Đề thi giữa HK2 môn Hóa học 9 năm 2021- Trường THC...
- Câu 1 : Cho hiđrocacbon X phản ứng với brom (trong dung dịch) theo tỉ lệ mol 1:1, thu được chất hữu cơ Y (chứa 74,08% Br về khối lượng). Khi X phản ứng với HBr thì thu được 2 sản phẩm hữu cơ khác nhau . Tên gọi của X là
A. But-1-en
B. But-2-en
C. Propilen
D. xiclopropan
- Câu 2 : Cho H2 và 1 anken có thể tích bằng nhau qua niken nung nóng ta thu được hỗn hợp A . Biết tỉ khối hơi của A với H2 là 23,2. Hiệu suất phản ứng hiđro hóa là 75%. Công thức phân tử của anken là
A. C2H4
B. C3H6
C. C4H8
D. C5H10
- Câu 3 : Dẫn 1,68 lít hỗn hợp khí X gồm 2 hidrocacbon vào bình đựng dung dịch brom (dư). Sau khi pư xảy ra hoàn toàn , có 4 gam brom đã pư và còn lại 1,12lít khí. Nếu đốt cháy hoàn toàn 1,68 lít X thì sinh ra 2,8 lít khí CO2 .CTPT của 2 hidrocacbon là (biết các khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn)
A. CH4 và C2H4
B. CH4 và C3H4
C. CH4 và C3H6
D. C2H6 và C3H6
- Câu 4 : Cho 8,96l hỗn hợp X gồm C3H8, C2H2, C3H6, CH4 và H2 đi qua bột niken xúc tác nung nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau phản ứng ta thu được 6,72l hỗn hợp khí Y không chứa H2. Tính thể tích hỗn hợp các hidrocacbon có trong X?
A. 6,72 lít
B. 1,12 lít
C. 2,24 lít
D. 12,24 lít
- Câu 5 : Hỗn hợp khí X chứa H2 và một hidrocacbon không no có 1 liên kết đôi. Tỉ khối của X đối với H2 là 9. Đun nóng nhẹ X có mặt xúc tác Ni thì nó biến thành hỗn hợp Y không làm mất màu nước brom và có tỉ khối đối với H2 là 15. Công thức phân tử của anken là?
A. CH4
B. C2H4
C. C3H6
D. C3H8
- Câu 6 : 0,05 mol hođrocacbon X làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 8 gam brom cho ra sản phẩm có hàm lượng brom đạt 69,56%. Công thức phân tử của X là
A. C3H6
B. C4H8
C. C5H10
D. C5H8
- Câu 7 : Số công thức cấu tạo mạch hở, có công thức phân tử C3H6O là gì?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
- Câu 8 : Điểm khác nhau cơ bản giữa CH3COOH và C2H5OH là gì?
A. CH3COOH không tan trong nước còn C2H5OH tan được trong nước.
B. CH3COOH có tính axit còn C2H5OH thì không.
C. CH3COOH không tạo este còn C2H5OH thì có.
D. CH3COOH không tác dụng với Na còn C2H5OH thì có.
- Câu 9 : Trộn 10ml rượu etylic 8° với 20ml rượu etylic 12° tạo ra dung dịch có độ rượu là
A. 20°
B. 10°
C. 9,33°
D. 10,67°
- Câu 10 : Để nhận ra trong rượu etylic có lẫn một ít nước người ta dùng chất nào sau đây?
A. Na
B. CuSO4 khan
C. H2SO4 đặc
D. phương pháp đốt cháy
- Câu 11 : Chất nào trong các chất sau đây: than chì, CH4, C2H6O, NaHCO3, giấy, gạo thuộc loại chất hữu cơ?
A. CH4, C2H6O, NaHCO3, giấy, gạo
B. than chì, CH4, C2H6O, NaHCO3, giấy
C. than chì, CH4, C2H6O, giấy
D. CH4, C2H6O, giấy, gạo
- Câu 12 : Hợp chất hữu cơ gồm 2 loại chính là gì?
A. Hidrocacbon và dẫn xuất của hidrocacbon.
B. Loại trong phân tử chỉ có 2 nguyên tố cacbon, hidro và loại trong phân tử ngoài 2 nguyên tố cacbon, hidro, còn có nguyên tố oxi.
C. Loại có trong cơ thể người và loại không có trong cơ thể người.
D. Loại tan được trong nước và loại không tan trong nước.
- Câu 13 : Thành phần % theo khối lượng của cacbon trong etanol (C2H6O) là (H=1, C=12, O=16)
A. 22,22%
B. 26,09%
C. 52,17%
D. 34,78%
- Câu 14 : Để biết sự có mặt của nguyên tố H trong hợp chất hữu cơ, người ta đốt cháy chất hữu cơ rồi cho sản phẩm qua
A. bột CuSO4 khan, nếu có hơi nước thì CuSO4 chuyển sang màu xanh.
B. dung dịch Ca(OH)2.
C. dung dịch Ba(OH)2.
D. dung dịch BaCl2.
- Câu 15 : Hóa trị của cacbon trong hợp chất hữu cơ bằng bao nhiêu?
A. có thể bằng 2
B. không nhất thiết bằng 4
C. có thể bằng 3
D. luôn bằng 4
- Câu 16 : Có thể tách CH4 ra khỏi hỗn hợp với C2H4, C2H2 bằng một lượng dư dung dịch
A. CuSO4
B. NaOH
C. Br2
D. H2SO4 loãng
- Câu 17 : Phân tử chất hữu cơ X có 2 nguyên tố C, H. Tỉ khối hơi của X so với hidro là 22. Công thức phân tử của X là
A. C4H8
B. C3H8
C. C3H6
D. C6H6
- Câu 18 : Đốt cháy hoàn toàn m gam một hỗn hợp chất hữu cơ X (có chứa 2 nguyên tố C, H) thu được 3,36 lít CO2 (đktc) và 4,5 gam H2O. Giá trị của m là (cho H=1, C=12, O=16)
A. 4,6 g
B. 2,3g
C. 11,1g
D. không xác định
- Câu 19 : Để biết phản ứng: CH4 + Cl2 a/s→ CH3Cl + HCl đã xảy ra chưa, người ta
A. kiểm tra sản phẩm phản ứng bằng quỳ tím ẩm, quỳ tím hóa đỏ tức phản ứng đã xảy ra.
B. chỉ cần cho thể tích CH4 bằng thể tích Cl2
C. kiểm tra thể tích hỗn hợp khí, nếu có phản ứng xảy ra thì thể tích hỗn hợp khí tăng.
D. có thể kiểm tra clo, nếu clo còn tức phản ứng chưa xảy ra.
- Câu 20 : Phản ứng nCH2=CH2 xt→ (CH2-CH2)n được gọi là phản ứng gì?
A. trùng hợp
B. cộng
C. hóa hợp
D. trùng ngưng
- Câu 21 : Đốt cháy 2,6 g một chất hữu cơ X, người ta thu được 8,8 g CO2 và 1,8 g H2O. Tỉ khối hơi chất X đối với H2 là 13. Công thức phân tử chất X là (H=1, C=12, O=16)
A. C2H4
B. C2H2
C. CH4
D. C6H6
- Câu 22 : Thể tích không khí (O2 chiếm 20% theo thể tích, đktc) cần để đốt cháy 2,6 g C2H2 là (cho H=1, C=12)
A. 3,36 lít
B. 4,48 lít
C. 13,44 lít
D. 28 lít
- Câu 23 : Trong những hidrocacbon sau, những chất nào có phản ứng thế với brom?CH3-CH3, CH3-CH=CH2, CH3-C≡CH, C6H6
A. CH3-CH3, CH3-CH=CH2.
B. CH3-C≡CH, C6H6
C. CH3-CH3, C6H6
D. CH3-CH=CH2, CH3-C≡CH
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 44 Rượu etylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 47 Chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 45 Axit axetic
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 46 Mối liên hệ giữa etilen, rượu etylic và axit axetic
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 48 Luyện tập Rượu etylic, axit axetic và chất béo
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 50 Glucozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 51 Saccarozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 52 Tinh bột và xenlulozơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 53 Protein
- - Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 54 Polime