Đề thi HK1 môn GDCD 12 năm 2018 - 2019 Trường THPT...
- Câu 1 : Bình đẳng giữa vợ và chồng đối với tài sản chung được hiểu là vợ, chồng
A. có quyền chiếm hữu, khai thác và trao đổi.
B. có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt.
C. có quyền sở hữu, khai thác và đem cho.
D. có quyền sở hữu, sử dụng và đem cho.
- Câu 2 : Các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật
A. bảo bọc.
B. bảo vệ.
C. bảo đảm.
D. bảo hộ.
- Câu 3 : Bình đẳng trong quan hệ hôn nhân và gia đình được hiểu là các thành viên trong gia đình có quyền và nghĩa vụ
A. phụ thuộc vào nhau.
B. khác nhau.
C. ngang nhau.
D. độc lập với nhau.
- Câu 4 : Yếu tố quan trọng để phân biệt sự khác nhau giữa tín ngưỡng với mê tín dị đoan là?
A. Niềm tin.
B. Nguồn gốc.
C. Hậu quả xấu để lại.
D. Nghi lễ.
- Câu 5 : Chị N và anh M thưa chuyện với hai gia đình để được kết hôn với nhau, nhưng bố chị N là ông K không đồng ý và đã cản trở hai người vì anh M theo đạo Thiên Chúa, còn chị N lại không theo đạo nào. Hành vi của ông K là biểu hiện
A. phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo.
B. không thiện chí với các hình thức tín ngưỡng khác.
C. lạm dụng uy quyền của người cha vì không thích anh M.
D. vi phạm pháp luật về tín ngưỡng
- Câu 6 : Chính sách quan trọng nhất của nhà nước góp phần thúc đẩy việc kinh doanh phát triển là gì?
A. Hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp.
B. Khuyến khích người dân tiêu dùng.
C. Tạo ra môi trường kinh doanh tự do, bình đẳng.
D. Xúc tiến các hoạt động thương mại.
- Câu 7 : Ông Khang được cấp giấy phép kinh doanh mặt hàng karaoke. Vì để có thêm lợi nhuận và thu hút khách đến với quán ông đã thuê thêm một số cô gái trẻ đẹp chân dài về làm thêm tiếp viên và phục vụ bia và các dịch vụ khác trong phòng karaoke. Nếu em là Ông Khang có nên kinh doanh như vậy không?
A. Có vì để kinh doanh có lợi nhuận không sẽ bị mất khách.
B. Không vì trái với chuẩn mực đạo đức của xã hội.
C. Có vì kinh doanh như vậy mới cạnh tranh được với thị trường kinh doanh hiện nay.
D. Không vì làm trái pháp luật.
- Câu 8 : Dân tộc được hiểu theo nghĩa
A. Một dân tộc thiểu số.
B. Một bộ phận dân cư của 1 quốc gia.
C. Một cộng đồng có chung lãnh thổ.
D. Một dân tộc ít người.
- Câu 9 : Nội dung nào dưới đây thể hiện nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ hôn nhân và gia đình?
A. Dân chủ, bình đẳng, quan tâm lẫn nhau, không phân biệt đối xử.
B. Dân chủ, công khai, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.
C. Dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.
D. Dân chủ, tự do, quan tâm lẫn nhau, không phân biệt đối xử.
- Câu 10 : Con có quyền tự quản lý tài sản riêng của mình ở độ tuổi nào?
A. Từ đủ 13 tuổi.
B. Từ đủ 15 tuổi.
C. Từ đủ 18 tuổi.
D. Từ đủ 20 tuổi.
- Câu 11 : Các dân tộc ở Việt Nam được tham gia quản lý nhà nước và xã hội là biểu hiện quyền bình đẳng về
A. chính trị.
B. kinh tế.
C. văn hóa.
D. giáo dục.
- Câu 12 : Mục đích của việc bình đẳng giữa các tôn giáo là gì?
A. Tăng tinh thần đoàn kết dân tộc.
B. Thúc đẩy phát triển kinh tế.
C. Tăng tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc thiểu số.
D. Giúp cho các tôn giáo ít người trở nên đông người hơn.
- Câu 13 : Nội dung nào sau đây thể hiện sự bình đẳng giữa anh chị em trong gia đình?
A. Không phân biệt đối xử giữa các anh chị em.
B. Sống mẫu mực và noi gương tốt cho nhau.
C. Đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ.
D. Yêu quý kính trọng ông bà cha mẹ.
- Câu 14 : Các doanh nghiệp cần thực hiện nghĩa vụ nào sau đây trong kinh doanh?
A. Nộp thuế và bảo vệ môi trường.
B. Tự chủ kinh doanh.
C. Chủ động tìm kiếm thị trường.
D. Khai thác thị trường.
- Câu 15 : Trường hợp nào dưới đây là nghĩa vụ của người sản xuất kinh doanh?
A. Sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh.
B. Cải tiến kĩ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
C. Bảo vệ quy mô sản xuất.
D. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Câu 16 : Em KHÔNG đồng tình với ý kiến nào sau đây về mục đích của hôn nhân?
A. Xây dựng gia đình hạnh phúc.
B. Củng cố tình yêu lứa đôi.
C. Tổ chức đời sống vật chất của gia đình.
D. Thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân đối với đất nước.
- Câu 17 : Theo quy định của Bộ Lao động, người lao động ít nhất phải đủ
A. 18 tuổi.
B. 16 tuổi.
C. 15 tuổi.
D. 14 tuổi.
- Câu 18 : Chị M muốn đi học thêm để nâng cao trình độ chuyên môn nhưng chồng chị - anh N-không đồng ý với lý do phụ nữ không nên học nhiều. Hành vi của anh N đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng về
A. tôn trọng, giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau.
B. việc được tham gia các hoạt động chính trị, xã hội.
C. quyền được lao động và cống hiến trong cuộc sống.
D. giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt.
- Câu 19 : Ngành, nghề kinh doanh nào dưới đây là ngành nghề kinh doanh không cần có điều kiện?
A. Kinh doanh bất động sản.
B. Kinh doanh dịch vụ cầm đồ.
C. Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
D. Kinh doanh củi than từ gỗ.
- Câu 20 : Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác giao lưu giữa các dân tộc là
A. các bên cùng có lợi.
B. bình đẳng.
C. đoàn kết giữa các dân tộc.
D. tôn trọng lợi ích của các dân tộc thiểu số.
- Câu 21 : Chị H và anh M yêu nhau được 3 năm và hai người tính chuyện kết hôn. Nhưng bố chị H lại có xích mích với gia đình nhà anh M từ lâu nên rất ghét và không muốn gả con gái cho anh M và muốn gả chị H cho anh T. Không những thế, bố chị H còn tuyên bố sẽ cản trở đến cùng nếu chị H không nghe lời bố. Như vậy, bố chị H đã vi phạm quyền gì?
A. Quyền cá nhân.
B. Quyền hôn nhân tự nguyện của công dân.
C. Quyền yêu đương tự do cá nhân.
D. Quyền quyết định cá nhân
- Câu 22 : Đối với lao động nữ, người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động nữ nghỉ việc dài ngày không có lí do chính đáng. Theo em hành vi đó là
A. đúng vì người lao động nữ vi phạm pháp luật lao động.
B. không đúng vì người lao động nữ được quyền nghỉ việc trong thời gian cho phép.
C. phù hợp vì lao động nữ không tuân theo thoả ước lao động tập thể.
D. sai vì lao động nữ được ưu tiên về cơ thể và sinh lí, chức năng làm mẹ.
- Câu 23 : Các dân tộc trong một quốc gia không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ văn hoá, chủng tộc, màu da ... đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển được hiểu là
A. quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
B. quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
C. quyền bình đẳng giữa các công dân.
D. quyền bình đẳng giữa các cá nhân
- Câu 24 : Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là
A. các dân tộc được Nhà nước tôn trọng, bảo vệ được pháp luật tạo điều kiện phát triển.
B. các dân tộc được Nhà nước và pháp luật tôn trọng.
C. các dân tộc được Nhà nước và pháp luật bảo vệ.
D. các dân tộc được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ.
- Câu 25 : Sự kiện giáo sứ Thái Hoà ở Hà Nội treo ảnh Đức Mẹ, Thiên Chúa ở hàng rào, lề đường, cành cây… là biểu hiện của điều gì?
A. Hoạt động tín ngưỡng.
B. Lợi dụng tôn giáo.
C. Hoạt động mê tín dị đoan.
D. Hoạt động tôn giáo.
- Câu 26 : Để thực hiện quyền bình đẳng về giáo dục, trước hết cần thực hiện bình đẳng về
A. cơ sở vật chất giáo dục.
B. cơ hội học tập.
C. nội dung chương trình.
D. đánh giá kết quả học tập.
- Câu 27 : Trường hợp nào dưới đây là biểu hiện của quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng?
A. Vợ và chồng cùng đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà.
B. Chồng đứng tên một mình trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà do cha mẹ chồng tặng riêng cho chồng.
C. Vợ và chồng bàn bạc và cùng quyết định chuyển đến sống ở thành phố A.
D. Vợ và chồng cùng kí tên trong hợp đồng mua bán nhà.
- Câu 28 : Việc làm nào sau đây thể hiện sự tín ngưỡng?
A. Thắp hương trước lúc đi xa.
B. Không ăn trứng trước khi đi thi.
C. Yểm bùa.
D. Xem bói để biết trước tương lai.
- Câu 29 : Em không đồng tình ý kiến nào dưới đây về quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực kinh tế?
A. Công dân các dân tộc đa số và thiểu số đều có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật.
B. Công dân các dân tộc đa số và thiểu số đều có có nghĩa vụ đóng thuế kinh doanh theo quy định của pháp luật.
C. Công dân các dân tộc thiểu số được nhà nước ưu tiên bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp và bảo vệ, tạo điều kiện phát triển.
D. Chỉ có các dân tộc thiểu số mới có quyền tự do đầu tư, kinh doanh ở địa bàn miền núi.
- Câu 30 : Ông B đang khoẻ mạnh bỗng nhiên ngã bệnh lúc tỉnh lúc mê hay nói trong vô thức. Nhiều người cho rằng ông B bị người âm nhập, người thì cho rằng Ông B bị mất trí nhớ nên gia đình Ông B đã cho ông B đi khám bệnh ở trạm xá xã nhưng vẫn chưa phát hiện ra bệnh. E hãy lựa chọn phương án tối ưu giúp gia đình ông B?
A. Đi xem bói và mời thầy bói về yểm bùa.
B. Xin chuyển viện lên tuyến trên để khám và điều trị.
C. Đến miếu thiêng để xin nước thánh về uống chữa bệnh tật.
D. Tổ chức cầu kinh để trừ bệnh tật.
- Câu 31 : Em đồng ý với ý kiến nào sau đây khi nói về quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Nên xác định rõ ràng công việc mà vợ - chồng phải làm trong gia đình à đó là biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.
B. Kiếm tiền là việc của đàn ông, nuôi con và làm việc nhà là của phụ nữ.
C. Vợ chồng cần tạo điều kiện giúp đỡ nhau để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề.
D. Con gái là con người ta, nên không cần học cao làm gì.
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 Pháp luật và đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Ôn tập công dân với pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7 Công dân với các quyền dân chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 10 Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại