30 bài tập Phong trào dân chủ 1936 - 1939 mức độ d...
- Câu 1 : Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936) khẳng định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương là
A =Chống đế quốc và chống phong kiến
B Chống phát xít và chống chiến tranh
C Chống chiến tranh và bảo vệ hòa bình
D Chống chế độ phản động thuộc địa và tay sai
- Câu 2 : Tại hội nghị tháng 7 -1936, xác định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng tư sản dân quyền Đông Dương là:
A đánh đổ đế quốc Pháp và phong kiến, tay sai phản động
B chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh
C tịch thu ruộng đất của địa chủ, chia cho dân cày nghèo
D tập trung mũi nhọn đấu tranh chống kẻ thù chính là phát xít Nhật
- Câu 3 : Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 3- 1938, Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương đổi tên thành :
A Mặt trận Liên Việt
B Mặt trận Việt Minh
C Mặt trận phản đế Đông Dương
D Mặt trận Dân chủ Đông Dương
- Câu 4 : : Phong trào dân chủ 1936-1939 đã buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách cụ thể về
A dân sinh,dân chủ.
B quyền tự do, dân chủ
C quyền dân tộc tự quyết
D quyền tự do ngôn luận
- Câu 5 : Tháng 11/1939, tên gọi của Mặt trận ở Đông Dương là gì?
A Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương
B Mặt trận dân chủ Đông Dương
C Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương
D Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương
- Câu 6 : Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII (7-1935) đã có chủ trương thành lập
A Mặt trận dân chủ ở các nước tư bản.
B Mặt trân nhân dân ở các nước.
C Măt trận dân chủ ở các nước thuộc địa.
D Đảng Cộng sản ở mỗi nước.
- Câu 7 : Phong trào đấu tranh nào của nhân dân ta được đánh giá là cuộc tập dượt lần thứ hai cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945?
A Phong trào cách mạng 1930 – 1931
B Phong trào giải phóng dân tộc 1936 – 1939
C Cao trào kháng Nhật cứu nước từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945
D Phong trào dân chủ 1936 – 1939
- Câu 8 : Yếu tố khách quan tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong những năm 1936-1939 là
A Chính phủ Pháp cử phái viên sang điều tra tình hình Đông Dương.
B Quốc tế Cộng sản tổ chức Đại hội lần thứ VII.
C ở Đông Dương có Toàn quyền mới.
D Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp.
- Câu 9 : Phương pháp đấu tranh của cách mạng Đông Dương được xác định trong thời kì 1936 – 1939 là kết hợp
A đấu tranh công khai và hợp pháp.
B đấu tranh công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.
C đấu tranh bí mật và bất hợp pháp.
D đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
- Câu 10 : Một trong những khó khăn của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1936 – 1939 là
A chính phủ Pháp cử phái viên sang điều tra tình hình Đông Dương
B hệ thống tổ chức của Đảng và quần chúng chưa được phục hồi.
C chính quyền thực dân ở Đông Dương đẩy mạnh khai thác thuộc địa.
D có nhiều đảng phái chính trị tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng.
- Câu 11 : Tại sao trong giai đoạn 1936 – 1939, Đảng lại đưa một số cán bộ của Đảng ra hoạt động công khai?
A Tình hình thế giới thay đổi có lợi cho cách mạng nước ta.
B Chính phủ Pháp thi hành một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa.
C Tình hình trong nước thay đổi, lực lượng cách mạng lớn mạnh.
D Thực hiện Nghị quyết của Quốc tế Cộng sản.
- Câu 12 : Ỷ nghĩa lởn nhất của phong trào Đông Dương đại hội trong cuộc vận động dân chù 1936 - 1939 ở Việt Nam là gì?
A Đông đảo quần chúng lao động đã được thức tỉnh, Đảng tích lũy thêm kinh nghiệm lãnh đạo đấu tranh.
B Uy tín của Đảng Cộng sản Đông Dương được nâng cao.
C Thực dân Pháp phải ban hành luật lao động ngày làm 8 giờ.
D Thực dân Pháp ở Đông Dương phải thả tù chính trị.
- Câu 13 : Cơ sở để Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra đường lối đấu tranh trong những năm 1936 – 1939 là
A Nghị quyết Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản và hoàn cảnh lịch sử trong nước.
B Chính phủ của Mặt trận nhân dân Pháp đã lên cầm quyền ở Pháp thi hành một số chính sách tiến bộ ở thuộc địa.
C Tình hình thế giới có nhiều thay đổi do Chủ nghĩa phát xít xuất hiện và sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản.
D Đời sống của mọi tầng lớp nhân dân Đông Dương hết sức khó khăn, yêu cầu dân sinh dân chủ trở nên bức thiết.
- Câu 14 : Trong các sự kiện dưới đây sự kiện nào không thuộc phong trào đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh dân chủ của nhân dân Việt Nam thời kì 1936 - 1939?
A Cuộc mittinh kỉ niệm ngày Quốc tế lao động (1 - 5 - 1938).
B Cuộc bầu cử vào viện Dân Biểu Trung Kì (1937).
C Phong trào Đông Dương Đại hội (8 - 1936).
D "Đón rước" phái viên Gôđa và Toàn quyền Brêviê (1937).
- Câu 15 : Nhân dân Việt Nam hăng hái tham gia phong trào dân chủ 1936 – 1939 là do đời sống của họ
A Có phần ổn định.
B Khó khăn, cực khổ.
C Được cải thiện hơn.
D Không quá khó khăn.
- Câu 16 : Đâu không phải là thành công mà phong trào dân chủ 1936 – 1939 đạt được
A Khối liên minh công – nông được hình thành
B Đảng đã có một cuộc tập dượt chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa.
C Buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách.
D Đảng đã tập hợp được lực lượng chính trị hùng hậu cho cách mạng.
- Câu 17 : Trong thời kì 1936-1939, tại sao chỉ có Đảng Cộng sản Đông Dương là mạnh nhất?
A Vì được nhân dân ủng hộ nhất
B Vì có tổ chức chặt chẽ và chủ trương rõ ràng.
C Vì có nhiều đảng viên nhất
D Vì xây dựng được cơ sở Đảng ở khắp cả nước
- Câu 18 : Phong trào Đông Dương đại hội đã vận dụng hình thức đấu tranh nào?
A Bất hợp pháp.
B Công khai, bất hợp pháp.
C Công khai, hợp pháp.
D Bán công khai, bán hợp pháp.
- Câu 19 : Cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 kết thúc khi
A chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
B Chính phủ phái hữu cầm quyền ở Pháp, bọn phản động thuộc địa phản công phong trào cách mạng.
C Liên Xô – thành trì của phong trào cách mạng suy yếu do bị chủ nghĩa đế quốc tấn công.
D Đảng Cộng sản Đông Dương phải rút vào hoạt động bí mật.
- Câu 20 : Một chính sách mới được Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp thi hành ở Đông Dương giai đoạn 1936 – 1939 là:
A công nhận được nghỉ ngày chủ nhật có lương.
B tạm dừng hoạt động khai thác thuộc địa.
C nới rộng quyền tự do báo chí.
D triệu tập Đông Dương đại hội.
- Câu 21 : Yếu tố khách quan nào đã tạo thuận lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong những năm 1936 - 1939?
A Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp.
B Chủ nghĩa phát xít xuất hiện, chuẩn bị gây Chiến tranh thế giới thứ hai
C Ở Đông Dương có viên Toàn quyền mới.
D Pháp cử một phái đoàn sang điều tra tình hình Đông Dương.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12