Đề kiểm tra 1 tiết HK2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2017...
- Câu 1 : Một biện pháp được Mỹ và chính quyền Sài Gòn coi như "xương sống" và "quốc sách" ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1961 - 1965 là
A. lập các "vành đai trắng" để khủng bố lực lượng cách mạng.
B. lập các "khu trù mật".
C. dồn dân lập "ấp chiến lược".
D. phong tỏa biên giới, vùng biển để ngăn cản sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam.
- Câu 2 : Hình thức đấu tranh của quân và dân ta chống chiến tranh đặc biệt của Mỹ?
A. Đấu tranh ngoại giao.
B. Đấu tranh vũ trang.
C. Đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang.
D. Đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh ngoại giao.
- Câu 3 : Điểm khác biệt căn bản về nội dung của Hiệp định Paris 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam với Hiệp định Geneva về Đông Dương là
A. Hiệp định Paris nêu rõ các bên cam kết tôn trọng quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam.
B. Hiệp định Paris quy định các bên trao trả tù bình và dân thường bị bắt trong chiến tranh.
C. Hiệp định Paris yêu cầu các bên cam kết không được dính líu quân sự vào Việt Nam.
D. Hiệp định Paris không cho phép quân đội nước ngoài ở lại miền Nam Việt Nam.
- Câu 4 : Bước vào mùa xuân 1968, ta chủ trương mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam là xuất phát từ
A. sự thất bại của quân Mỹ và quân Sài Gòn trong hai mùa khô (1965 - 1966) và (1966 - 1967).
B. sự ủng hộ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa.
C. so sánh lực lượng đã thay đổi có lợi cho ta và mâu thuẫn ở Mỹ trong năm bầu cử tổng thống.
D. mâu thuẫn giữa Mỹ và chính quyền Sài Gòn đang gay gắt, quân đội Sài Gòn bị cô lập với quân Mỹ.
- Câu 5 : Vì sao Mỹ chấp nhận thương lượng với Việt Nam ở Hội nghị Paris?
A. Bị thất bại trong chiến tranh phá hoại lần thứ hai.
B. Bị đánh bất ngờ trong cuộc tập kích chiến lược của ta vào Tết Mậu Thân 1968.
C. Bị thất bại trong chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.
D. Bị thua trong cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm đánh phá miền Bắc.
- Câu 6 : Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20-12-1960) có vai trò như thế nào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ?
A. Xây dựng lực lượng cách mạng miền Nam.
B. Giữ gìn lực lượng cách mạng chuẩn bị phản công.
C. Đoàn kết toàn dân chống đế quốc và chính quyền tay sai.
D. Lãnh đạo nhân dân miền Nam đấu tranh.
- Câu 7 : Âm mưu cơ bản của "Chiến tranh đặc biệt" (1961 - 1965) Mỹ áp dụng ở miền Nam Việt Nam là gì?
A. Đưa cố vấn Mỹ ào ạt vào miền Nam.
B. Dùng người Việt đánh người Việt.
C. Đưa quân chư hầu vào miền Nam Vệt Nam.
D. Đưa quân Mỹ ồ ạt vào Việt Nam.
- Câu 8 : Sự khác biệt về lực lượng của chiến lược "Chiến tranh cục bộ" so với chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" là
A. lực lượng quân đội Sài Gòn giữ vai trò quan trọng nhất.
B. lực lượng quân đội viễn chinh Mỹ, quân đồng minh giữ vai trò quyết định.
C. sử dụng vũ khí trang thiết bị của Mỹ.
D. lực lượng quân đội viễn chinh Mỹ giữ vai trò quan trọng nhất.
- Câu 9 : Trong 2 năm 1970 - 1971, ý nào sau đây không phải là sự phối hợp của 3 nước Đông Dương trên mặt trận quân sự và chính trị?
A. Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương họp để biểu thị quyết tâm đoàn kết chống Mỹ.
B. Quân đội Việt Nam và Lào đã đập tan cuộc hành quân "Lam Sơn - 719" của quân Sài Gòn và quân Mỹ.
C. Liên quân Lào -Việt tấn công Thượng Lào, giải phóng tỉnh Phongsali.
D. Quân đội Việt Nam và Campuchia đã đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của Mỹ.
- Câu 10 : Trên mặt trận quân sự chiến thắng nào của ta có tính chất mở màn cho việc đánh bại "Chiến tranh đặc biệt" của Mỹ?
A. Ba Gia (Quảng Ngãi).
B. Đồng Xoài (Biên Hòa).
C. Bình Giã (Bà Rịa).
D. Ấp Bắc (Mỹ Tho).
- Câu 11 : Nội dung cơ bản đề cập đến các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam trong Hiệp định Paris là gì?
A. Các bên để cho nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua cuộc tổng tuyển cử tự do.
B. Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả cho nhau tù binh và dân thường bị bắt.
C. Hoa Kỳ rút hết quân viễn chinh và quân chư hầu về nước.
D. Hoa Kỳ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
- Câu 12 : Thắng lợi quan trọng của Hiệp định Paris đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước như thế nào?
A. Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho "ngụy nhào".
B. Đánh cho "Mỹ cút", "ngụy nhào".
C. Phá sản hoàn toàn chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" của Mỹ.
D. Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho "Mỹ cút".
- Câu 13 : Cùng với việc thực hiện "Việt Nam hóa chiến tranh" người Mỹ còn sử dụng thủ đoạn ngoại giao nào?
A. Vận động các nước xã hội chủ nghĩa cô lập nước ta.
B. Khống chế các nước viện trợ cho ta.
C. Thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô.
D. Bắt tay với bọn phản động ở Campuchia và Lào.
- Câu 14 : Trọng tâm của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 ở địa bàn nào?
A. Rừng núi.
B. Nông thôn.
C. Ven biển.
D. Các đô thị.
- Câu 15 : Nixon thực hiện cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai với ý đồ gì?
A. Cứu nguy cho chiến lược "Việt Nam hóa" chiến tranh và tạo thế mạnh trên bàn đàm phán ở Paris.
B. Ngăn chận sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam.
C. Làm lung lay ý chí quyết tâm chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta.
D. Phong tỏa cảng Hải Phòng và các sông, luồng lạch, vùng biển miền Bắc.
- Câu 16 : Trong thời kỳ 1954 - 1975, phong trào nào đánh dấu bước phát triển của cách mạng ở miền Nam Việt Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?
A. Nổi dậy phá Ấp chiến lược.
B. Tìm Mỹ mà đánh, tìm ngụy mà diệt.
C. Phong trào "Đồng khởi".
D. Thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công.
- Câu 17 : Mục tiêu nào không phải của nhân dân miền Nam trong những ngày đầu đấu tranh chống Mỹ - Diệm?
A. Lật đổ chính quyền Mỹ - Diệm.
B. Bảo vệ hòa bình.
C. Đòi thi hành Hiệp định Geneva 1954.
D. Giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.
- Câu 18 : Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi, tháng 8/ 1965) chứng tỏ điều gì?
A. Lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam đã trưởng thành nhanh chóng.
B. Lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam đủ sức đương đầu và đánh bại quân viễn chinh Mỹ.
C. Quân đồng minh Mỹ mất khả năng chiến đấu.
D. Cách mạng miền Nam đã đánh thắng "Chiến tranh cục bộ" của Mỹ.
- Câu 19 : Điểm giống nhau cơ bản nhất giữa "chiến tranh cục bộ" và "Việt Nam hóa chiến tranh" là hình thức
A. Chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, sử dụng quân đội Sài Gòn là chủ yếu.
B. Chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, sử dụng quân đội Mỹ là chủ yếu.
C. Chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.
D. Chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu của Mỹ.
- Câu 20 : Cho các sự kiện sau:1. Nixon tuyên bố mở cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 vào Hà Nội - Hải Phòng.
A. 2 - 1 - 3 - 5 - 4.
B. 2 - 3 - 5 - 1- 4.
C. 2 - 5 - 1 - 3 - 4.
D. 1 - 2 - 3 - 4 - 5.
- Câu 21 : Trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972, quân ta đã chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của địch là
A. Quảng Trị, Đà Nẵng, Sài Gòn.
B. Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
C. Đà Nẵng, Tây Nguyên, Sài Gòn.
D. Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn.
- Câu 22 : Ý nghĩa quan trọng cơ bản của phong trào "Đồng Khởi" là gì?
A. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam thành lập.
B. Giáng dòn nặng nề vào vào chính sách thực dân mới của Mỹ ở Việt Nam.
C. Đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tấn công.
D. Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
- Câu 23 : Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã đề ra
A. phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là đấu tranh đánh đổ ách thống trị của Mỹ - Diệm.
B. đường lối tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa.
C. nhiệm vụ chiến lược chung của cách mạng cả nước và nhiệm cụ thể của cách mạng từng miền.
D. biện pháp giải quyết những khó khăn về kinh tế, xã hội ở miền Bắc.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12