Đề thi online Quyền bình đẳng của công dân trong...
- Câu 1 : Nội dung nào sau đây không phải là mục đích của hôn nhân?
A Xây dựng gia đình hạnh phúc
B Củng cố tình yêu lứa đôi.
C Tổ chức đời sống vật chất của gia đình.
D Thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân đối với đất nước
- Câu 2 : Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là
A người chồng phải giữ vai trò chính trong đóng góp về kinh tế và quyết định công việc lớn trong gia đình.
B công việc của người vợ là nội trợ gia đình và chăm sóc con cái, quyết định các khoản chi tiêu hàng ngày của gia đình.
C vợ, chồng cùng bàn bạc, tôn trọng ý kiến của nhau trong việc quyết định các công việc của gia đình.
D chỉ có người chồng mới có quyền lựa chọn nơi cư trú, quyết định số con và thời gian sinh con.
- Câu 3 : Đối với lao động nữ, người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động nữ khi
A kết hôn.
B nghỉ việc không lí do.
C nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
D có thai.
- Câu 4 : Chính sách quan trọng nhất của Nhà nước góp phần thúc đẩy việc kinh doanh phát triển là
A hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp.
B khuyến khích người dân tiêu dùng.
C tạo ra môi trường kinh doanh tự do, bình đẳng.
D xúc tiến các hoạt động thương mại.
- Câu 5 : Hôn nhân được bắt đầu bằng một sự kiện pháp lí được gọi làA. B. C.. D.
A thành hôn.
B gia đình.
C lễ cưới
D kết hôn.
- Câu 6 : Quyền bình đẳng trong kinh doanh được quy định ở đâu?
A Hiến pháp.
B Luật Doanh nghiệp.
C Các văn bản quy phạm pháp luật khác
D Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật khác
- Câu 7 : Nội dung nào sau đây khôngthể hiện sự bình đẳng giữa cha mẹ và con cái?
A Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con trong gia đình.
B Cha mẹ không được ép buộc con làm những việc trái pháp luật.
C Con trai có nghĩa vụ phải chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.
D Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau với con cái.
- Câu 8 : Nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau không phân biệt đối xử trong mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội là nội dung bình đẳng về
A lao động.
B hôn nhân và gia đình.
C kinh doanh.
D tôn giáo.
- Câu 9 : Nhận định nào dưới đây thể hiện nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A Người chồng phải giữ vai trò chính trong đóng góp về kinh tế và quyết định công việc lớn trong gia đình.
B Công việc của người vợ là nội trợ gia đình và chăm sóc con cái, quyết định các khoản chi tiêu hàng ngày của gia đình.
C Vợ chồng cùng bàn bạc, tôn trọng ý kiến của nhau trong việc quyết định các công việc của gia đình.
D Chỉ người chồng mới có quyền lựa chọn nơi cư trú, quyết định số lượng con và thời gian sinh con.
- Câu 10 : Có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình là bình đẳng trong mối quan hệ nào dưới đây?
A Giữa vợ và chồng.
B Giữa ông bà và con cháu.
C Giữa cha mẹ và các con.
D Giữa anh, chị, em trong gia đình.
- Câu 11 : Bình đẳng trong quan hệ vợ chồng được thể hiện qua quan hệ nào dưới đây?
A Quan hệ giữa vợ chồng và quan hệ giữa chồng với họ hàng nội, ngoại.
B Quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống.
C Quan hệ gia đình và quan hệ xã hội.
D Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
- Câu 12 : Nội dung nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng giữa anh, chị, em trong gia đình?
A Đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ.
B Không phân biệt đối xử giữa các anh chị em.
C Yêu quý, kính trọng ông bà.
D Sống mẫu mực, noi gương cho nhau.
- Câu 13 : Nội dung nào sau đây không thể hiện bình đẳng giữa cha mẹ và con cái?
A Thương yêu, nuôi dưỡng, chăm sóc bảo vệ con.
B Tôn trọng ý kiến của con.
C Chăm lo việc học tập, phát triển của con.
D Xúi giục, ép con làm việc trái pháp luật.
- Câu 14 : Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình?
A Người chồng phải giữ vai trò chính trong đóng góp về kinh tế và quyết định những việc lớn trong gia đình.
B Người vợ là nội trợ trong gia đình và chăm sóc con cái, quyết định các khoản chi tiêu trong gia đình.
C Vợ chồng cùng bàn bạc quyết định các công việc trong gia đình.
D Chỉ người chồng có quyền lựa chọn nơi cư trú, quyết định số con.
- Câu 15 : Bình đẳng giữa vợ và chồng được hiểu là
A Vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.
B Trong gia đình vợ, chồng có quyền ngang nhau đối với tài sản.
C Bình đẳng trong quan hệ vợ chồng và quan hệ giữa vợ chồng với họ hàng nội ngoại.
D Bình đẳng trong quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống.
- Câu 16 : Quan hệ vợ chồng tính từ ngày đăng kí kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân là thời kì
A li thân
B hôn nhân.
C hòa giải.
D li hôn.
- Câu 17 : Bình đẳng trong hôn nhân được hiểu là
A vợ chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.
B người chồng là trụ cột trong gia đình, có quyền quyết định tất cả.
C người vợ công việc chính là nội trợ và chăm sóc con cái.
D vợ chồng cùng bàn bạc công việc trong gia đình nhưng quyết định cuối cùng là của người chồng.
- Câu 18 : Một trong những nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động là
A bình đẳng giữa lao động giữa nam và lao động nữ.
B bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ lao động.
C bình đẳng trong lựa chọn nơi làm việc
D bình đẳng trong hợp tác lao động.
- Câu 19 : Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về nội dung bình đẳng trong kinh doanh?
A Mọi công dân đều có quyền tự do kinh doanh.
B Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm.
C Mọi loại hình doanh nghiệp đều bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
D Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Câu 20 : Bình đẳng trong quan hệ vợ chồng được thể hiện trong mối quan hệ nào dưới đây?
A Quan hệ vợ chồng và quan hệ giữa vợ chồng với họ hàng nội ngoại.
B Quan hệ gia đình và quan hệ xã hội.
C Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
D Quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống.
- Câu 21 : Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc
A dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, có phân biệt giữa các thành viên.
B công bằng, tôn trọng lẫn nhau, có phân biệt giữa các thành viên.
C công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử giữa các thành viên.
D dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ.
- Câu 22 : Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế đều bình đẳng theo quy định của pháp luật. Điều này thể hiện quyền bình đẳng
A trong hôn nhân và gia đình.
B trong kinh doanh.
C trong lao động.
D giữa các dân tộc
- Câu 23 : Bình đẳng trong kinh doanh được hiểu là
A công dân chủ động lựa chọn ngành nghề, địa điểm kinh doanh, hình thức tổ chức kinh doanh theo quy định của pháp luật.
B công dân chủ động tìm kiếm việc làm phù hợp với khả năng, được kí kết hợp đồng lao động.
C công dân đều có quyền được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền lương.
D công dân bình đẳng khi tham gia vào các quan hệ kinh tế.
- Câu 24 : Để tìm việc làm phù hợp với khả năng của bản thân, anh H có thể căn cứ vào quyền bình đẳng
A trong tuyển dụng lao động.
B trong giao kết hợp đồng lao động.
C thay đổi nội dung hợp đồng lao động.
D tự do lựa chọn việc làm.
- Câu 25 : Khi giao kết hợp đồng lao động với công ty X, chị Q cần căn cứ vào nguyên tắc nào dưới đây?
A Dân chủ, công bằng, tiến bộ.
B Tích cực, chủ động, tự quyết.
C Tự do, tự nguyện, bình đẳng.
D Tự giác, trách nhiệm, tận tâm.
- Câu 26 : Nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt là biểu hiện bình đẳng giữa vợ và chồng trong
A quan hệ tài sản.
B quan hệ xã hội.
C quan hệ nhân thân.
D quan hệ gia đình.
- Câu 27 : Để thúc đẩy kinh doanh phát triển, phải tạo ra một môi trường kinh doanh
A tự do bình đẳng trên cơ sở pháp luật.
B tự do, dân chủ, tự nguyện.
C tự do, kinh doanh để nâng cao hiệu quả
D chủ động kí kết hợp đồng, tự do liên doanh.
- Câu 28 : Biểu hiện nào dưới đây là bình đẳng trong hôn nhân?
A Chỉ có người chồng mới có quyền quyết định mọi công việc trong gia đình.
B Vợ chồng cùng bàn bạc, tôn trọng ý kiến của nhau.
C Người vợ phải làm hết các công việc của gai đình.
D Chỉ có người vợ mới có quyền chăm sóc, dạy dỗ con cái.
- Câu 29 : Gia đình được hình thành bởi mối quan hệ nào dưới đây?
A Quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống.
B Quan hệ tài sản.
C Quan hệ gia đình và xã hội.
D Quan hệ họ hàng.
- Câu 30 : Sau khi kết hôn, hai vợ chồng anh X mua được một mảnh đất nhưng người chồng tự ý bán mà không bàn bạc với vợ. Việc làm của người chồng đã vi phạm quan hệ nào trong quyền bình đẳng giữa vợ và chồng?
A Quan hệ tài sản.
B Quan hệ sở hữu.
C Quan hệ hôn nhân.
D Quan hệ nhân thân.
- Câu 31 : Công ty A không nhận lao động nữ làm việc với lý do lao động nữ sức khỏe yếu hơn lao động nam, điều này vi phạm nội dung bình đẳng
A trong giao kết hợp đồng lao động.
B trong thực hiện quyền lao động.
C trong cơ hội tiếp cận việc làm.
D giữa lao động nam và lao động nữ.
- Câu 32 : Sau khi kết hôn, chị H muốn tiếp tục đi học để nâng cao trình độ chuyên môn nhưng chồng chị không đồng ý với lý do phụ nữ không cần phải học nhiều. chồng chị H đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong mối quan hệ nào dưới đây?
A Quan hệ tài sản.
B Quan hệ sở hữu.
C Quan hệ hôn nhân.
D Quan hệ nhân thân.
- Câu 33 : Luật lao động quy định người lao động nữ trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày nhiêu phút trong thời gian làm việc?
A 30 phút.
B 45 phút.
C 60 phút.
D 90 phút.
- Câu 34 : Có ý kiến cho rằng: Bình đẳng trong kinh doanh là bất kì ai cũng có thể tham gia vào quá trình kinh doanh. Hiểu như vậy có đúng không? Vì sao?
A Đúng, vì mọi công dân đều có quyền tự do sản xuất, kinh doanh.
B Đúng, vì mọi cá nhân, tổ chức đều có quyền và nghĩa vụ như nhau trong kinh doanh
C Sai, vì công dân được tham gia kinh doanh nếu có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
D Sai, vì công dân được tham gia kinh doanh theo nhu cầu của mình
- Câu 35 : Trong một lần tham gia giao thông, Bác Hồ đã nói: “Phải tôn trọng và gương mẫu chấp hành luật lệ giao thông, không được bắt pháp luật dành quyền ưu tiên cho riêng mình”. Bác muốn đề cập đến nội dung nào sâu đây?
A Mọi người phải chấp hành luật giao thông.
B Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
C Mọi công dân đều bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
D Mọi công dân đều bình đẳng về nghĩa vụ.
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 1 Pháp luật và đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Ôn tập công dân với pháp luật
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 7 Công dân với các quyền dân chủ
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước
- - Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 10 Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại