ nguồn điện gồm 30 pin mắc thành ba nhóm nối tiếp, mỗi nhóm có 10 pin mắc song song; mỗi pin có suất điện động E0 và điện trở trong r = 0,6Ω. Mắc một bình điện phân đựng dung dịch CuSO4 có điện trở R = 205Ω vào hai cực của bộ nguồn nói trên. Biết anot của bình điện phân bằng đồng và sau 50 phút có 0,013g đồng bám vào catot. Suất điện động E0 bằng:
A. 9 V
B. 30 V
C. 0,9 V
D. 27 V
- Câu 20 : Chọn phát biểu đúng về dòng điện trong chất khí:
A. Không khí là chất điện môi trong mọi điều kiện
B. Không khí có thể dẫn điện trong mọi điều kiện
C. Chất khí chỉ dẫn điện khi có tác nhân ion hoá
D. Chất khí chỉ dẫn điện khi bị đốt nóng
- Câu 21 : Chất khí có thể dẫn điện không cần tác nhân ion hoá trong điều kiện:
A. Áp suất của chất khí cao
B. Áp suất của chất khi thấp
C. Hiệu điện thế rất cao
D. Hiệu điện thế thấp
- Câu 22 : Tìm phát biểu sai trong các câu sau:
A. Các hạt điện dẫn trong chất khí là các ion dương, âm và electron
B. Tác nhân ion hoá là điều kiện cho sự dẫn điện của chất khí khi hiệu điện thế thấp.
C. Sự phóng điện tự do không cần tác nhân ion hoá khi hiệu điện thế rất cao.
D. Dòng điện trong chất khí tuân theo định luật Ohm.
- Câu 23 : Nhận xét nào sau đây sai đối với đồ thị vôn-ampe (Hình vẽ) của chất khí?
A. Khi U < Ub, dòng điện trong chất khí gần đúng tuân theo định luật Ôm
B. Khi Ub < U < Uc, dòng điện không thay đổi là do không có hạt tải điện
C. Khi U > Uc, dòng điện tăng vọt là vì có sự ion hoá do va chạm
D. Khi U > Uc sẽ xuất hiện tia lửa điện
- Câu 24 : Phát biểu nào dưới đây là sai khi nói về quá trình dẫn điện tự lực của không khí?
A. Là quá trình dẫn điện trong không khí thường gặp: tỉa lửa điện, hồ quang điện
B. Là quá trình dẫn điện trong không khí không cần tác nhân ion hoá từ bên ngoài
C. Là quá trình dẫn điện trong không khí do tác nhân ion hoá từ bên ngoài
D. Là quá trình dẫn điện trong chất khí khi có hiện tượng nhân số hạt tải điện.
- Câu 25 : Chọn các quy ước đúng về cách gọi sấm, sét trong vật lí
A. Sấm là tiếng nổ khi có sự phóng điện giữa các đám mây với nhau
B. Sét là tiếng nổ khi có sự phóng điện trọng tự nhiên với cường độ lớn
C. Sấm là tiếng nổ khi có sự phóng điện trong tự nhiên với cường độ nhỏ
D. Sét là tiếng nổ khi có sự tiếp xúc giữa đám mây với mặt đất
- Câu 26 : Tìm phương án đúng khi giải thích hiện tượng hồ quang điện
A. Là hiện tượng phóng điện trong không khí mà không có tác nhân ion hoá.
B. Tác nhân ion hoá trong hiện tượng hồ quang điện là ánh sáng của chính nó.
C. Là sự dẫn điện trong không khí với tác nhân ion hoá bởi nhiệt của sự va chạm giữa các hạt dẫn điện với điện cực.
D. Là sự dẫn điện trong không khí với hiệu điện thế đặt vào các điện cực rất lớn.
- Câu 27 : Chọn những thiết bị áp dụng sự phóng điện trong không khí
A. Đèn hình tivi
B. Bugi trong động cơ nổ
C. Đèn cao áp
D. Đèn sợi đốt
- Câu 28 : Một dòng điện được tạo ra trong một ống chứa khí hidro, khi có một hiệu điện thế đủ cao giữa hai điện cực của ống. Chất khí bị ion hoá và các electron chuyển động về cực dương, các ion dương về cực âm. Cường độ và chiều của dòng điện chạy qua ống khí này khi có 4,2.1018 electron và 2,2.1018 proton chuyển động qua tiết diện của ống trong mỗi giây là:
A. I = 1,024 A; từ cực dương sang cực âm
B. I = 0,32 A; từ cực dương sang cực âm
C. I = 1,024 A; từ cực âm sang cực dương
D. I = 0,32 A; từ cực âm sang cực dương
- Câu 29 : Những chất nào dưới đây không phải là chất bán dẫn?
A. Silic (Si)
B. Gecmani (Ge)
C. Lưu huỳnh (S)
D. Sunfua chì (PbS)
- Câu 30 : Điều kiện tác động làm xuất hiện cặp electron-lỗ trống trong chất bán dẫn là
A. độ ẩm của môi trường
B. âm thanh
C. ánh sáng thích hợp
D. siêu âm
- Câu 31 : Để tạo ra chất bán dẫn loại n, người ta pha thêm tạp chất, cách pha tạp chất đúng là
A. Ge + As
B. Ge + In
C. Ge + S
D. Ge + Pb
- Câu 32 : Để tạo ra chất bán dẫn loại p, người ta pha thêm tạp chất, cách pha tạp chất đúng là
A. Si + As
B. Si + B
C. Si + S
D. Si + Pb
- Câu 33 : Chọn phát biểu đúng khi nói về các hạt tải điện trong chất bán dẫn
A. Các hạt tải điện trong chất bán dẫn luôn bao gồm cả electron dẫn và lỗ trống
B. Các hạt tải điện trong chất bán dẫn loại p chỉ là chỗ trống
C. Các hạt tải điện trong chất bán dẫn loại n chỉ là electron
D. Cả hai loại hạt tải điện gồm electron dẫn và lỗ trống đều mang điện âm
- Câu 34 : Tính chất của điôt bán dẫn là
A. Chỉnh lưu và khuếch đại
B. Trộn sóng
C. Ổn áp và phát quang
D. Chỉnh lưu và dao động
- Câu 35 : Tranzito là dụng cụ bán dẫn có ba chân, cấu tạo của nó có số lớp chuyển tiếp là
A. 4 lớp
B. 3 lớp
C. 2 lớp
D. 1 lớp
- Câu 36 : Trên hình a, b là đường đặc tuyến vôn-ampe của một điôt dẫn (dòng điện thuận và dòng điện ngược). Biết hệ số chỉnh lưu của một điôt bán dẫn đước xác định bằng tỉ số giữa trị số của cường độ dòng điện thuận (Ith) và cường độ dòng điện ngược (Ing) ứng với cùng một giá trị tuyệt đối của hiệu điện thế đặt vào điôt. Hệ số chỉnh lưu của điôt này ở hiệu điện thế 1,5V là:
A. 13,6
B. 1,0
C. 1,5
D. 6,8
- Câu 37 : Chọn câu sai về điôt chỉnh lưu:
A. Với cùng một hiệu điện thế ngược đặt vào một điôt chỉnh lưu, cường độ dòng điện ngược tăng khi nhiệt độ tăng.
B. Có thể dùng điôt phát quang để làm thí nghiệm minh họa tính chỉnh lưu của điôt.
C. Phôtôđiôt có thể tạo ra dòng điện, nếu lớp chuyển tiếp p – n của nó được chiếu bằng ánh sáng thích hợp, khi hai của của Phôtôđiôt được nối với một điện trở.
D. Có thể thay thế một tranzito n – p – n bằng hai điôt mắc chung ở phía bán dẫn loại p.
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 26 Khúc xạ ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 27 Phản xạ toàn phần
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 1 Điện tích và định luật Cu-lông
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 2 Thuyết Êlectron và Định luật bảo toàn điện tích
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 28 Lăng kính
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 29 Thấu kính mỏng
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 30 Giải bài toán về hệ thấu kính
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 34 Kính thiên văn
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 33 Kính hiển vi
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 32 Kính lúp