Đề thi HK1 môn Vật Lý 12 năm 2020 trường THPT Kim...
- Câu 1 : Trong một dao động điều hòa, khi biết tần số góc ω, biên độ A. Công thức liên hệ giữa vận tốc v của vật với li độ của vật ở cùng thời điểm có dạng
A. \({{x^2} = \frac{{{v^2}}}{{{\omega ^2}}} + {A^2}}\)
B. \({\frac{{{v^2}}}{{{\omega ^2}}} = {A^2} - {x^2}}\)
C. \({{x^2} = \frac{{{\omega ^2}}}{{{v^2}}} + {A^2}}\)
D. \({{A^2} = \frac{{{\omega ^2}}}{{{v^2}}} + {x^2}}\)
- Câu 2 : Một con lắc lò xo có độ cứng k treo thẳng đứng, đầu trên gắn cố định còn đầu dưới treo quả cầu nhỏ ở nơi có gia tốc trọng trường g. Khi vật ở vị trí cân bằng lò xo có độ dãn Δl. Cho con lắc dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ A(A>Δl). Lực đàn hồi (F) của lò xo có độ lớn nhỏ nhất trong quá trình dao động là
A. F=kA
B. F=k(A−Δl)
C. F=0
D. F=Δl
- Câu 3 : Một con lắc đơn dao động với biên độ góc nhỏ sinα0≈α0 (rad). Tần số dao động của nó được tính bằng công thức
A. \({\frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{g}{l}} }\)
B. \({\frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{l}{g}} }\)
C. \({2\pi \sqrt {\frac{l}{g}} }\)
D. \({2\pi \sqrt {\frac{g}{l}} }\)
- Câu 4 : Một con lắc đơn với dây treo có độ dài l được thả không vận tốc ban đầu từ vị trí có biên độ góc α0. Tốc độ của con lắc khi nó đi qua vị trí có li độ góc α được tính bằng công thức:
A. \({v = 2gl(cos\alpha - cos{\alpha _0})}\)
B. \({v = 2gl(cos{\alpha _0} - cos\alpha )}\)
C. \({v = \sqrt {2gl(cos\alpha - cos{\alpha _0})} }\)
D. \(v = \sqrt {2gl\left( {\cos \alpha - \cos {\alpha _0}} \right)} \)
- Câu 5 : Một vật dao động điều hòa theo phương trình x=20cos(2πt+π)(cm). Thời điểm để vật đi qua vị trí có li độ x=10√2cm theo chiều âm quy ước là:
A. 5/8s
B. 14/8s
C. 8/7s
D. 8/14s
- Câu 6 : Một con lắc lò xo có khối lượng m = 20g, được kích thích cho dao động với phương trinh x=10cos(10t)(cm). Năng lượng đã truyền cho vật là:
A. 0,01J
B. 0,1J
C. 10J
D. 100J
- Câu 7 : Trong một thì nghiệm giao thoa trên mặt nước với hai nguồn sóng kết hợp S1 và S2. Biết khoảng cách giữa hai nguồn là S1S2 = 10 cm và bước sóng là λ=1,6cm. Số điểm trên S1S2 có dao động bị triệt tiêu là:
A. 10
B. 12
C. 8
D. 6
- Câu 8 : Quan sát sóng nước trên hồ người ta thấy trong 32s sóng đập vào bờ 9 lần. Khoảng cách giữa hai đỉnh sóng kế tiếp theo phương truyền sóng là 12m. Tốc độ truyền sóng trên mặt hồ là:
A. 3,32 m/s
B. 3 m/s
C. 3,76 m/s
D. 6,0 m/s
- Câu 9 : Khi có sóng dừng trên một đoạn dây đàn hồi, khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp bằng:
A. một bước sóng
B. một nửa bước sóng
C. một phần tư bước sóng.
D. hai lần bước sóng.
- Câu 10 : Hai nguồn sóng kết hợp là hai nguồn có
A. cùng pha ban đầu
B. cùng biên độ dao động
C. cùng tần số
D. cùng tần số và hiệu số pha không đổi theo thời gian.
- Câu 11 : Sóng ngang không truyền được trong các chất
A. rắn và lỏng.
B. rắn, lỏng và khí.
C. lỏng và khí.
D. rắn và khí.
- Câu 12 : Một máy điện áp lí tưởng có số vòng dây ở cuộn sơ cấp gấp hai lần cuộn dây thứ cấp. Nối hai đầu cuộn sơ cấp với nguồn điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng U1=220V và cường độ hiệu dụng I1=2A, khi đó điện áp hiệu dụng và cường độ dòng điện hiệu dụng ở cuộn sơ cấp là:
A. \({{U_2} = 110V;{I_2} = 4A}\)
B. \({{U_2} = 440V;{I_2} = 1A}\)
C. \({{U_2} = 110V;{I_2} = 1A}\)
D. \({{U_2} = 440V;{I_2} = 4A}\)
- Câu 13 : Cho đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L=0,2πH nối tiếp và tụ điện có điện dung C=10−4πF. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U=200V. Để công suất tiêu thụ điện trên đoạn mạch là P=240W thì giá trị của điện trở là
A. 60Ω hay 160Ω
B. 60Ω hay 106,7Ω
C. 60Ω hay 30Ω
D. 60Ω hay 180Ω
- Câu 14 : Cho đoạn mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp, đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp u=100√2cos(100πt). Biết công suất tiêu thụ trên đoạn mạch là 100W, dòng điện chạy trong mạch nhanh hơn điện áp một góc π/4 và điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm thuần là 50√2V. Điện dung C của tụ điện có giá trị bằng
A. 4.10−4πF
B. 2.10−4πF
C. 10−4πF
D. 26,38F
- Câu 15 : Một đoạn mạch xoay chiều gồm hai trong ba phần tử: điện trở thuần R, tụ điện có dung kháng ZC, cuộn cảm có cảm kháng ZL, được mắc nối tiếp. Biết điện áp xoay chiều giữa hai đầu đoạn mạch là u=120√2cos(100πt). Cường độ dòng điện qua mạch có biểu thức i=1,2cos(100πt−π/4)(A). Điện trở hoặc cảm kháng hoặc dung kháng của hai phần tử đó là:
A. \({R = {Z_L} = 100{\rm{\Omega }}}\)
B. \({R = {Z_C} = 100{\rm{\Omega }}}\)
C. \({{Z_L} = {Z_C} = 25\sqrt 2 {\rm{\Omega }}}\)
D. \({R = {Z_L} = 25\sqrt 2 {\rm{\Omega }}}\)
- Câu 16 : Cho đoạn mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp. Biết điện áp đặt vào đầu đoạn mạch u=100cos(100πt)(V),điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm thuần UL=50V, công suất tiêu thụ điện trên đoạn mạch P=50W và dòng điện sớm pha π/4 so với điện áp. Điện trở R và dung kháng ZC có giá trị là:
A. \({R = 100{\rm{\Omega }};{Z_C} = 50{\rm{\Omega }}}\)
B. \({R = 50{\rm{\Omega }};{Z_C} = 50{\rm{\Omega }}}\)
C. \({R = 50{\rm{\Omega }};{Z_C} = 100{\rm{\Omega }}}\)
D. \({R = 100{\rm{\Omega }};{Z_C} = 100{\rm{\Omega }}}\)
- Câu 17 : Một máy phát điện xoay chiều một pha (kiểu cảm ứng). Roto là một nam châm điện có 10 cặp cực. Để phát ra dòng điện có tần số 50Hz thì roto phải quay với tốc độ bằng
A. n = 300 vòng/phút
B. n = 500 vòng/phút
C. n = 600 vòng/phút
D. n = 1000 vòng/phút.
- Câu 18 : Cho đoạn mạch xoay chiều RLC nối tiếp, với R thay đổi được, cuộn cảm thuần có cảm kháng ZL=80Ω, tụ có dung kháng ZC=30Ω, điện áp đặt vào mạch có dạng u=120√2cos(100πt)(V). Công suất tiêu thụ của mạch cực đại khi R bằng:
A. 55Ω
B. 110Ω
C. 50Ω
D. 25Ω
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất