Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Vật lý trường THPT ch...
- Câu 1 : Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U = 120 V, tần số f = 50 Hz vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần, tụ điện và cuộn dây không cảm thuần. Khi nối hai đầu cuộn dây bằng một ampe kế có điện trở rất nhỏ thì số chỉ của nó là A. Nếu thay ampe kế bằng vôn kế có điện trở rất lớn thì nó chỉ 60 V, đồng thời điện áp tức thời giữa hai đầu vôn kế lệch pha π/3 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch. Tổng trở của cuộn dây là:
A 60 Ω.
B 50 Ω.
C 20 Ω.
D 40 Ω.
- Câu 2 : Một chất điểm dao động theo phương trình x = 6cos(4πt + π/2) cm. Vận tốc của chất điểm tại thời điểm t = 1/12 s là
A – 12π cm/s.
B 18π cm/s.
C 12π cm/s.
D – 18πcm/s.
- Câu 3 : Cho đoạn mạch xoay chiều C, R, L mắc nối tiếp với cuộn dây cảm thuần như hình vẽ. Biết điện áp hiệu dụng U = 100 (V), điện áp tức thời hai đầu đoạn mạch AN và trên đoạn mạch MB lệch pha nhau góc π/3 nhưng giá trị hiệu dụng bằng nhau. Điện áp hiệu dụng hai đầu tụ điện là:
A 50 V.
B 20 V.
C 40 V.
D 100 V.
- Câu 4 : Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng khoảng cách giữa hai khe là a = 2 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là D = 1 m, ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,5 μm. Khoảng cách giữa vân sáng bậc 3 và vân sáng bậc 5 ở hai bên so với vân sáng trung tâm là:
A 1,25 mm.
B 2 mm.
C 0,50 mm.
D 0,75 mm.
- Câu 5 : Nguyên tử hiđrô được kích thích để chuyển lên quỹ đạo dừng M. Khi nó chuyển về các trạng thái dừng có mức năng lượng thấp hơn thì sẽ phát ra:
A một bức xạ.
B hai bức xạ.
C ba bức xạ.
D bốn bức xạ.
- Câu 6 : Mắc một cuộn dây cảm thuần có độ tự cảm L vào mạng điện xoay chiều tần số 60 Hz thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua cuộn dây là 12 A. Nếu mắc cuộn dây trên vào mạng điện xoay chiều cùng điện áp hiệu dụng nhưng tần số 1000 Hz thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua cuộn dây là:
A 200 A.
B 0,05 A.
C 1,4 A.
D 0,72 A.
- Câu 7 : Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa của ánh sáng đơn sắc, hai khe hẹp cách nhau 1 mm, mặt phẳng chứa hai khe cách màn quan sát 1,5 m. Khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp là 3,6 mm. Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm này bằng
A 0,40 μm.
B 0,48 μm.
C 0,76 μm.
D 0,60 μm.
- Câu 8 : Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Thời gian ngắn nhất để năng lượng điện trường giảm từ giá trị cực đại xuống còn một nửa giá trị cực đại là 1,5.10-4 s. Thời gian ngắn nhất để điện tích trên tụ giảm từ giá trị cực đại xuống còn một nửa giá trị đó là:
A 4.10-4 s.
B 3.10-4s.
C 12.10-4 s.
D 2.10-4 s.
- Câu 9 : Một mũi nhọn S chạm vào mặt nước dao động điều hoà với tần số f = 40 Hz. Người ta thấy rằng hai điểm A và B trên mặt nước cùng nằm trên phương truyền sóng cách nhau một khoảng a = 20 cm luôn dao động vuông pha nhau. Biết tốc độ truyền sóng nằm trong khoảng từ 4 m/s đến 6 m/s. Tốc độ đó gần đúng với giá trị nào sau đây ?
A 5,7 m/s.
B 5,3 m/s.
C 4,6 m/s
D 4,2 m/s
- Câu 10 : Trong mạch dao động LC lí tưởng có dao động điện từ tự do thì:
A năng lượng điện trường và năng lượng từ trường luôn không đổi.
B năng lượng điện trường tập trung ở cuộn cảm.
C năng lượng từ trường tập trung ở tụ điện.
D năng lượng điện từ của mạch được bảo toàn.
- Câu 11 : Kết luận nào sau đây là sai ?
A Tia hồng ngoại và tử ngoại có thể dùng để sấy sản phẩm nông nghiệp, tia X có thể dùng để kiểm tra các khuyết tật của sản phẩm công nghiệp.
B Quang phổ liên tục phụ thuộc nhiệt độ của nguồn phát, quang phổ vạch phát xạ phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn phát.
C Người ta thường dùng tia hồng ngoại để điều khiển từ xa các thiết bị điện tử.
D Tia tử ngoại bị nước hấp thụ mạnh.
- Câu 12 : Cường độ dòng điện xoay chiều luôn luôn trễ pha so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch khi:
A đoạn mạch có R và L mắc nối tiếp.
B đoạn mạch chỉ có tụ điện C.
C đoạn mạch có R và C mắc nối tiếp.
D đoạn mạch có L và C mắc nối tiếp.
- Câu 13 : Để có thể xem chương trình truyền hình phát sóng qua vệ tinh, người ta dùng anten thu sóng trực tiếp từ vệ tinh, qua bộ xử lí tín hiệu rồi đưa đến màn hình. Sóng điện từ mà anten thu trực tiếp từ vệ tinh thuộc loại:
A sóng trung.
B sóng ngắn.
C sóng dài.
D sóng cực ngắn.
- Câu 14 : Thực hiện thí nghiệm giao thoa khe I-âng với nguồn bức xạ đơn sắc. Điểm M trên màn quan sát có vân sáng bậc 2. Từ vị trí ban đầu của màn, ta dịch chuyển màn ra xa hai khe một đoạn 40 cm thì tại M quan sát thấy vân tối thứ 2. Từ vị trí ban đầu của màn, ta dịch chuyển màn lại gần hai khe một đoạn 40 cm thì tại M quan sát thấy:
A vân sáng bậc 3.
B vân sáng bậc 4.
C vân tối thứ 4.
D vân tối thứ 3.
- Câu 15 : Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc, khoảng vân sẽ:
A giảm đi khi tăng khoảng cách giữa hai khe và màn quan sát.
B giảm đi khi tăng khoảng cách hai khe.
C không thay đổi khi thay đổi khoảng cách giữa hai khe và màn quan sát.
D tăng lên khi tăng khoảng cách giữa hai khe.
- Câu 16 : Một vật nhỏ dao động theo phương trình x = 4cos(ωt – π/3) cm. Gọi T là chu kì dao động của vật. Pha của vật dao động tại thời điểm t = T/3 là
A 0 rad.
B – π/3 rad.
C 2π/3 rad.
D π/3 rad.
- Câu 17 : Đặt một điện áp xoay chiều có giá hiệu dụng U vào hai đầu mạch điện không phân nhánh RLC thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở R, hai đầu cuộn cảm thuần L, hai đầu tụ điện C lần lượt là UR, UL, UC. Hệ thức đúng là:
A U2 = (UR + UL)2 +U2C.
B U2 = U2R + (UL - UC)2.
C U = UR+ ( UL-UC ).
D U = UR + UL+ UC .
- Câu 18 : Một kim loại có giới hạn quang điện là 0,3 µm. Công thoát của êlectron ra khỏi kim loại đó là:
A 6,625.10-22J.
B 6,625.10-25J.
C 6,625.10-16J.
D 6,625.10-19J.
- Câu 19 : Cảm giác âm phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
A Tai người nghe và thần kinh thị giác.
B Môi trường truyền âm và tai người nghe.
C Nguồn âm, tai người nghe và môi trường truyền âm
D Nguồn âm và môi trường truyền âm.
- Câu 20 : Chọn đáp án sai.Đặt một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng ổn định U vào hai đầu mạch điện không phân nhánh gồm điện trở thuần R (không đổi), tụ điện C, cuộn dây cảm thuần L. Khi xảy ra cộng hưởng điện thì:
A
B điện áp cực đại hai đầu cuộn cảm bằng điện áp cực đại hai đầu tụ điện.
C công suất tiêu thụ trong mạch đạt giá trị cực đại.
D hệ số công suất cosφ =1.
- Câu 21 : Tia hồng ngoại có khả năng:
A giao thoa và nhiễu xạ.
B ion hóa không khí mạnh.
C đâm xuyên mạnh.
D kích thích một số chất phát quang.
- Câu 22 : Gọi năng lượng của phôtôn ánh sáng đỏ, ánh sáng lục và ánh sáng vàng lần lượt là: εĐ, εL và εV. Sắp xếp chúng theo thứ tự năng lượng giảm dần là:
A εL > εV > εĐ
B εV > εL > εĐ
C εL > εĐ > εV
D εĐ > εV > εL
- Câu 23 : Tại hai điểm A và B trên mặt nước có hai nguồn sóng kết hợp, ngược pha nhau, cùng biên độ a, bước sóng là 10 cm. Coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Điểm M trên mặt nước cách A, B những đoạn 25 cm, 35 cm sẽ dao động với biên độ bằng:
A 0.
B a.
C a.
D 2a.
- Câu 24 : Mạch xoay chiều gồm cuộn dây không thuần cảm nối tiếp với tụ điện có điện dung C biến đổi được. Đặt vào hai đầu mạch một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U. Khi C = C0 thì điện áp hiệu dụng trên tụ đạt giá trị cực đại UCmax = U. Điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn dây tính theo U là
A U.
B U.
C 2U.
D U.
- Câu 25 : Một mạch dao động điện từ lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Trong mạch đang có dao động điện từ tự do. Biết điện tích cực đại trên một bản tụ điện là Q0 và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là I0. Tần số dao động được tính theo công thức:
A
B
C
D
- Câu 26 : Người ta dùng hạt prôtôn có động năng Kp = 5,45 MeV bắn vào hạt nhân 49Be đứng yên, gây ra phản ứng hạt nhân tạo thành hạt α và một hạt X bay ra. Hạt α có động năng Kα = 4,00 MeV và bay ra theo hướng vuông góc với hướng chuyển động của prôtôn tới. Lấy gần đúng khối lượng của các hạt nhân tính theo đơn vị u bằng số khối của chúng. Động năng của hạt X bằng
A 1,825 MeV.
B 2,025 MeV.
C 3,575 MeV.
D 4,575 MeV.
- Câu 27 : Trong điều trị ung thư, bệnh nhân được chiếu xạ với một liều xác định nào đó từ một nguồn phóng xạ. Biết nguồn có chu kì bán rã là 4 năm. Khi nguồn được sử dụng lần đầu thì thời gian cho một liều chiếu xạ là 10 phút. Hai năm sau đó, thì thời gian cho một liều chiếu xạ là
A 20 phút.
B 14 phút.
C 10 phút.
D 7 phút.
- Câu 28 : Xét phản ứng hạt nhân: \({}_{13}^{27}Al + \alpha \to {}_{15}^{30}P + n\). Cho khối lượng của các hạt nhân mAl = 26,9740 u, mP = 29,9700 u, mα = 4,0015 u, mn = 1,0087 u, 1u = 931,5 MeV/c2. Phản ứng đó
A tỏa năng lượng ≈ 2,98 MeV.
B thu năng lượng ≈ 2,98 MeV.
C tỏa năng lượng ≈ 29,8 MeV.
D thu năng lượng ≈ 29,8 MeV.
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất