40 câu trắc nghiệm tìm khoảng vân giao thoa trên m...
- Câu 1 : Trong thí nghiệm giao thoa I−âng với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách hai khe đến màn là D thì khoảng vân giao thoa là 2 mm. Khoảng cách từ khe S đến mặt phẳng hai khe là d = D/4. Cho khe S dịch chuyển theo phương song song với màn theo chiều dương một đoạn 2 mm thì vân sáng bậc 2 nằm ở toạ độ nào trong số các toạ độ sau?
A. −5 mm.
B. + 4 mm.
C. +12 mm.
D. −12 mm.
- Câu 2 : Một tấm nhôm mỏng, trên có rạch hai khe hẹp song song F1 và F2 đặt trước một màn M một khoảng D = 1,2 m. Đặt giữa màn và hai khe một thấu kính hội tụ, người ta tìm được hai vị trí của thấu kính, cách nhau một khoảng 72 cm cho ta ảnh rõ nét của hai khe trên màn. Ở vị trí mà ảnh lớn hơn thì khoảng cách giữa hai ảnh F1 và F’2 là 3,8 mm. Bỏ thấu kính ra rồi chiếu sáng hai khe bằng một nguồn điểm S phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,656 μm. Tính khoảng vân giao thoa trên màn.
A. 1mm.
B. 0,85mm
C. 0,83mm
D. 0,4mm
- Câu 3 : Trên đường đi của chùm tia sáng do một trong 2 khe của máy giao thoa Y−âng phát ra, người ta đặt một ống thuỷ tinh dày 1 cm có đáy phẳng và song song với nhau. Lúc đầu trong ống chứa không khí,sau đó thay bằng clo. Người ta quan sát thấy hệ vân dịch chuyển đi một đoạn bằng 10 lần khoảng cách giữa 2 vân sáng liên tiếp. Máy được chiếu bằng ánh sáng có 0,589 μm, chiết suất không khí 1,000276. Chiết suất của khí clo là
A. 1,000865.
B. 1,000856.
C. 1,000568.
D. 1,000586.
- Câu 4 : Trong thí nghiệm giao thoa I−âng khoảng cách hai khe 0,8 mm, khoảng cách hai khe đến màn 1,6 m. Giao thoa thực hiện với ánh sáng đoư sắc có bước sóng λ. Nếu giảm bước sóng nó đi 0,2 μm thì khoảng vân giảm 1,5 lần. Nếu thực hiện toong một trường có chiết suất n thì khoảng vân là 0,9 mm. Xác định chiết suất n.
A. 1,25.
B. 1,5.
C. 1,33.
D. 1,6.
- Câu 5 : Thực hiện giao thoa ánh sáng bằng khe I−âng với ánh sáng đcm sắc có bước sóng là λ. Người ta đo khoảng cách giữa 6 vân sáng liên tiếp là 1,2 cm. Nếu thực hiện giao thoa ánh sáng trong nước có chiết suất n = 4/3 thì khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp là bao nhiêu?
A. 1,6 mm.
B. 1,5 mm.
C. 1,8 mm.
D. 2mm.
- Câu 6 : Trong thí nghiệm của Young, cách giữa hai khe S1S2 là 1,3 mm. Nguồn S phát ra ánh sáng đom sắc đặt cách mặt phẳng hai khe một khoảng d và phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,5 μm. Nếu dời S theo phương song song với S1S2 một đoạn 2 mm thì hệ vân dịch chuyển một đoạn bằng 20 khoảng vân. Giá trị d là
A. 0,24 m.
B. 0,26 m.
C. 2,4 m.
D. 2,6 m.
- Câu 7 : Trong thí nghiệm giao thoa I−âng , khoảng cách giữa hai khe 0,2 mm, khoảng cách hai khe đến màn 1 m. Giao thoa thực hiện với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 μm. Nếu môi trường mà ánh sáng truyền có chiết suất 4/3 thì khoảng vân là bao nhiêu?
A. 2,25 mm.
B. 0,225 mm
C. 2 mm.
D. 0,2 mm.
- Câu 8 : Trong thí nghiệm của Young, khoảng cách giữa hai khe S1S2 đến màn là 2 m. Nguồn S phát ra ánh sáng đơn sắc đặt cách mặt phẳng hai khe một khoảng 0,5 m. Neu dời S theo phương song song với S1S2 một đoạn 1 mm thì vân sáng trung tâm sẽ dịch chuyển một đoạn là bao nhiêu trên màn?
A. 3 mm.
B. 4 mm.
C. 2 mm.
D. 5 mm.
- Câu 9 : Trong thí nghiệm giao thoa I−âng khoảng cách giữa hai khe là a, khoảng cách giữa mặt phẳng chứa hai khe và màn ảnh là D. Thí nghiệm thực hiện với ánh sáng đơn sắc toong không khí. Từ vị trí ban đầu của khe S người ta dịch chuyển theo phương song song với màn ảnh (và song song với hai khe) một khoảng b. Hỏi khi đó hệ vân dịch chuyển một khoảng bao nhiêu? Biết khoảng cách từ S đến mặt phẳng chứa hai khe là d (b << d).
A. Dịch chuyển ngược chiều với chiều dịch chuyển của khe S một khoảng bD/d.
B. Dịch chuyển cùng chiều với chiều dịch chuyển của khe S một khoảng bD/d.
C. Dịch chuyển ngược chiều với chiều dịch chuyển của khe S một khoảng dD/b.
D. Dịch chuyển cùng chiều với chiều dịch chuyển của khe S một khoảng dD/b.
- Câu 10 : Một thấu kính hội tụ tiêu cự 60 cm được cưa đôi theo mặt phẳng chứa trục chính và vuông góc với tiết diện của thấu kính, rồi tách ra một đoạn nhỏ 2 mm thành lưỡng thấu kính có các quang tâm là O1 và O2. Nguồn sáng S phát ra bức xạ đơn sắc có bước sóng λ, được đặt trên trục đối xứng của lưỡng thấu kính và cách nó một khoảng 1 m. Đặt sau lưỡng thấu kính một màn ảnh vuông góc với trục đối xứng của lưỡng thấu kính và cách thấu kính một khoảng 4,5 m thì khoảng vân giao thoa là 0,33 mm. Xác định bước sóng.
A. 0,7 (μm).
B. 0,67 (μm).
C. 0,65 (μm).
D. 0,55 (μm).
- Câu 11 : Trong thí nghiệm giao thoa I−âng khoảng cách giữa hai khe là 0,2 mm, khoảng cách hai khe đến màn 1 m. Khoảng cách từ khe S đến mặt phẳng hai khe là 20 cm. Giao thoa thực hiện với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,5 μm. Cho khe S dịch chuyến theo phương song song với màn theo chiều dưong một đoạn 2 mm thì vân sáng bậc 1 nằm ở toạ độ nào trong số các toạ độ sau?
A. −7,5 mm.
B. + 7,5 mm.
C. +12,5 mm.
D. −10mm.
- Câu 12 : Trong thí nghiệm giao thoa I−âng khoảng cách giữa hai khe là 0,2 mm, khoảng cách hai khe đến màn 1 m. Khoảng cách từ khe S đến mặt phẳng hai khe là 20 cm. Giao thoa thực hiện với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,5 μm. Cho khe S dịch chuyến theo phương song song với màn theo chiều dương một đoạn 2 mm thì vân tối thứ nhất kể từ vân sáng hung tâm nằm ở toạ độ nào trong số các toạ độ sau?
A. −7,5 mm.
B. + 7,5 .mm.
C. +11,15 mm.
D. −8,75 mm.
- Câu 13 : Thí nghiệm giao thoa I−âng khoảng cách hai khe 0,6 mm. Khoảng cách từ khe S đến mặt phẳng hai khe 80 cm. Giao thoa với ánh sáng đơn sắc có 0,6 μm. Cho khe S dịch chuyển theo phương song song với màn một đoạn bằng b thì có 3 khoảng vân dịch chuyển qua gốc tọa độ O và lúc này O vẫn là vị trí của vân sáng. Tính b.
A. 1 mm.
B. 0,8 mm.
C. 1,6 mm.
D. 2,4 mm.
- Câu 14 : Thí nghiệm giao thoa I−âng khoảng cách hai khe 0,54 mm. Khoảng cách từ khe S đến mặt phẳng hai khe 50 cm. Giao thoa với ánh sáng đơn sắc có 0,54 μm. Cho khe S dịch chuyển theo phương song song với màn một đoạn 2,5 mm thì gốc tọa độ O là
A. vân tối thứ 3.
B. vân tối thứ 2.
C. vân sáng bậc 3.
D. vân sáng bậc 5.
- Câu 15 : Trong thí nghiệm giao thoa I−âng khoảng cách hai khe 1 mm. Khoảng cách từ S đến mặt phẳng hai khe 50 cm. Giao thoa với ánh sáng đơn sắc 0,5 μm. Cho khe S dịch chuyển song song với màn một đoạn y thì tại gốc tọa độ vẫn là vân sáng. Xác định quy luật của y (với k là số nguyên).
A. y = 0,24k (mm).
B. y = 0,25k (mm).
C. y = 0,5k (mm).
D. y = 0,75k (mm).
- Câu 16 : Trong thí nghiệm giao thoa I−âng với ánh sáng đơn sắc 0,6 μm, khoảng cách hai khe 0,5 mm. Khoảng cách từ S đến mặt phẳng hai khe 50 cm. Cho khe S dịch chuyển theo phương song song với màn một đoạn tối thiểu bằng bao nhiêu để vị trí vân sáng trang tâm chuyển sang vân tối.
A. 1 nm.
B. 0,3 mm.
C. 0,6 mm.
D. 0,4 mm.
- Câu 17 : Thí nghiệm giao thoa I−âng khoảng cách hai khe 0,25 mm. Khoảng cách từ khe S đến mặt phẳng hai khe 60 cm. Giao thoa với ánh sáng đơn sắc có 0,5 μm. Cho khe S dịch chuyển theo phương song song với màn một đoạn tối thiếu bằng bao nhiêu để vị trí của vân sáng trung tâm ban đầu chuyển thành vân tối.
A. 1 mm.
B. 0,8 mm.
C. 0,6 mm.
D. 0,4 mm.
- Câu 18 : Trong thí nghiệm giao thoa I−âng khoảng cách hai khe 0,6 mm. Khoảng cách từ mặt phẳng hai khe đến màn 2 m. Khoảng cách từ khe S đến mặt phẳng hai khe 80 cm. Giao thoa thực hiện với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 μm. Cho khe S dịch chuyển theo phương song song với màn một đoạn tối thiểu bằng bao nhiêu để tại vị trí trên màn có toạ độ x = +1 mm chuyển thành vân sáng.
A. 1 mm.
B. 0,8 mm.
C. 0,6 mm.
D. 0,4 mm.
- Câu 19 : Trong thí nghiệm giao thoa I−âng khoảng cách hai khe 0,6 mm. Khoảng cách từ mặt phẳng hai khe đến màn 2 m. Khoảng cách từ khe S đến mặt phẳng hai khe 80 cm. Giao thoa thực hiện với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 µm. Cho khe S dịch chuyển theo phương song song với màn một đoạn tối thiểu bằng bao nhiêu và theo chiều nào để tại vị trí trên màn có toạ độ x = +1,2 mm chuyển thảnh vân tối.
A. 0,4 mm theo chiều âm.
B. 0,08 mm theo chiều âm.
C. 0,4 min theo chiều dương.
D. 0,08 mm theo chiều dương.
- Câu 20 : Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng đơn sắc qua khe Y−âng, nêu đặt một bàn thủy tinh mỏng trước khe S1 thì
A. hệ vân dời về phía S2.
B. hệ vân dời về phía S1.
C. hệ vân không dịch chuyển.
D. chỉ có vân trung tâm dời về phía S2.
- Câu 21 : Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của I−âng , các khe được chiếu bởi ánh sáng đơn sắc. Khoảng cách hai khe 1 mm và khoảng cách hai khe đến màn 3 m. Đặt ngay sau một trong hai khe một bản mặt song song có chiết suất 1,5 ta thấy hệ thống vân dịch chuyển trên màn quan sát một khoảng 15 mm. Tìm bề dày của bản mặt song song.
A. 1 um.
B. 10 μm.
C. 0,1 pin.
D. 2 μm.
- Câu 22 : Trong thí nghiệm Young vẽ giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm, màn quan sát cách hai khe 2 m, khoảng cách giữa 6 vân sáng liên tiếp là 1,2 cm. Chắn sau khe S1 bằng 1 tấm thủy tinh rất mong có chiết suất 1,5 thì thấy vân sáng trung tâm bị dịch đến vị trí của vân sáng bậc 20 ban đầu. Tính chiều dày của ban thủy tinh
A. 36 μm.
B. 14 μm.
C. 2 μm.
D. 24 μm.
- Câu 23 : Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của I−âng , các khe được chiếu bởi ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Khoảng cách hai khe a và khoảng cách hai khe đến màn D. Đặt ngay sau khe S1 một bản thủy tinh có bề dày e và có chiết suất n ta thấy vân trung tâm ở vị trí I1, còn khi đặt ngay sau khe S2 thì vân trang tâm ở vị trí I2. Khi không dùng bản thủy tinh, ta thấy có k vân sáng trong khoảng I1I2, trong đó có hai vân sáng nằm đúng tại I1 và I2. Tìm bước sóng λ.
A. λ = 2(n − 1 )e/(k −1).
B. λ = 2(n − 1 )e/k.
C. λ = 2(n − l)e/(k +1).
D. λ = 0,5(n − l)e/(k −1).
- Câu 24 : Trong thí nghiệm giao thoa I−âng , khoảng cách giữa hai khe 1,5 mm, khoảng cách hai khe đến màn 3 m. Giao thoa thực hiện với ánh sáng đơn sắc 0,44 μm. Người ta đặt một bản thủy tinh có bề dày 2 (μm) có chiết suất 1,5 trước khe S1. Vị trí nào sau đây là vị trí vân sáng bậc 1.
A. x = 0,88mm.
B. x = 1,32mm.
C. x = 2,88mm.
D. x = 2mm.
- Câu 25 : Trong thí nghiệm giao thoa I−âng , khoảng cách giữa hai khe 1 mm, khoảng cách hai khe đến màn 1 m. Giao thoa thực hiện với ánh sáng đơn sắc 0,4 μm. Người ta đặt một bản thủy tinh có bề dày 0,2 (μm) có chiết suất 1,5 trước khe S1. Vị trí nào sau đây là tọa độ của vân tối thứ 1.
A. x = −0,3mm.
B. x = −0,1mm.
C. x = 2,88mm.
D. x = 2mm.
- Câu 26 : Trong thí nghiệm giao thoa sánh sáng của Iang, khoảng cách giữa hai khe S1 và S2 bằng 0,5mm, khoảng ách giữa màn chứa hai khe và màn ảnh E là 1,5m. Gọi O là tâm màn (giao của trung trực S1S2 và màn E). Khe S1 được chắn bởi một bản hai mặt song song mỏng có chiết suất n = 1,5, bề dày 10μm. Hai khe được chiếu bởi ánh sáng đơn sắc có bước sóng 600 nm. Khoảng cách từ O tới vân sáng bậc 2 có thể là
A. 1,8 mm.
B. 3,6 mm.
C. 11,4 mm.
D. 15,0 mm.
- Câu 27 : Một khe hẹp S phát ra ánh sáng đơn sắc chiếu sáng hai khe S1 và S2 song song, cách đều S và cách nhau một khoảng 0,6 mm. Khoảng cách từ mặt phẳng hai khe đến S là 0,5 m. Chắn khe S1 bằng một bản mỏng thủy tinh có độ dày 0,005 mm chiết suất 1,6. Khe S phải dich chuyển theo chiều nào và bằng bao nhiêu để đưa hệ vân trở lại trí ban đầu như khi chưa đặt bản mỏng
A. khe S dịch về S1 một đoạn 2,2 cm.
B. khe S dịch về S1 một đoạn 2,5 mm.
C. khe S dịch về S2 một đoạn 2,2 mm.
D. khe S dịch về S2 một đoạn 2,5 mm.
- Câu 28 : Một khe hẹp S phát ra ánh sáng đơn sãc chiếu sáng hai khe S1 và S2 song song cách nhau một khoáng 0.6 mm và cách đều S. Khoảng cách từ mặt phẳng hai khe đến S là 0,5 m. Chắn khe S2 bằng một ban móng thúy tinh có độ dàỵ 0,006 mm chiết suất 1,5. Khe S phải dịch chuyển theo chiều nào và bằng bao nhiêu để đưa hệ vân trở lại trí ban đầu như khi chưa đặt bản mỏng
A. khe S dịch về S1 một đoạn 2,2 cm.
B. khe S dịch về S1 một đoạn 2,5 mm.
C. khe S dịch về S2 một đoạn 2,2 mm.
D. khe S dịch về S2 một đoạn 2,5 mm.
- Câu 29 : Trong thí nghiệm giao thoa I−âng , khoảng cách giữa hai khe 1,5 mm, khoảng cách hai khe đến màn 3 m. Giao thoa thực hiện với ánh sáng đơn sắc 0,5 μm. Người ta đặt một bản thủy tinh có bề dày e có chiết suất 1,5 trước khe S1. Bề dày nhỏ nhất của bản thuỷ tinh là bao nhiêu thì tại vị trí x = +0,45 mm (chiều dương cùng chiều với chiều từ S2 đến S1) trở thành vị trí của vân sáng.
A. 1 μm.
B. 0,45 μm.
C. 0,01μm.
D. 0,5 μm.
- Câu 30 : Trong thí nghiệm giao thoa I−âng , khoảng cách giữa hai khe 1,5 rnm, khoảng cách hai khe đến màn 3 m. Giao thoa thực hiện với ánh sáng đơn sắc 0,44 μm. Người ta đặt một bản thủy tinh có bề dày e có chiết suất 1,5 trước khe S1. Bề dày nhỏ nhất của bản thuỷ tinh là bao nhiêu thì tại vị trí x = +0,45 mm (chiều dương cùng chiều với chiều từ S2 đến S1) trở thành vị trí của vân tối.
A. 1 μm
B. 0,44μm
C. 0,01μm
D. 0,5μm
- Câu 31 : Trong thí nghiệm giao thoa I−âng , khoảng cách giữa hai khe 1,5 mm, khoảng cách hai khe đến màn 3 m. Giao thoa thực hiện với ánh sáng đơn sắc 0,44 μm. Người ta đặt một bản thủy tinh có bề dày e có chiết suất 1,5 trước khe S1. Bề dày nhỏ nhất của bản thủy tinh là bao nhiêu thì vị trí x = 0 trở thành vị trí của vân tối.
A. 1 μm.
B. 0,44 μm.
C. 0,4μm.
D. 0,5μm.
- Câu 32 : Trong thí nghiệm I−âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc cho vân giao thoa trên màn E với khoảng vân đo được là 1,2 mm, Biết khe S cách mặt phẳng hai khe S1S2 một khoảng d và mặt phẳng hai khe S1S2 cách màn E một khoảng D = 2d. Nếu cho nguồn S dao động điều hòa theo quy luật u = 2,4cos2πt (mm) (t đo bằng giây) theo phương song song với trục Ox thì khi đặt mắt tại O sẽ thấy có bao nhiêu vân sáng dịch chuyển qua trong 1 giây?
A. 10.
B. 18.
C. 25.
D. 24.
- Câu 33 : Trong thí nghiệm I−âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,5 μm, khe S có bề rộng vô cùng hẹp, hai khe S1 và S2 cách nhau a = 0,5 mm và khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe S1S2 đến màn quan sát E là D = 2 m. Biết khe S cách mặt phẳng hai khe S1S2 một khoảng d = 0,8 m. Nếu cho nguồn S dao động điều hòa theo quy luật u = 10cos2πt (mm) (t đo bằng giây) theo phương song song với trục Ox thì khi đặt mắt tại O sẽ thấy có bao nhiêu vân sáng dịch chuyển qua trong 1 giây?
A. 11.
B. 52.
C. 50.
D. 24.
- Câu 34 : Trong thí nghiệm giao thoa Iang, thực hiện với ánh sáng đơn sắc bước sóng 0,4 μm. Người ta đặt một bán thủy tinh có bề dày 4 μm trước một trong hai khe I−âng thì qua sát thấy có 4 khoảng vàn dịch qua gốc tọa độ. Chiết suất của bản thủy tinh là
A. 1,4.
B. 1,5.
C. 1,6.
D. 1,7.
- Câu 35 : Trong thí nghiệm giao thoa I−âng , thực hiện với ánh sáng đơn sắc bước sóng λ. Nếu đặt một bản thủy tinh có chiết suất 1,6 và có bề dày 4,8 μm trước một trong hai khe I−âng thì qua sát thấy có 4 khoảng vân dịch qua gốc tọa độ. Bước sóng λ bằng
A. 3 μm.
B. 0,45 μm.
C. 0,64 μm.
D. 0,72 μm.
- Câu 36 : Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng đơn sắc qua khe Y−âng, nếu dịch chuyển nguồn S theo phương song song với S1, S2 về phía S1 thì:
A. Hệ vân dời về phía S2.
B. Hệ vân dời về phía S1.
C. Hệ vân không dịch chuyển.
D. Chỉ có vân trung tâm dời về phía S2.
- Câu 37 : Trong thí nghiệm I−âng với bước sóng 0,6 μm với hai khe F1, F2 cách nhau một khoảng a = 0,8 mm, các vân được quan sát qua một kính lúp (ngắm chừng vô cực), tiêu cự f = 4 cm, đặt cách mặt phẳng của hai khe một khoảng L = 40 cm. Tính góc trông khoảng vân.
A. 3,5.10−3 rad.
B. 3,75.10−3 rad.
C. 6,75.10−3 rad.
D. 3,25.10−3 rad.
- Câu 38 : Trong thí nghiệm I−âng với bước sóng 0,64 pin với hai khe F1, F2 cách nhau một khoảng a = 0,9 mm, các vân được quan sát qua một kính lúp (ngắm chừng vô cực), tiêu cự f = 6 cm, đặt cách mặt phẳng của hai khe một khoáng L = 60 cm. Tính góc trông khoảng vân.
A. 3,5.10−3 rad.
B. 6,40.10−3 rad.
C. 6,75.10−3 rad.
D. 3,25.10−3 rad.
- Câu 39 : Trong một thí nghiệm I−âng , hai khe S1, S2 cách nhau một khoảng 1,8 mm. Hệ vân quan sát được qua một kính lúp, dùng một thước đo cho phép ta đo khoảng vân chính xác tới 0,01 mm. Ban đầu, người ta đo 16 khoảng vân được giá trị 2,4 mm. Dịch chuyển kính lúp ra xa thêm 30 cm cho khoảng vân rộng thêm và đo 12 khoảng vân được giá trị 2,88 mm. Tính bước sóng của bức xạ.
A. 0,45 μm.
B. 0,54 μm.
C. 0,432 μm.
D. 0,75 μm.
- Câu 40 : Hai gương phẳng G1 và G2 đặt nghiêng với nhau một góc 0,003 rad. Đặt một khe sáng hẹp song song với giao tuyến của hai gương và cách giao tuyến một khoảng 20 cm, phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,65 μm. Gọi S1 và S2 là hai ảnh ào của S cho bởi hai gương. Các tia sáng phát ra từ S phản xạ trên G1 và G2 tựa như phát ra từ S1 và S2 và truyền tới giao thoa với nhau trên màn ảnh đặt vuông góc mặt phẳng trung trục của S1S2. Khoảng cách từ giao tuyến của hai gương đến màn là 2,8 m. số vân sáng quan sát được trên màn là
A. 15.
B. 16.
C. 11.
D. 13.
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất