- Các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai...
- Câu 1 : Từ năm 1945 đến năm 1973, Mỹ giữ vị trí như thế nào trong nền kinh tế thế giới?
A Đứng đầu thế giới về công nghiệp vũ trụ, điện hạt nhân.
B Là trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
C Có sản lượng dầu, mỏ, than, thép cao nhất thế giới.
D Chiếm 25% giá trị tổng sản phẩm của toàn thế giới.
- Câu 2 : Từ giữa thập niên 1990 đến năm 2000, đặc điểm của nền kinh tế các nước Tây Âu là
A phục hồi và phát triển trở lại.
B khủng hoảng và suy thoái kéo dài.
C phát triển nhanh thần kì.
D phát triển xen kẽ những cuộc khủng hoảng.
- Câu 3 : Thành tựu nổi bật về Khoa học – kĩ thuật của Mĩ trong năm 1969 là
A chế tạo thành công bom nguyên tử
B giải mã được bản đồ gen người
C tạo ra cừu Đôli
D đưa người lên mặt trăng
- Câu 4 : Mĩ đã có biện pháp gì để thực hiện “Chiến lược toàn cầu” trong những năm 1945 - 1973?
A Tạo áp lực quân sự, buộc các nước tư bản sau chiến tranh phải phục tùng Mĩ.
B Cùng với Anh, Pháp chiến đấu bảo vệ hệ thống thuộc địa cũ trên thế giới.
C Kêu gọi các nước tư bản Đồng minh thiết lập nền thống trị của chủ nghĩa thực dân mới ở các nước thế giới thứ ba.
D Phát động các nước Tư bản chủ nghĩa tiến hành cuộc “Chiến tranh lạnh”, gây ra các cuộc chiến tranh cục bộ, can thiệp vào nội bộ nhiều nước
- Câu 5 : Biểu hiện nào sau đây không phản ánh tình hình kinh tế của Nhật Bản từ năm 1950 – 1973?
A Phát triển nhanh chóng với tộc độ “thần kì”, tăng trưởng cao.
B Trở thành cường quốc tư bản đứng thứ hai sau Mỹ.
C Trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính của thế giới.
D Phát triển xen lẫn với những cuộc suy thoái ngắn.
- Câu 6 : Nội dung nào sau đây không thuộc biện pháp hiện thực hóa chính sách đối ngoại của Mĩ thời kì sau “Chiến tranh lạnh”?
A Thực hiện chiến lược “Cam kết và mở rộng”.
B Thực hiện chiến lược “Đánh đòn phủ đầu”.
C Thực hiện chiến lược “Vượt trên ngăn chặn”.
D Giương cao ngọn cờ dân chủ, can thiệp vào công việc nội bộ của các nước.
- Câu 7 : Bối cảnh lịch sử nào sau đây không tác động đến việc đề ra chính sách đối ngoại của Mĩ trong thời kì chiến tranh lạnh (1945 - 1991)?
A Trật tự hai cực Ianta đang hình thành.
B Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới.
C Trật tự hai cực Ianta tan rã, trật tự thế giới mới chưa định hình.
D Mĩ trở thành nước giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản.
- Câu 8 : Đâu không phải là nguyên nhân đưa Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới?
A Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật
B Vai trò quản lý, điều tiết của nhà nước
C Hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ Cộng đồng châu Âu (EC)
D Khai thác, bóc lột thuộc địa
- Câu 9 : Ý nào sau đây là thách thức nội tại của Nhật Bản đối với sự phát triển công nghiệp trong giai đoạn 1952-1973?
A Phụ thuộc vào nguồn nguyên, nhiên liệu nhập khẩu
B Sự tàn phá của thiên tai
C Sự cạnh tranh của Mĩ, Tây Âu
D Thiếu thị trường
- Câu 10 : Điểm chung trong phát triển kinh tế của các nước Tây Âu, Mĩ và Nhật Bản trong giai đoạn 1991 – 2000 là
A Phát triển thần kì và đạt được nhiều bước tiến vượt bậc.
B Có trữ lượng vàng gấp 5 lần các nước tư bản khác.
C Là một trong ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới.
D Mở rộng giao thương với nhiều nước Đông Nam Á và ASEAN.
- Câu 11 : Nguyên nhân chung quyết định đến sự phát triển của các nước tư bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A Vai trò điều tiết quản lý của nhà nước
B Đội ngũ lao động có trình độ kĩ thuật cao
C Trình độ tập trung sản xuất và tư bản cao
D Áp dụng thành tựu khoa học- kĩ thuật vào sản xuất
- Câu 12 : Các học thuyết, chiến lược cụ thể của các đời tổng thống Mĩ đều nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược gì?
A Trở thành bá chủ thế giới
B Xóa bỏ hoàn toàn chủ nghĩa xã hội trên thế giới
C Đàn áp phong trào cách mạng thế giới
D Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh
- Câu 13 : Nguyên nhân dẫn đến chính sách đối ngoại của Mĩ bị thất bại ở nhiều nơi sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A một mình Mĩ không thể thực hiện chiến lược toàn cầu
B các đồng minh của Mĩ là Nhật, Tây Âu không thống nhất mục tiêu trong chính sách đối ngoại
C xu thế tất yếu của thời đại, phong trào giải phóng dân tộc sau thế chiến thứ 2 dâng cao
D sự lớn mạnh của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, sự sai lầm trong chính sách đối ngoại, sự giúp đỡ các nước XHCN và các lực lượng tiến bộ
- Câu 14 : Bài học quan trọng từ sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai mà Việt Nam có thể vận dụng vào công cuộc đổi mới đất nước hiện nay là
A Tranh thủ các nguồn viện trợ từ bên ngoài
B Hạn chế ngân sách quốc phòng để tập trung phát triển kinh tế
C Đầu tư phát triển giáo dục con người
D Tăng cường vai trò quản lý điều tiết của nhà nước
- Câu 15 : Chủ nghĩa tư bản hiện đại không mang đặc điểm chính nào sau đây?
A Xu hướng “nhất thể hóa quốc tế” diễn ra ở nhiều khu vực.
B Cách mạng khoa học – kĩ thuật làm cho đời sống được nâng cao.
C Tồn tại những mâu thuẫn và tệ nạn xã hội chưa thể khắc phục.
D Quá trình tập trung vốn ngày càng lớn, các công ty độc quyền ra đời.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12