Đề kiểm tra học kỳ II vật lý 10 trường THPT Phạm V...
- Câu 1 : Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc là đại lượng được xác định bởi công thức :
A p = ma.
B \(\vec{p}=m.\vec{a}\)
C p = mv
D \(\vec{p}=m.\vec{v}\)
- Câu 2 : Một lò xo đàn hồi chịu tác dụng của một lực kéo làm lò xo bị giãn \(5cm\), khi đó lò xo dự trữ một thế năng đàn hồi \(0,625J\). Độ cứng của lò xo là
A \(125N/m\)
B \(250N/m\)
C \(200N/m\)
D \(500N/m\)
- Câu 3 : Nguyên lí I nhiệt động lực học được diễn tả bởi công thức U = A + Q, với quy ước
A Q < 0 : hệ nhận nhiệt
B A > 0 : hệ nhận công.
C A < 0 : hệ nhận công
D Q > 0 : hệ truyền nhiệt.
- Câu 4 : Công thức tính thế năng đàn hồi của một lò xo ở trạng thái có độ biến dạng Δl là
A Wt = 0,5kΔl.
B Wt = \(\frac{1}{2k}\)(Δl)2
C Wt = \(\frac{1}{2\Delta l}\)k2
D Wt = 0,5k(Δl)2.
- Câu 5 : Người ta truyền cho khí trong xi lanh một nhiệt lượng 450 J. Khí nở ra và thực hiện công 300 J đẩy pit-tông lên. Tính độ biến thiên nội năng của khí
A -150 J.
B -750 J.
C 150 J.
D 750 J.
- Câu 6 : Công cơ học là đại lượng
A Véctơ
B Luôn âm
C Vô hướng.
D Luôn dương
- Câu 7 : Biểu thức sau p1V1 = p2V2 biểu diễn quá trình
A đẳng tích
B đẳng nhiệt
C đẳng áp và đẳng nhiệt
D đẳng áp
- Câu 8 : Đặc điểm và tính chất nào dưới đây không liên quan đến chất rắn kết tinh?
A Có dạng hình học xác định.
B Có nhiệt độ nóng chảy xác định
C Có nhiệt độ nóng chảy không xác định.
D Có cấu trúc tinh thể
- Câu 9 : Nhiệt nóng chảy Q được xác định theo công thức:
A Q = λm.
B \(\text{Q}=\frac{\lambda }{m}\)
C Q = L.m
D \(\text{Q}=\frac{m}{\lambda }\)
- Câu 10 : Biểu thức nào sau đây phù hợp với quá trình đẳng áp của một lượng khí lí tưởng.
A p1 .T1 = p2 .T2
B \(\frac{{{V}_{1}}}{{{T}_{1}}}=\frac{{{V}_{2}}}{{{T}_{2}}}\)
C \(\frac{{{p}_{1}}}{{{p}_{2}}}=\frac{{{V}_{1}}}{{{V}_{2}}}\)
D p ~ V
- Câu 11 : Công suất là đại lượng xác định
A Công thực hiện trong quãng đường 1m.
B Khả năng thực hiện công của vật.
C Công thực hiện trong một thời gian nhất định
D Công thực hiện trong một đơn vị thời gian
- Câu 12 : Một lượng hơi nước ở 1000C có áp suất 1 atm ở trong một bình kín. Làm nóng đẳng tích bình đến 1500C thì áp suất của khối khí trong bình sẽ là:
A 4,75 atm
B 1,13 atm
C 2,75 atm
D 5,2 atm
- Câu 13 : Chọn câu trả lời đúng: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về mối liên hệ giữa hệ số nở khối và hệ số nở dài \(\alpha \)?
A \(\beta = 3\alpha \)
B \(\beta = \sqrt 3 \alpha \)
C \(\beta = {\alpha ^3}\)
D \(\beta = \frac{\alpha }{3}\)
- Câu 14 : Kéo một xe goòng bằng một sợi dây cáp với một lực bằng 150N. Góc giữa dây cáp và mặt phẳng ngang là 30°. Sau 10s xe chạy được 200m. Tính công suất trung bình của xe?
A 2,598 kW
B 3kW
C 15 KW
D 3,464 kW
- Câu 15 : Đặc tính nào là của chất rắn đa tinh thể?
A Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.
B Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.
C Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.
D Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.
- Câu 16 : Một vật rơi tự do từ độ cao \(24m\) xuống đất, lấy \(g = 10{\rm{ }}m/{s^2}\) ở độ cao nào so với mặt đất động năng bằng \(2\) lần thế năng?
A \(16m\)
B \(12m\)
C \(18m\)
D \(8m\)
- Câu 17 : Độ biến thiên động lượng bằng gì?
A Công của lực F
B Xung lượng của lực
C Công suất
D Động lượng
- Câu 18 : Chọn câu trả lời đúng. Với kí hiệu: \({l_0}\) là chiều dài ở \({0^0}C\); \(l\) là chiều dài ở \({t^0}C\); \(\alpha \) là hệ số nở dài. Biểu thức nào sau đây đúng với công thức tính chiều dài ở \({t^0}C\)?
A \(l = {l_0} + \alpha t\)
B \(l = {l_0}.\alpha t\)
C \(l = {l_0}\left( {1 + \alpha t} \right)\)
D \(l = \frac{{{l_0}}}{{1 + \alpha t}}\)
- Câu 19 : Khi một vật chuyển động trong trọng trường thì cơ năng của vật được xác định theo công thức:
A \(W=\frac{1}{2}mv+mgz\).
B \(W=\frac{1}{2}m{{v}^{2}}+mgz\)
C \(W=\frac{1}{2}m{{v}^{2}}+\frac{1}{2}k{{(\Delta l)}^{2}}\)
D \(W=\frac{1}{2}m{{v}^{2}}+\frac{1}{2}k.\Delta l\)
- Câu 20 : a. Tính nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi 2 lít nước đựng trong một ấm nhôm có khối lượng 340g từ 250C. Bỏ qua sự hao phí do truyền nhiệt ra không khí. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K và của nước là 4200J/kg.K.b. Một dây điện ở 20°C dài 1800m. Hãy xác định chiều dài của dây điện này, khi nhiệt độ tăng lên đến 50°C về mùa hè. Cho biết hệ số nở dài của dây điện là α =11,5.10-6 K-1.
A a) 652440J b) 1800,621m
B a) 632440J b) 1810,621m
C a) 6524J b) 1800,621m
D a) 6520J b) 1800,621m
- Câu 21 : Một con lắc lò xo bố trí theo phương nằm ngang (như hình vẽ).Gồm một lò xo có chiều dài tự nhiên l0=25cm, độ cứng K = 200N/mvà một vật nặng có khối lượng m = 100g. Từ vị trí cân bằng(lò xo không bị biến dạng và vật nặng m đứng yên) kéo vật đến vị trí lò xo có chiều dài l = 30cm rồi thả nhẹ. Lấy gốc thế năng tại vị trí cân bằng.a. Hãy tính cơ năng con lắc?b. Trong quá trình chuyển động vật nặng m luôn chịu tác dụng của lực ma sát có µ = 0,15. Tính vận tốc cực đại mà vật đạt được? Lấy g = 10m/s2.
A a) 0,2J; b) 2,2m/s
B a) 0,25J; b) 2,2m/s
C a) 0,2J; b) 2,5m/s
D a) 0,25J; b) 2,5m/s
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 34 Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 35 Biến dạng cơ của vật rắn
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 36 Sự nở vì nhiệt của vật rắn
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 37 Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 38 Sự chuyển thể của các chất
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 39 Độ ẩm của không khí
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 1 Chuyển động cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 2 Chuyển động thẳng đều
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 3 Chuyển động thẳng biến đổi đều
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 4 Sự rơi tự do