Đề thi giữa kì 2 Sinh học 6 !!
- Câu 1 : Rêu thường sống ở môi trường
A. khô ráo
B. ẩm ướt
C. trong nước
D. nhiều ánh sáng
- Câu 2 : Dựa vào hình thức phát tán chủ yếu, em hãy cho biết quả nào dưới đây không cùng nhóm với những loại quả còn lại?
A. quả chi chi
B. hạt thông
C. quả cây xấu hổ
D. quả ké đầu ngựa
- Câu 3 : Hiện nay trên Trái Đất, nhóm thực vật nào tiến hóa nhất?
A. hạt trần
B. hạt kín
C. quyết
D. tảo
- Câu 4 : Cây nào dưới đây là cây Hai lá mầm?
A. phong lan
B. mía
C. nghệ
D. cam
- Câu 5 : Vi khuẩn có vai trò như thể nào trog thiên nhiên và đời sống con người? ( chú ý câu hỏi có thể có nhiều hơn 1 đáp án đúng)
A. Trong quá trình thực hiện các hoạt động sống, giải phóng oxi, điều hòa khí hậu
B. Phân giải các chất hữu cơ giúp tăng chất dinh dưỡng cho đất
C. Góp phần hình thành than đá và dầu lửa
D. ứng dụng trong công nghệ sinh học, chế biến thực phẩm
- Câu 6 : ở thực vật có hoa, có bao nhiêu tế bào của noãn tham gia vào quá trinhg thụ tinh?
A. 8
B. 3
C. 7
D. 2
- Câu 7 : Hạt của cây nào dưới đây thực chất là quả?
A. đào, táo ta
B. lạc, ổi
C. ngô, dâu tây
D. ổi, cà chua
- Câu 8 : Khi nói về vi khuẩn, nhận định nào dưới đây là đúng? ( chú ý: câu hỏi có thể có nhiều hơn 1 đáp án đúng)
A. Hầu hết vi khuẩn đều có khả năng quang hợp
B. Vi khuẩn phân bố rộng rãi trong thiên nhiên và thường với số lượng lớn
C. Vi khuẩn là những sinh vật nhỏ bé, có cấu tạo đơn giản ( tế bào chưa có nhân hoàn chỉnh)
D. Vi khuản có khả năng sinh sản rât nhanh
- Câu 9 : Đặc điểm nào dưới đây chứng tỏ Tảo là thực vật bậc thấp?
A. sống ở dưới nước
B. chưa có thân, rễ,lá thật sự
C. cơ thể có cấu tạo đa bào
D. chứa chất diệp lục
- Câu 10 : Cây nào dưới đây được xếp vào nhóm thực vật Hạt kín?
A. bèo hoa dâu
B. bèo tấm
C. rau bợ
D. bèo vảy ốc
- Câu 11 : Thực vật nào dưới đây là cây Hạt kín bé nhất hiện nay?
A. bèo tấm
B. rau muống
C. cải
D. mù tạc
- Câu 12 : Trong các đặc điểm dưới đây, đặc điểm nào là đặc điểm chung của tảo?
A. cơ thể đơn bào
B. có rễ chính thức
C. có chất diệp lục
D. dị dưỡng
- Câu 13 : Tại sao người ta lại nói “rừng cây như một lá phổi xanh” của con người ( chú ý câu hỏi có thể có nhiều hơn 1 đáp án đúng)
A. Vì thực vật cung cấp oxi cho hoạt động hô hấp
B. Vì thực vật có tác dụng điều hòa khí hậu
C. Vì thực vật giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường
D. Vì thực vật tạo ra nguồn thức ăn cung cấp cho con người và động vật
- Câu 14 : Nhóm nào dưới đây gồm những cây có quả và hạt thích nghi với hình thức phát tán nhờ gió ?
A. Chò, thìa là, cải, ké đầu ngựa, bồ công anh
B. Trinh nữ, ngải cứu, xoài, trâm bầu,quả ké đầu ngựa
C. Chò, trâm bầu, bồ công anh, hoa sữa
D. Ngô, đậu bắp, cỉa, hoa sữa, nhãn
- Câu 15 : Đặc điểm nào dưới đây có ở mọi loại tảo ?
A. đã có rễ thân lá
B. cơ thể đơn bào
C. sống trong môi trường nước
D. chứa chất diệp lục
- Câu 16 : Đặc điểm nào dưới đây cho thấy rêu tiến hóa hơn tảo ?
A. đã có rễ chính thức
B. thân có mạch dẫn
C. đã có rễ, thân , lá chính thức
D. cà chua, chò, me, dừa
- Câu 17 : thực vật có vai trò như thế nào đối với môi trường tự nhiên ? ( chú ý câu hỏi có thể có nhiều hơn 1 đáp án đúng)
A. tổng hợp các chất hữu cơ làm thức ăn cho người và những động vật khác
B. giữ đất và bảo vệ nguồn nước ngầm
C. giúp điều hòa khí hậu
D. giảm thiểu ô nhiễm môi trường
- Câu 18 : Nhóm quả khô nẻ thường thích nghi với hình thức phát tán nào ?
A. tự phán tán
B. phát tán nhờ gió
C. phát tán nhờ con người
D. phát tán nhờ động vật
- Câu 19 : Cây nào dưới đây có cơ quan sinh sản là nón ?
A. rong mơ
B. dương xỉ
C. thông
D. rêu
- Câu 20 : Nhóm thực vật nào dưới đây gồm những cây Hai lá mầm ?
A. hành, phong lan, bí đỏ, cà chua, bèo tấm
B. rau muống, gừng, bí đỏ, cà chua, mía
C. rau muống, ổi, mướp đắng, cà chua, kinh giới
D. cau, ngọc lan, gừng, bèo tấm, tỏi tây
- Câu 21 : hành động nào dưới đây của con người giúp tăng cường khắc phục suy thái môi trường ? ( chú ý câu hỏi có thể có nhiều hơn 1 đáp án đúng)
A. phá rừng làm nương, rẫy
B. tăng cường trồng cây gây rừng
C. xây dựng các vườn quốc gia
D. tăng cường giáo dục người dân ý thực bảo vệ môi trường
- Câu 22 : Theo em thì cây lúa, cây ngô, cây lạc có quả không? Vì sao?
- Câu 23 : Phân biệt hạt hai lá mầm và hạt một lá nầm, cho ví dụ minh họa
- Câu 24 : Cho hình ảnh “Một vài loại cây hạt kín” dưới đây
- Câu 25 : Quả và hạt được phát tán nhờ gió thường có đặc điểm gì? Cho ví dụ
- Câu 26 : Quả và hạt tự phát tán thường có những đặc điểm gì? Cho ví dụ
- Câu 27 : Nêu những đặc điều kiện bên ngoài và trong cần cho hạt nảy mầm
- Câu 28 : Hãy chọn từ ngữ thích hợp trong các từ: “các ngành Tảo”, “ngành rêu”, “ngành Dương xỉ”, “ngành Hạt trần”, “ngành Hạt kín” để điền vào chỗ trống thay cho các chữ cái A,B,C,D,E trong hình dưới đây
- Câu 29 : Vì sao nói cây có hoa là một thể thống nhất
- Câu 30 : Hãy giải thích vì sao rau trồng trên đất khô cằn, ít được tưới bón thì lá thường không xanh tốt, cây chậm lớn, còi cọc, năng suất thu hoặc sẽ thấp?
- Câu 31 : Vì sao cây trong rừng tạm hay trong thung lũng thân thường vươn cao, các cành tập trung ở ngọn?
- Câu 32 : Em hãy đánh dấu “X” vào bảng sau sao cho phù hợp với các đặc điểm của từng ngành thực vật
- Câu 33 : Kể tên 5 loại cây lương thực và 5 loại cây công nghiệp ?
- Câu 34 : Trình bày vai trò của tảo ?
- Câu 35 : Tảo có những hình thức sinh sản nào ?
- Câu 36 : Biện pháp nào sau đây giúp bảo vệ sự đa dạng thực vật ở Việt Nam ? em hãy điền « đúng/sai »vào bảng dưới đây cho phù hợp
- Câu 37 : Quá trình phát triển của giới thực vật trải qua những giai đoạn chính nào ?
- Câu 38 : Trong các cây sau đây, cây nào thuộc lớp Một lá mầm, cây nào thuộc lớp Hai lá mầm : cây xoài, cây lúa, cây ổi, cây ngô
- Câu 39 : Mẹ Khoa thường gieo trồng hạt rau vào những thùng xốp ngoài ban công. Trước khi gieo, mẹ nhờ Khoa dùng xẻng nhỏ đảo đều và làm nhỏ lớp đất mặt trong thùng xốp. Khoa thắc mắc không biết tại sao phải làm thế. Em hãy giải thích giúp mẹ Khoa để cho Khoa hiểu.
- Câu 40 : Bên cạnh một số cây có ích cũng có một số cây có hại cho sức khỏe con người nếu ta sử dụng chúng không đúng cách. Ví dụ : « cây thuốc phiện » và « cây cần sa ». Em hãy cho biết hai cách gọi này thực chất là tên một loại cây không ?
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 2 Nhiệm vụ của Sinh học
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 1 Đặc điểm của cơ thể sống
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 3 Đặc điểm chung của thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 4 Có phải tất cả thực vật đều có hoa?
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 5 Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 7 Cấu tạo tế bào thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 8 Sự lớn lên và phân chia của tế bào
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 9 Các loại rễ, các miền của rễ
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 10 Cấu tạo miền hút của rễ
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 11 Sự hút nước và muối khoáng của rễ