Đề thi thử THPT Quốc Gia - Môn Vật Lý năm 2017- Đề...
- Câu 1 : Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, ánh sáng được dung là ánh sáng đơn sắc. Ban đầu khe S cách đều hai khe S1 và S2.Trên màn thu được một hệ vân giao thoa. Khi cho khe S dịch một đoạn ngắn theo phương song song với hai khe S1 và S2 thì
A Khoảng vân không đổi.
B Độ rộng của trường giao thoa giảm.
C Số vân quan sát tăng.
D Vân trung tâm dịch chuyển cùng chiều S.
- Câu 2 : Phát biểu nào sau đây về động cơ không đồng bộ ba pha là sai?
A Roto của động cơ quay với tốc độ góc nhỏ hơn tốc độ góc từ trường quay.
B Hai bộ phận chính của động cơ là roto và stato.
C Nguyên tắc hoạt động của động cơ dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ và sử dụng từ trường quay.
D Vecto cảm ứng từ của từ trường quay trong động cơ luôn thay đổi cả về hướng và trị số.
- Câu 3 : Một đoạn mạch nối tiếp RLC có Zc = 80 Ω, ZL biến đổi được.Cho độ tự cảm của cuộn cảm thuần tang lên 1,5 lần so với giá trị lúc có cộng hưởng điện thì điện áp hai đầu đoạn mạch lệch pha π/4 so với cường độ dòng điện chạy trong mạch. Giá trị của R là:
A 20 Ω
B 60 Ω
C 30 Ω
D 40 Ω
- Câu 4 : Ở mặt nước có hai nguồn giống nhau A,B cách nhau 1 khoảng AB= 12cm đang dao động vuông góc với mặt nước tạo ra sóng có bước sóng 1,6 cm. M và N là hai điểm khác nhau thuộc mặt nước, cách đều hai nguồn và cách trung điểm I của AB một khoảng 8cm. Số điểm dao động cùng pha với hai nguồn trên đoạn MN bằng
A 5
B 6
C 7
D 3
- Câu 5 : Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi thì điện áp hiệu dụng trên các phần tử R,L,C lần lượt là 60V, 130V, 50V.Nếu thay tụ C bằng C’ để mạch có cộng hưởng điện thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở R là
A 130V
B 75√2V
C 100V
D 100√2
- Câu 6 : Một nguồn âm S có công suất P phát sóng đều mọi phương. Hai điểm A,B nằm trên nửa đường thẳng xuất phát từ S. Mức cường độ âm tại A là 80 dB, tại B là 60dB. Mức cường độ âm tại trung điểm M của AB là
A 70 dB
B 72dB
C 75 dB
D 65 dB
- Câu 7 : Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đoạn mạch chỉ có cuộn dây thuần cảm?
A Đối với dòng điện xoay chiều, cuộn day thuần cảm cản trở dòng điện và cản trở đó tăng theo tần số của dòng điện.
B Đối với dòng điện không đổi, cuộn cảm thuần có tác dụng như một điện trở thuần.
C Dòng điện xoay chiều chạy qua cuộn dây thuần cảm không gây ra sự tỏa nhiệt trên cuộn cảm.
D Điện áp giữa hai đầu cuộn dây thuần cảm nhanh pha π/2 so với dòng điện xoay chiều chạy qua nó.
- Câu 8 : Có hai dao động điều hòa cùng phương x1 = 8cos(5πt –π/2)(cm); x2 = A2cos(5πt +π/3)(cm). Dao động tổng hợp x = x1 + x2 = Acos (5πt +φ)(cm).Để A nhỏ nhất thì φ và A2 là
A π/6 và 4cm
B -π/6 và 4cm
C π/6 và 4√3cm
D -π/6 và 4√3cm
- Câu 9 : Cho mạch điện xoay chiều RLC măc nối tiếp, cuộn dây thuần cảm. Biết L= CR2. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều ổn định, đoạn mạch có cùng hệ số công suất với hai giá trị của tần số góc ω1 = 50π (rad/s); ω2 = 200π (rad/s). Hệ số công suất của đoạn mạch bằng
A 1/ √2
B 1/2
C 3/ √12
D 2/ √13
- Câu 10 : Phát biểu nào sau đây sai khi nói về dao động điều hòa?
A Dao động điều hòa là dao động mà li độ được mô tả bằng định luật dạng sin (hoặc cosin) theo thời gian x = Acos(ωt + φ), trong đó A, ω, φ là những hằng số.
B Dao động điều hòa có thể được coi như hình chiếu của một chuyển động tròn đều xuống một đường thẳng nằm trong mặt phẳng quỹ đạo.
C Dao động điều hòa có thể được biểu diễn bằng một vecto không đổi.
D Khi một vật dao động điều hòa thì động năng của vật cũng dao động tuần hoàn.
- Câu 11 : Một vật dao động điều hòa với chu kì T = 1,0s. Lúc t=2,5s, vật qua vị trí có li độ x =-5√2 cm với vận tốc v = -10π√2 cm/s. Phương trình dao động của vật là
A x = 10cos(2πt - 3π/4) (cm).
B x = 5√2cos(2πt +π/4) (cm).
C x = 10cos(2πt -π/4) (cm).
D x = 5√2cos(2πt -π/4) (cm).
- Câu 12 : Đoạn mạch có điện trở 40Ω mắc nối tiếp với cuộn dây. Điện áp xoay chiều đặt vào hai đầu đoạn mạch là 200√2cos100πt (V). Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở là 60V, giữa hai đầu cuộn dây là 160V. Điện trở thuần của cuộn dây là:
A 60 Ω
B 40 Ω
C 80 Ω
D 135 Ω
- Câu 13 : Trong các tính chất sau, tính chất nào không phải tính chất của sóng điện từ?
A Sóng điện từ lan truyền được trong các môi trường vật chất và trong chân không.
B Tốc độ truyền sóng điện từ phụ thuộc vào môi trường truyền.
C Sóng điện từ tuân theo các định luật phản xạ và khúc xạ như ánh sáng tại mặt ngăn cách giữa các môi trường.
D Sóng điện từ không bị môi trường truyền sóng hấp thụ.
- Câu 14 : Một con lắc gồm một quả cầu nhỏ khối lượng m=200g và một lò xo lý tưởng có độ dài tự nhiên l0 =24cm, độ cứng k = 49N/m. Cho quả cầu dao động điều hòa với biên độ 4cm xung quanh vị trí cân bằng trên đường dốc chính của một mặt phẳng nghiêng(góc nghiêng α = 300 so với mặt phẳng ngang).Lấy g = 9,8m/s2, bỏ qua mọi ma sát.Khi vật dao động thì chiều dài lò xo thay đổi trong phạm vi
A Từ 20 cm đến 28cm.
B Từ 22 cm đến 30cm.
C Từ 24 cm đến 32 cm.
D Từ 18 cm đến 26cm.
- Câu 15 : Cho mạch dao động L, C.Biết điện tích trên tụ điện phụ thuộc thời gian theo biểu thức: \(q = 3\cos \left( {{{10}^5}t + \frac{\pi }{2}} \right)\left( {{\rm{ }}\mu C} \right)\). Cường độ dòng điện cực đại chạy trong mạch là:
A 0,3A
B 0,3mA
C 3.105A
D 3.10-5A
- Câu 16 : Mạch dao động gồm cuộn dây có độ tự cảm L=1,2.10-4H và một tụ điện có điện dung C=3nF.Điện trở của cuộn dây là R=0,4Ω.Để duy trì dao động điện từ trong mạch với hiệu điện thế cực đại U0=9V trên tụ điện phải cung cấp cho mạch một công suất
A 0,492mW
B 0,680mW
C 0,365mW
D 0,405mW
- Câu 17 : Bom nhiệt hạch dùng phản ứng D + T → He + n. Biết khối lượng của các hạt nhân D,T,He lần lượt là mD = 2,0136u; mT = 3,0160u; mHe = 4,0015u,khối lượng của hạt n là mn = 1,0087u.Năng lượng tỏa ra khi 1 kmol heli được tạo thành là:
A 1,09.1027MeV.
B 1,74.1015J.
C 18,07MeV.
D 1,89.1015J.
- Câu 18 : Ban đầu có một mẫu 21084Po nguyên chất. Hạt nhân này phân rã α chuyển thành đồng vị bền X với chu kì bán rã 138 ngày. Ở thời điểm khảo sát, tỉ lệ số hạt chất X và Po trong mẫu là 103:15. Tuổi của mẫu chất là
A 276 ngày
B 552 ngày
C 414 ngày
D 138 ngày
- Câu 19 : Đặt điện áp u=100√2cos100πt(V) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R=100 Ω, cuộn cảm thuần L và tụ điện C thay đổi được.Khi thay đổi điện dung tụ điện đến C1 và C2> C1 thì công suất tiêu thụ trong mạch cùng bằng P nhưng cường độ dòng điện tức thời trong hai trường hợp lệch pha nhau π/3. Giá trị của P bằng
A 75√3 W
B 100 W
C 75 W
D 150 W
- Câu 20 : Điện năng ở một trạm phát điện được truyền đi dưới điện áp (ở đầu đường dây tải) là 20kV, hiệu suất của quá trình truyền tải điện là H=77,5%.Công suất điện truyền không đổi. Khi tăng điện áp ở đầu đường dây tải điện lên 50kV thì hiệu suất của quá trình truyền tải đạt giá trị
A 96,4%
B 92,8%
C 94,6%
D 98,6%
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất