Đề thi giữa HK2 môn Sinh Học 6 năm 2021 Trường THC...
- Câu 1 : Nhóm nào dưới đây gồm những quả đều là quả mọng?
A. quả cà chua, quả dưa hấu,quả cam
B. quả cam,quả lạc,quả dưa hấu
C. quả cải,quả phượng vĩ,quả dưa hấu
D. quả mận,quả đào,quả phượng vĩ
- Câu 2 : Ở thực vật có hoa, hạt do bộ phận nào của hoa biến đổi thành?
A. bầu nhụy
B. bao phấn
C. noãn
D. đầu nhụy
- Câu 3 : Ở thực vật có hoa, quả chứa hạt do bộ phận nào của hoa biến đổi thành?
A. Bao phấn
B. Noãn
C. Chỉ nhị
D. bầu nhụy
- Câu 4 : Vì sao rêu chỉ có thể phát triển được ở nơi ẩm ướt?
A. Chưa có rễ chính thức chỉ có rễ giả, thân và lá chưa có mạch dẫn
B. Có rễ chính thức, thân không phân nhánh
C. Chưa có rễ, thân, lá chính thức
D. Thân, lá đã có mạch dẫn ở mức độ đơn giản, rễ chưa phát triển
- Câu 5 : Khi nói về vi khuẩn, phát biểu đúng?
A. Vi khuẩn có kích thước nhỏ, mỗi tế bào chỉ từ 1 đến vài phần nghìn milimet
B. Vi khuẩn gồm những cơ thể đơn bào, riêng lẻ hoặc có khi xếp thành từng đám, từng chuỗi.
C. Một số vi khuẩn có roi nên có thể di chuyển được, một số ít vi khuẩn có khả năng tự dưỡng
D. Cả 3 đáp án trên
- Câu 6 : Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau: thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục…(1)…của hạt phấn kết hợp với tế bào sinh dục..(2)…có trong noãn tạo thành một tế bào…(3)…
A. (1): đực; (2): cái; (3): hợp tử
B. (1): cái; (2): đực; (3): noãn
C. (1): cái; (2): đực; (3): hợp tử
D. (1): đực; (2): cái; (3): noãn
- Câu 7 : ở thực có hoa, noãn gồm có bao nhiêu nhân?
A. 7
B. 8
C. 5
D. 6
- Câu 8 : Nấm và tảo khác nhau ở đặc điểm nào dưới đây?
A. Nấm sống chủ yếu ở dưới nước còn tảo sống chủ yếu ở trên cạn
B. Nấm có cơ thể đơn bào còn tảo có cơ thể đa bào
C. Nấm không chứa diệp lục còn thảo chứa chất diệp lục
D. Nấm có lối sống hoại sinh còn tảo có lối sống kí sinh
- Câu 9 : Phương pháp nào dưới đây giúp thức ăn hạn chế được ôi thiu?
A. ướp lạnh
B. đậy lồng bàn
C. phơi khô
D. ướp muối
- Câu 10 : Nhiệt độ tốt nhất cho sự phát triển của nấm là?
A. 10oC-15oC
B. 20oC-30oC
C. 35oC-40oC
D. 25oC-30oC
- Câu 11 : Khi bổ dưa hấu, Nam thấy quả có nhiều thịt quả và có thể dễ dàng cắt đôi quả. Dưa hấu là loại?
A. Qủa khô nẻ
B. quả mọng
C. quả hạch
D. Qủa khô không nẻ
- Câu 12 : Dựa vào số lượng noãn trong một hoa, em hãy cho biết cây nào dưới đây không cùng nhóm với những cây còn lại?
A. Vải
B. Xoài
C. Bưởi
D. Chôm chôm
- Câu 13 : Tính đa dạng của thực vật thể hiện ở điều nào dưới đây?
A. số lượng loài
B. sự đa dạng của môi trường sống
C. số lượng cá thể trong mỗi loài
D. Cả 3 đáp án trên
- Câu 14 : Hoạt động nào dưới đây góp phần cải tạo ô nhiễm môi trường?
A. Săn bắt động vật hoang dã
B. Đốt rừng làm nương rẫy
C. Sử dụng thuốc trừ sâu bừa bãi
D. Trồng rừng
- Câu 15 : Bộ phận nào dưới đây không có ở cây rêu?
A. thân
B. lá
C. Rễ thật sự
D. túi bào tử
- Câu 16 : Cây nào dưới đây thuộc lớp Hai lá mầm?
A. Lúa
B. Bưởi
C. Cau
D. Gừng
- Câu 17 : Ở thực vật có hoa, mỗi hạt phấn có bao nhiêu tế bào sinh dục đực tham gia vào quá trình thụ tinh?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 18 : Nhận định nào đúng, khi nói về hình thái bên ngoài của địa?
A. hình cành mắc vào cành cây
B. một búi sợi mắc vào cành cây
C. hình vảy dính chặt vào vỏ cây
D. Cả 3 đáp án trên
- Câu 19 : ở cây thuốc lá, chất độc được con người biết đến nhiều nhất là?
A. nicôtin
B. moocphin
C. Côcain
D. Cafein
- Câu 20 : Nhóm quả nào dưới đây gồm những cây có quả giả?
A. Táo tây, đào lộn hột, sung, dâu tây.
B. mít, bưởi, xoài, vải thiều
C. cà chua, táo, điều, dưa hấu
D. dâu tây, điều, na, ổi
- Câu 21 : Dựa vào số lá mầm, em hãy cho biết hạt nào dưới đây không cùng nhóm với những hạt còn lại?
A. chuối
B. khoai lang
C. hoa hồng
D. đậu tương
- Câu 22 : ở thực vật có hoa, có 2 noãn đã được thụ tinh sẽ hình thành bao nhiêu hạt?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
- Câu 23 : Khi nói về virut, phát biểu nào dưới đây đúng?
A. virut kí sinh bắt buộc trên cơ thể sống khác, thường gây bệnh cho vật chủ
B. virut có kích thước rất nhỏ, chỉ khoảng 12-50 phần triệu milimet
C. virut chưa phải là dạng cơ thể sống điển hình
D. Cả 3 đáp án trên
- Câu 24 : Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau: sau khi thụ tinh, hợp tử phát triển thành…(1)…, noãn phát triển thành…(2)…chứa phôi, …(3)…phát triển thành….(4)…chứa hạt
A. (1): noãn; (2): quả; (3): bao hoa; (4): phôi
B. (1): phôi; (2): bao phấn; (3): bao hoa; (4): quả
C. (1): phôi; (2): hạt; (3): bầu nhụy; (4): quả
D. (1): noãn; (2): hạt; (3): bầu nhụy; (4): phôi
- Câu 25 : Rêu thường sống ở môi trường?
A. khô ráo
B. ẩm ướt.
C. trong nước
D. nhiều ánh sáng
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 2 Nhiệm vụ của Sinh học
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 1 Đặc điểm của cơ thể sống
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 3 Đặc điểm chung của thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 4 Có phải tất cả thực vật đều có hoa?
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 5 Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 7 Cấu tạo tế bào thực vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 8 Sự lớn lên và phân chia của tế bào
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 9 Các loại rễ, các miền của rễ
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 10 Cấu tạo miền hút của rễ
- - Trắc nghiệm Sinh học 6 Bài 11 Sự hút nước và muối khoáng của rễ