20 bài tập giao thoa sóng mức độ thông hiểu
- Câu 1 : Trong hiện tượng giao thoa của hai sóng kết hợp, cùng pha trên mặt nước. Những điểm cso biên độ dao động cực đại thì hiệu đường đi của hai sóng là (với k = 0; ±1; ±2….)
A d2 – d1 = kλ
B d2 – d1 = (k+ 0,5)λ
C d2 – d1 = kπ
D d2 – d1 = 2kπ
- Câu 2 : Tại hai điểm A và B trên mặt nước có hai nguồn phát sóng kết hợp, dao động theo phương thẳng đứng. Phần tử nước tại trung điểm O của đoạn AB không dao động. Hai nguồn sóng đó dao động
A lệch pha nhau góc π/2.
B ngược pha nhau.
C lệch pha nhau góc π/3.
D cùng pha nhau.
- Câu 3 : Trong thí nghiệm giao thoa sóng ở mặt nước, hai nguồn kết hợp đặt tại hai điểm A và B dao động cùng pha theo phương thẳng đứng. Sóng truyền trên mặt nước có bước sóng là 4 cm. Trên đoạn thẳng AB, khoảng cách giữa hai cực đại giao thoa liên tiếp là
A 1 cm.
B 2 cm.
C 8cm
D 4 cm
- Câu 4 : Trong thí nghiệm giao thoa trên mặt nước, hai nguồn đồng bộ, trong khoảng giữa hai nguồn thì
A Số vân cực đại luôn bằng số điểm dao động cực đại trên đoạn nối hai nguồn.
B Số vân cực đại luôn bằng số đường cực tiểu
C Số vân cực đại luôn lớn hơn số đường cực tiểu
D Số vân cực đại luôn bằng số điểm không dao động trên đường nối hai nguồn.
- Câu 5 : Trong thí nghiệm giao thoa sóng ở mặt nước, hai nguồn kết hợp đặt tại hai điểm A và B dao động cùng pha theo phương thẳng đứng. Sóng truyền trên mặt nước có bước sóng là 4 cm. Trên đoạn thẳng AB, khoảng cách giữa hai cực đại giao thoa liên tiếp là
A 4 cm
B 1 cm
C 8 cm
D 2 cm
- Câu 6 : Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự giao thoa sóng?
A Điều kiện để có giao thoa sóng là các sóng phải là các sóng kết hợp nghĩa là phải cùng tần số và có hiệu số pha không đổi theo thời gian.
B Giao thoa là sự tổng hợp của hai hay nhiều sóng trong không gian.
C Quỹ tích những điểm có biên độ cực đại luôn luôn là một hyperbole
D Tại những điểm không dao động, hiệu đường đi của hai sóng bằng một số nguyên lần nửa bước sóng.
- Câu 7 : Trong thí nghiệm về giao thoa sóng mặt nước, hai nguồn kết hợp S1; S2 dao động với tần số 13 Hz và cùng pha. Tại điểm M cách A một đoạn 21 cm, cách B một đoạn 19 cm sóng có biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực của S1S2 không có cực đại nào khác. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là
A 46 cm/s.
B 28 cm/s.
C 40 cm/s.
D 26 cm/s.
- Câu 8 : Trong hiện tượng giao thoa sóng cơ với hai nguồn kết hợp A, B (khác biên độ và pha ban đầu). Điều kiện tại một điểm bất kỳ dao động với biên độ cực tiểu là
A
hai sóng ngược pha tại đó.
B
hai sóng lệch pha nhau bất kỳ.
C
hai sóng vuông pha tại đó.
D hai sóng cùng pha tại đó.
- Câu 9 : Ở mặt nước, tại hai điểm A và B có hai nguồn kết hợp dao động cùng pha theo phương thắng đứng, phát ra hai sóng có cùng bước sóng 4 cm. Điểm M cách A, B lần lượt là d1 = 12 cm và d2 = 24 cm thuộc vân giao thoa
A cực đại bậc 3.
B cực tiểu thứ 3.
C cực đại bậc 4.
D cực tiểu thứ 4.
- Câu 10 : Trên mặt nước nằm ngang có hai nguồn sóng S1, S2 dao động theo phương thẳng đứng với phương trình \({{\text{u}}_{\text{1}}}\text{ = }{{\text{u}}_{\text{2}}}\text{ = 5cos (20 }\!\!\pi\!\!\text{ t + }\!\!\pi\!\!\text{ )}\)cm và tạo ra hiện tượng giao thoa sóng. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là 20 cm/s. Một điểm M trên mặt nước cách S1 đoạn 15 cm và cách S2 đoạn 20 cm. Điểm M thuộc đường
A cực tiểu thứ 4
B cực đại bậc 3
C cực tiểu thứ 3
D cực đại bậc 4
- Câu 11 : Trên mặt chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp giống nhau A và B dao động với cùng biên độ 2 cm, cùng tần số 20 Hz, tạo ra trên mặt chất lỏng hai sóng truyền đi với tốc độ 40 cm/s. Điểm M trên mặt chất lỏng cách A đoạn 18 cm và cách B 7 cm có biên độ dao động bằng
A 4cm
B 0
C 2cm
D
- Câu 12 : Trong hiện tượng giao thoa của hai sóng phát ra từ hai nguồn dao động cùng pha, những điểm trong môi trường truyền sóng dao động với biên độ cực đại khi hiệu đường đi của hai sóng có giá trị nào trong các biểu thức nêu sau đây: (Cho k là các số nguyên.)
A
B
C
D
- Câu 13 : Giả sử A và Β là hai nguồn sóng kết hợp có cùng phương trình dao động là u = Acosωt. Xét điểm M bất kỳ trong môi trường cách A một đoạn d1 và cách B một đoạn d2. Độ lệch pha của hai dao động của hai sóng khi đến M là:
A $$\Delta \varphi = {{\pi ({d_2} - {d_1})} \over {2\lambda }}$$
B $$\Delta \varphi = {{\pi ({d_2} - {d_1})} \over \lambda }$$
C $$\Delta \varphi = {{\pi ({d_2} + {d_1})} \over \lambda }$$
D $$\Delta \varphi = {{\pi ({d_2} + {d_1})} \over {2\lambda }}$$
- Câu 14 : Cho hai nguồn sóng kết hợp cùng biên độ,cùng pha tạo ra giao thoa trên mặt thoáng một chất lỏng,vị trí các điểm có biên độ cực đại được xác định bởi công thức đúng nào sau đây:
A \({d_2}--{d_1} = \left( {2k + 1} \right)\lambda ;\,\,k = 0; \pm 1; \pm 2...\)
B \({d_2}--{d_1} = \left( {k + \frac{1}{2}} \right)\lambda ;\,k = 0; \pm 1; \pm 2...\)
C \({d_2}--{d_1} = 2k\lambda ;\,\,k = 0; \pm 1; \pm 2...\)
D \({d_2}--{d_1} = k\lambda ;\,k = 0; \pm 1; \pm 2...\)
- Câu 15 : Trong hiện tượng giao thoa của hai nguồn sóng cùng tần số và cùng pha. Biết λ là bước sóng, k là số nguyên. Những điểm tại đó biên độ dao động cực tiểu là những điểm mà hiệu đường đi của hai sóng từ nguồn truyền tới bằng :
A (k + 0,5)λ
B \(\left( {k + 0,5} \right).\frac{\lambda }{2}\)
C (2k + 1)λ
D kλ
- Câu 16 : Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, người ta thấy các điểm trên mặt nước và cách đều hai nguồn luôn dao động với biên độ cực đại. Nhận xét nào sau đây là đúng về trạng thái dao động của hai nguồn?
A Hai nguồn dao động cùng pha.
B Hai nguồn dao động vuông pha.
C Hai nguồn dao động lệch pha \(\Delta \varphi \).
D Hai nguồn dao động ngược pha.
- Câu 17 : Trong thí nghiệm giao thoa sóng, người ta tạo ra trên mặt chất lỏng hai nguồn A và B dao động đồng pha, cùng tần số f = 5 Hz và cùng biên độ. Trên đoạn AB ta thấy hai điểm dao động cực đại liên tiếp cách nhau 2 cm. Vận tốc truyền pha dao động trên mặt chất lỏng là
A 10 cm/s.
B 25 cm/s.
C 20 cm/s.
D 15 cm/s.
- Câu 18 : Hai nguồn S1, S2 cùng tần số, độ lệch pha không đổi, nằm sâu trong một bể nước. M và N là hai điểm trong bể nước có hiệu khoảng cách tới S1và S2 bằng một số lẻ lần nửa bước sóng. M nằm trên đường thẳng nối S1 và S2, N nằm ngoài đường thẳng đó. Khi đó phần tử nước:
A Tại M dao động, tại N đứng yên
B tại M và N đều dao động.
C tại M đứng yên, tại N dao động
D tại M và N đều đứng yên.
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất