Đề kiểm tra học kỳ I vật lý 10 trường THPT Đa Phúc...
- Câu 1 : Hãy chỉ ra câu không đúng:
A Quỹ đạo của chuyển động thẳng đều là đường thẳng.
B Tốc độ trung bình của chuyển động thẳng đều trên mọi đoạn đường là như nhau.
C Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường đi được của vật tỉ lệ thuận với khoảng thời gian chuyển động.
D Chuyển động đi lại của một pit-tông trong xilanh là chuyển động thẳng đều.
- Câu 2 : Câu nào sai: Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì
A Vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc.
B Vận tốc tức thời là hàm số bậc nhất của thời gian.
C Quãng đường đi được là hàm số bậc hai của thời gian.
D Gia tốc là đại lượng không đổi.
- Câu 3 : Câu nào đúng? Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống đất. Công thức tính vận tốc v của vật khi chạm đất là:
A
\(v = 2gh\)B
\(v = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} \)C
\(v = \sqrt {2gh} \)D
\(v = \sqrt {gh} \) - Câu 4 : Câu nào sai: Chuyển động tròn đều có:
A Quỹ đạo là đường tròn
B Tốc độ dài không đổi
C Tốc độ góc không đổi
D Véctơ gia tốc không đổi
- Câu 5 : Câu nào đúng? Hợp lực của hai lực có độ lớn F và 2F có thể:
A Nhỏ hơn F.
B Lớn hơn 3F.
C Vuông góc với lực \(\overrightarrow F \)
D Vuông góc với lực 2 \(\overrightarrow F \)
- Câu 6 : Một người đúng trên mặt đất nằm ngang. Lực của mặt đất tác dụng lên bàn chân của người thuộc loại lực nào:
A Trọng lực.
B Lực đàn hồi.
C Lực ma sát.
D Trọng lực và lực ma sát.
- Câu 7 : Khi nói về chuyển động ném ngang, câu nói nào dưới đây là sai:
A Trong chuyển động ném ngang, véc tơ vận tốc của vật luôn luôn thay đổi phương.
B Trong chuyển động ném ngang, độ lớn của véc tơ vận tốc của vật tăng dần.
C Gia tốc của chuyển động ném ngang là gia tốc rơi tự do.
D Từ cùng một độ cao trên mặt đất ta có thể tăng tốc độ ban đầu của vật ném ngang để vật rơi xuống nhanh hơn
- Câu 8 : Một thanh dài AO, đều đồng chất, có khối lượng 1,0 kg. Một đầu O của thanh liên kết với tường bằng một bản lề, còn đầu A được treo vào tường bằng một sợi dây AB. Thanh được giữ nằm ngang và dây làm với thanh một góc a = 30o (như hình vẽ). Lấy g = 10 m/s2. Tính lực căng của dây.
- Câu 9 : Một vật có khối lượng m = 5 kg chuyển động trên sàn nằm ngang dưới tác dụng của một lực hợp với hướng chuyển động một góc a = 30o(như hình vẽ). Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là = 0,2.1.Tính độ lớn của lực đó để :
a. Vật chuyển động với gia tốc bằng 1 m/s2.1. Tính độ lớn của lực đó để :b. Vật chuyển động thẳng đều. Lấy g = 10 m/s2.2. Thay đổi góc a, tìm a để lực kéo là nhỏ nhất mà vật chuyển động được.
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 34 Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 35 Biến dạng cơ của vật rắn
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 36 Sự nở vì nhiệt của vật rắn
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 37 Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 38 Sự chuyển thể của các chất
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 39 Độ ẩm của không khí
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 1 Chuyển động cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 2 Chuyển động thẳng đều
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 3 Chuyển động thẳng biến đổi đều
- - Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 4 Sự rơi tự do