Đề thi thử THPTQG môn Lịch sử - Sở GD&ĐT Bắc Ninh...
- Câu 1 : Tại sao ngày 23-8-1939, Đức kí với Liên Xô bản “Hiệp ước Xô – Đức không xâm phạm lẫn nhau”?
A Đức cho rằng Liên Xô rất mạnh, Đức không thể đánh thắng.
B Liên Xô có thái độ bạc nhược, Đức không cần bận tâm.
C Liên Xô không phải là mục tiêu tiến công của Đức.
D Tránh trường hợp cùng lúc phải chống lại cả ba cường quốc.
- Câu 2 : “Bao giờ người Tây nhổ hết cổ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là câu nói của danh nhân lich sử nào ở Việt Nam?
A Nguyễn Hữu Huân.
B Trương Định.
C Trương Quyền.
D Nguyễn Trung Trực.
- Câu 3 : Sự kiện nào dưới dấu bước tiến mới của giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm 1919 – 1925?
A Cộng hội thành lập ở Sài Gòn – Chợ Lớn.
B Công nhân Ba son bãi công.
C Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra đời.
D Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập.
- Câu 4 : Mục tiêu đấu tranh trước mắt của nhân dân Đông Dương trong những năm 1936 – 1939 là
A bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới.
B tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.
C độc lập dân tôc và ruộng đất dân cày.
D tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
- Câu 5 : Cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất của nhân dân đồng bằng Bắc Bộ (Việt Nam) trong phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX?
A khởi nghĩa Bãi Sậy.
B Khởi nghĩa Ba Đình.
C Khởi nghĩa Yên Thế.
D Khởi nghĩa Hương Khê.
- Câu 6 : Tính chất xã hội Việt Nam dưới chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) của thực dân Pháp là
A phong kiến nửa thuộc địa.
B thuộc địa nửa phong kiến.
C nửa thuộc địa nửa phong kiến.
D phong kiến chuyên chế.
- Câu 7 : Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã chấp nhận nhân nhượng cho quân Trung Hoa Dân quốc và Việt Quốc, Việt Cách sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Trong đó, chủ yếu
A nhân nhượng cho Trung Hoa Dân Quốc về kinh tế và cho Việt Quốc, Việt Cách về chính trị.
B nhân nhượng cho Trung Hoa Dân Quốc về quân sự và cho Việt Quốc, Việt Cách về chính trị
C nhân nhượng cho Trung Hoa Dân Quốc về chính trị và cho Việt Quốc, Việt Cách về quân sự.
D nhân nhượng cho Trung Hoa Dân Quốc về chính trị và cho Việt Quốc, Việt Cách về kinh tế.
- Câu 8 : Trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-12-1946) có viết“Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lân tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!” (SGK Lịch sử 12, trang 131).Nội dung chính của đoạn trích trên nêu rõ vấn đề gì?
A Dã tâm xâm lược nước Việt Nam của thực dân Pháp ngày càng trắng trợn.
B Nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp.
C Thiên chí hòa bình của Chính phủ và nhân dân Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
D Tội ác cướp nước Việt Nam của thực dân Pháp ngày càng bị phơi bày.
- Câu 9 : Tập hợp. đoàn kết dân tộc là chức năng chính tổ chức chính trị nào ở Việt Nam hiện nay?
A Đảng Cộng sản Việt Nam.
B Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
C Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam
D Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Câu 10 : “Quân Nhật ở Đông Dương đã rệu rã. Chính phủ Trần Trọng Kim hoang mang cực độ. Điều kiện khách quan thuận lợi cho tổng khởi nghĩa đã đến” (SGK Lịch sử 12, trang 115).Điều kiện khách quan thuận lợi được đề cập đến trong đoạn trích cần được hiểu là
A quần chúng đã sẵn sàng nổi dậy đấu tranh.
B các lực lượng vũ trang đã vào vị trí chiến đấu.
C kẻ thù duy nhất của nhân dân Việt Nam đã hoàn toàn guc ngã
D quân Đồng minh đã ủng hộ, giúp đỡ nhân dân Việt Nam tiến hành tổng khởi nghĩa.
- Câu 11 : Ý nào sau đây không phải là yếu tố chi phối đến đặc điểm “đế quốc phong kiến quân phiệt” của Nhật Bản ở cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
A Tiến lên xây dựng chủ nghĩa tư bản, tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược, bành trướng.
B Giới cầm quyền ở Nhật Bản chủ trương xây dựng đất nước bằng sức mạnh quân sự.
C Giới tư sản nắm độc quyền về kinh tế, bóc lột nặng nề đối với công nhân và nhân dân lao động.
D Vẫn duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến, tầng lớp quý tộc Samurai có ưu thế lớn.
- Câu 12 : Nhận định nào sau đây phản ảnh sự chuyển biến về tính chất xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) của thực dân Pháp?
A Từ xã hội phong kiến chuyển sang xã hội thuộc địa nửa phong kiến.
B Từ xã hội thực dân phong kiến chuyển sang xã hội tư bản chủ nghĩa.
C Từ xã hội phong kiến chuyển sang xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến
D Từ xã hội tư bản chủ nghĩa chuyển sang xã hội xã hội chủ nghĩa.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12