Đề ôn tập Chương Cơ học môn Vật Lý 6 Trường THCS Q...
- Câu 1 : Phát biểu nào sau đây về khối lượng riêng là đúng?
A. Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.
B. Nói khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3 có nghĩa là 1 cm3 sắt có khối lượng 7800 kg.
C. Công thức tính khối lượng riêng là D = m.V.
D. Khối lượng riêng bằng trọng lượng riêng.
- Câu 2 : Gọi d và D lần lượt là trọng lượng riêng và khối lượng riêng. Mối liên hệ giữa d và D là:
A. D = 10d
B. d = 10D
C. d = 10/D
D. D + d = 10
- Câu 3 : Hiện tượng nào sau đây xảy ra đối với khối lượng riêng của nước khi đun nước trong một bình thủy tinh?
A. Khối lượng riêng của nước tăng
B. Khối lượng riêng của nước giảm
C. Khối lượng riêng của nước không thay đổi
D. Khối lượng riêng của nước lúc đầu giảm sau đó mới tăng
- Câu 4 : Muốn đo khối lượng riêng của quả cầu bằng sắt người ta dùng những dụng cụ gì?
A. Chỉ cần dùng một cái cân
B. Chỉ cần dùng một lực kế
C. Cần dùng một cái cân và bình chia độ
D. Chỉ cần dùng một bình chia độ
- Câu 5 : Biết rằng trọng lượng của vật càng giảm khi đưa vật lên càng cao so với mặt đất. Khi đưa một vật lên cao dần, kết luận nào sau đây là đúng? Coi trong suốt quá trình đó vật không bị biến dạng.
A. Khối lượng riêng của vật càng tăng
B. Trọng lượng riêng của vật giảm dần.
C. Trọng lượng riêng của vật càng tăng.
D. Khối lượng riêng của vật càng giảm.
- Câu 6 : Cho khối lượng riêng của nhôm, sắt, chì, đá lần lượt là 2700 kg/m3, 7800 kg/m3, 11300 kg/m3, 2600 kg/m3. Một khối đồng chất có thể tích 300 cm3, nặng 810g đó là khối
A. Nhôm
B. Sắt
C. Chì
D. Đá
- Câu 7 : Cho hai khối kim loại chì và sắt. Sắt có khối lượng gấp đôi chì. Biết khối lượng riêng của sắt và chì lần lượt là D1 = 7800 kg/m3, D2 = 11300 kg/m3. Tỉ lệ thể tích giữa sắt và chì gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 0,69
B. 2,9
C. 1,38
D. 3,2
- Câu 8 : Nếu sữa trong một hộp sữa có khối lượng tịnh 387 g và thể tích 0,314 lít thì trọng lượng riêng của sữa gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 1,264 N/m3
B. 0,791 N/m3
C. 12643 N/m3
D. 1264 N/m3
- Câu 9 : Đặt một khối sắt có thể tích V1 = 1 dm3 trên đĩa trái của cân Robecvan. Hỏi phải dùng bao nhiêu lít nước (đựng trong bình chứa có khối lượng không đáng kể) đặt lên đĩa phải để cân nằm thăng bằng? Cho khối lượng riêng của sắt là D1 = 7800 kg/m3, của nước là D2 = 1000 kg/m3.
A. 7,8 (l)
B. 78 (l)
C. 7,6 (l)
D. 76 (l)
- Câu 10 : Khối lượng riêng của dầu ăn vào khoảng 800 kg/m3. Do đó, 2 lít dầu ăn sẽ có trọng lượng khoảng bao nhiêu?
A. 18N
B. 16N
C. 14N
D. 12N
- Câu 11 : Máy cơ đơn giản:
A. làm thay đổi phương của trọng lực tác dụng lên vật.
B. giúp con người làm việc có nhanh hơn.
C. giúp con người kéo vật lên với lực kéo lớn hơn trọng lượng của vật.
D. giúp con người nâng vật nặng lên cao dễ dàng hơn.
- Câu 12 : Những loại máy móc, dụng cụ nào sau đây sử dụng nguyên lí của các máy cơ đơn giản:
A. Cầu bập bênh
B. Xe gắn máy
C. Xe đạp
D. Máy bơm nước
- Câu 13 : Chọn câu sai. Trường hợp nao sau đây có thể dùng máy cơ đơn giản?
A. Đưa xe máy lên xe tải
B. Dắt xe máy từ đường vào nhà cao hơn mặt đường
C. Kéo xe máy ra khỏi hố sâu, khi xe bị sa hố
D. Không có trường hợp nào kể trên
- Câu 14 : Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống. Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực…………trọng lượng của vật.
A. nhỏ hơn
B. ít nhất bằng
C. luôn luôn lớn hơn
D. gần bằng
- Câu 15 : Chọn phát biểu sai. Máy cơ đơn giản đã mang lại những lợi ích như thế nào cho con người?
A. giảm hao phí sức lao động.
B. tăng năng suất lao động.
C. thực hiện công việc dễ dàng.
D. gây khó khăn và cản trở công việc.
- Câu 16 : Một người thợ xây muốn dùng lực khoảng 250N để kéo một bao xi măng 50kg lên tầng thứ 10 của tòa nhà đang xây, một học sinh muốn dùng lực lớn hơn 100N để kéo một gàu nước 10kg từ giếng lên, một người nông dân muốn dùng lực khoảng 300N để dịch chuyển một hòn đá 100kg. Muốn vậy:
A. Người thợ xây phải dùng ròng rọc, người học sinh cũng phải dùng ròng rọc, người nông dân phải dùng đòn bẩy.
B. Người thợ xây phải dùng ròng rọc, người học sinh cũng phải dùng ròng rọc, người nông dân phải dùng đòn bẩy.
C. Người thợ xây phải dùng mặt phẳng nghiêng, người học sinh cũng phải dùng mặt phẳng nghiêng, người nông dân phải dùng đòn bẩy.
D. Người thợ xây phải dùng ròng rọc, người học sinh cũng phải dùng ròng rọc, người nông dân phải dùng mặt phẳng nghiêng.
- Câu 17 : Khi đưa một vật có khối lượng 500kg lên theo phương thẳng đứng thì cần sử dụng một lực bằng bao nhiêu?
A. nhỏ hơn 500N
B. nhỏ hơn 5000N
C. ít nhất bằng 500N
D. ít nhất bằng 5000N
- Câu 18 : Để nâng một vật có khối lượng 200 kg lên cao, ta phải có một lực:
A. Lớn hơn 2000 N
B. Nhỏ hơn 2000 N
C. Bằng 2000 N
D. Lớn hơn 1500 N và nhỏ hơn 2000 N
- Câu 19 : Giả sử có 4 người có sức lực như nhau, hợp sức lại để nâng vật nói trên. Tối thiểu, mỗi người phải góp một lực:
A. 500 N
B. 600 N
C. 400 N
D. 250 N
- Câu 20 : Sau một buổi đi chợ, ba bạn Bình, Lan, Chi phát biểu:Bình: Cân Robecvan (cân đĩa) là một máy cơ đơn giản.
A. Chỉ có Bình đúng.
B. Chỉ có Lan đúng.
C. Chỉ có Chi đúng.
D. Cả Bình, Lan cùng đúng.
- Câu 21 : Những dụng cụ nào sau đây có áp dụng máy cơ đơn giản:
A. Xe cút kít đẩy (hoặc) kéo hàng.
B. Đồ mở-nắp chai bia, chai nước ngọt.
C. Triền dốc để dắt xe lên lề đường cao.
D. Cả A,B, C đều là những máy cơ đơn giản.
- Câu 22 : Những dụng cụ nào sau đây không là những máy cơ đơn giản:
A. Xe máy cày.
B. Tấm ván được đặt nghiêng để đưa hàng lên xe tải.
C. Đường dẫn xuống tầng hầm để xe ở những cửa hàng, khách sạn lớn.
D. Cả A, B, C đều không là những máy cơ đơn giản.
- Câu 23 : Chọn câu đúng trong các câu sau về máy cơ đơn giản:
A. Máy cơ đơn giản là ròng rọc.
B. Máy cơ đơn giản là một mặt phẳng nghiêng.
C. Máy cơ đơn giản là đòn bẩy.
D. Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc là những máy cơ đơn giản.
- Câu 24 : Chọn câu sai trong các câu sau về các máy cơ đơn giản:
A. Người ta dùng mặt phẳng nghiêng để đưa hàng lên ô tô tải.
B. Người ta dùng đòn bẩy để đưa vật liệu xây dựng lên tầng cao.
C. Người ta dùng mặt phẳng nghiêng để đưa hàng trên xe tải xuống.
D. Người ta cũng dùng ròng rọc để đưa hàng từ trên tầng cao xuống đất.
- Câu 25 : Chọn câu sai về máy cơ đơn gỉản:
A. Pa lăng để đưa vật liệu xây dựng lên cao là máy cơ đơn giản.
B. Máy bơm nước cũng là một máy cơ đơn giản.
C. Cần trục để kéo nước từ dưới giếng đào lên là máy cơ đơn giản.
D. Kẹp gắp đá (đá uống nước) là máy cơ đơn giản.
- Câu 26 : Chọn câu đúng trong các câu sau về lợi ích của máy cơ đơn giản:
A. Dùng máy cơ đơn giản giúp ta thực hiện công việc được nhanh hơn.
B. Dùng Chọn câu đúng trong các câu sau:máy cơ đơn giản giúp ta thực hiện công việc được dễ dàng và nhẹ nhàng hơn
C. Dùng máy cơ đơn giản chẳng giúp gì được cho ta mà trái lại làm ta thực hiện công việc phức tạp hơn, qua nhiều giai đoạn hơn.
D. Máy cơ đơn giản chỉ duy nhất giúp ta đưa hàng hóa, vật liệu lên cao được nhẹ nhàng hơn mà thôi.
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 24 Sự nóng chảy và sự đông đặc
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 25 Sự nóng chảy và sự đông đặc ( tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 27 Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 28 Sự sôi
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 30 Tổng kết chương 2 Nhiệt học
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 26 Sự bay hơi và sự ngưng tụ
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 29 Sự sôi (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 23 Thực hành đo nhiệt độ
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 22 Nhiệt kế - Nhiệt giai
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 2 Đo độ dài (tiếp theo)