Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Sinh học 7 năm 2020 - T...
- Câu 1 : Ngành giun dẹp cơ thể có đối xứng hay không?
A. Cơ thể có hình dạng không cố định
B. Không đối xứng
C. Đối xứng tỏa tròn
D. Đối xứng hai bên
- Câu 2 : Ngành giun dẹp gồm các đại diện nào dưới đây?
A. Sán lông, sán dây
B. Sán lông, sán lá, sán dây
C. Sán lông, sán lá
D. Sán lá, sán dây
- Câu 3 : Ngành giun dẹp, loài nào sống tự do?
A. Sán dây
B. Không loài nào
C. Sán lông
D. Sán lá
- Câu 4 : Sán lá gan thích nghi với lối sống nào?
A. Ngoài môi trường
B. Kí sinh
C. Ở biển
D. Đáp án khác
- Câu 5 : Vật chủ trung gian thường thấy của sán lá gan là gì?
A. Trai
B. Hến
C. Cá
D. Ốc
- Câu 6 : Nơi kí sinh của sán lá gan ở trâu, bò là ở đâu?
A. Gan
B. Tim
C. Phổi
D. Ruột
- Câu 7 : Vì sao sán lá gan được xếp chung với ngành giun dẹp?
A. Cơ thể dẹp có đối xứng hai bên
B. Chúng có lối sống tự do
C. Chúng có lối sống kí sinh
D. Chúng đều có lá sán
- Câu 8 : Đặc điểm nào sau đây có ở vòng đời của sán lá gan?
A. Sán trưởng thành sẽ kết bào xác vào mùa đông.
B. Ấu trùng sán có tỉ lệ trở thành sán trưởng thành cao.
C. Thay đổi nhiều vật chủ và qua nhiều giai đoạn ấu trùng.
D. Trứng, ấu trùng và kén có hình dạng giống nhau.
- Câu 9 : Sán lông và sán lá gan giống nhau ở điểm nào sau đây?
A. Lối sống.
B. Mức độ phát triển thị giác.
C. Phương thức di chuyển.
D. Hình dạng cơ thể.
- Câu 10 : Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sauSán lá gan đẻ nhiều trứng, trứng gặp nước nở thành ấu trùng …(1)… và sau đó ấu trùng kí sinh trong …(2)…, sinh sản cho ra nhiều ấu trùng …(3)…, loại ấu trùng này rời khỏi ốc bám vào cây cỏ, bèo, cây thủy sinh và biến đổi trở thành …(4)…. Nếu trâu bò ăn phải cây cỏ có kén sán sẽ bị nhiễm bệnh sán lá gan.
A. (1) : có đuôi ; (2) : cá ; (3) : có lông bơi ; (4) : trứng sán
B. (1) : có đuôi ; (2) : ốc ; (3) : có lông bơi ; (4) : kén sán
C. (1) : có lông bơi ; (2) : ốc ; (3) : có đuôi ; (4) : kén sán
D. (1) : có lông bơi ; (2) : cá ; (3) : có đuôi ; (4) : trứng sán
- Câu 11 : Giun đũa loại các chất thải qua đâu?
A. Miệng
B. Bề mặt da
C. Huyệt
D. Hậu môn
- Câu 12 : Tác hại của giun đũa kí sinh là gì?
A. Viêm gan
B. Tắc ruột, đau bụng
C. Suy dinh dưỡng
D. Đau dạ dày
- Câu 13 : Giun đũa sinh sản bằng gì?
A. Sinh sản vô tính
B. Tái sinh
C. Thụ tinh ngoài
D. Thụ tinh trong
- Câu 14 : Ý nghĩa sinh học của việc giun đũa cái dài và mập hơn giun đũa đực là gì?
A. Giúp tăng khả năng ghép đôi vào mùa sinh sản.
B. Giúp tận dụng được nguồn dinh dưỡng ở vật chủ.
C. Giúp con cái bảo vệ trứng trong điều kiện sống kí sinh.
D. Giúp tạo và chứa đựng lượng trứng lớn.
- Câu 15 : Cấu tạo cơ thể nào giúp giun đũa chui rúc di chuyển dễ dàng trong môi trường kí sinh?
A. Có lớp vỏ cutin
B. Có lớp cơ dọc
C. Ruột thẳng
D. Có hậu môn
- Câu 16 : Phát biểu nào sau đây về giun đũa là đúng?
A. Cơ thể dẹp hình lá.
B. Sống tự do.
C. Có lỗ hậu môn.
D. Tuyến sinh dục kém phát triển.
- Câu 17 : Giun đũa gây ảnh hưởng như thế nào với sức khỏe con người?
A. Hút chất dinh dưỡng ở ruột non, giảm hiệu quả tiêu hoá, là cơ thể suy nhược.
B. Số lượng lớn sẽ làm tắc ruột, tắc ống dẫn mật, gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
C. Sinh ra độc tố gây hại cho cơ thể người.
D. Cả A và B đều đúng.
- Câu 18 : Nhờ đâu mà giun đũa không bị tiêu hủy bởi các dịch tiêu hóa trong ruột non người?
A. Lớp vỏ cutin
B. Cơ thể hình ống
C. Di chuyển nhanh
D. Có hậu môn
- Câu 19 : Giun đũa chui được qua ống mật nhờ đặc điểm nào sau đây?
A. Giác bám tiêu giảm.
B. Đầu nhọn
C. Cơ dọc kém phát triển.
D. Không có cơ vòng.
- Câu 20 : Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau:Trứng giun đũa theo …(1)… ra ngoài, gặp ẩm và thoáng khí phát triển thành dạng …(2)… trong trứng. Người ăn phải trứng giun, đến …(3)… thì ấu trùng chui ra, vào máu, qua gan, tim, phổi rồi về lại ruột non lần hai mới kí sinh tại đây.
A. (1): nước tiểu; (2): kén; (3): ruột non.
B. (1): mồ hôi; (2): ấu trùng; (3): ruột già.
C. (1): phân; (2): ấu trùng; (3): ruột non.
D. (1): phân; (2): kén; (3): ruột già.
- Câu 21 : Vì sao khi kí sinh trong ruột non, giun đũa không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa?
A. Vì giun đũa có lớp vỏ cuticun bọc ngoài cơ thể.
B. Vì giun đũa có khả năng kết bào xác khi dịch tiêu hóa tiết ra.
C. Vì giun đũa chui rúc dưới lớp niêm mạc của ruột non nên không bị tác động bởi dịch tiêu hóa.
D. Cả A, B, C đều đúng.
- Câu 22 : Cơ thể giun đũa trưởng thành dài bao nhiêu?
A. 15cm
B. 35cm
C. 25cm
D. 5cm
- Câu 23 : Số lượng trứng mà giun đũa cái đẻ mỗi ngày khoảng bao nhiêu?
A. 200000 trứng.
B. 2000000 trứng.
C. 2000 trứng.
D. 20000 trứng.
- Câu 24 : Trứng giun đũa xâm nhập vào cơ thể người chủ yếu thông qua đường nào?
A. Đường hô hấp.
B. Đường sinh dục.
C. Đường tiêu hoá.
D. Đường bài tiết nước tiểu.
- Câu 25 : Trong cơ thể người, giun đũa thường kí sinh ở đâu?
A. Gan
B. Cơ bắp
C. Ruột non
D. Máu
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 1 Thế giới động vật đa dạng, phong phú
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 2 Phân biệt động vật với thực vật. Đặc điểm chung của động vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 4 Trùng roi
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 8 Thủy tức
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 9 Đa dạng của ngành Ruột khoang
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 10 Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 11 Sán lá gan
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 12 Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 5 Trùng biến hình và trùng giày
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 6 Trùng kiết lị và trùng sốt rét