Đề thi thử THPT QG môn Lịch sử trường THPT chuyên...
- Câu 1 : Hiến pháp Liên bang Nga (12-1993) quy định thể chế chính trị nước Nga là gì?
A Dân chủ Cộng hòa.
B Tổng thống Liên bang.
C Quân chủ Lập hiến.
D Dân chủ xã hội chủ nghĩa.
- Câu 2 : Từ 1945 – 1952, nước nào chiếm đóng Nhật Bản với danh nghĩa lực lượng Đồng minh?
A Liên Xô.
B Pháp.
C Anh.
D Mĩ.
- Câu 3 : Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam (1919-1929), thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào lĩnh vực nào?
A Khai mỏ.
B Nông nghiệp.
C Giao thông vận tải.
D Công nghiệp nhẹ.
- Câu 4 : Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Đông Dương được Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936) xác định là chống
A đế quốc Pháp và tay sai
B đế quốc và phong kiến phản động.
C đế quốc phát xít Pháp – Nhật.
D chế độ phản động thuộc địa Pháp và phát xít.
- Câu 5 : Tháng 9-1945, Việt Nam Giải phóng quân được chấn chỉnh và đổi thành
A Quân đội quốc gia Việt Nam.
B Vệ quốc đoàn.
C Cứu quốc quân.
D Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Câu 6 : Nội dung nào dưới đây nằm trong kế hoạch Đờ Lát đơ Tát-xi-nhi (1950) của thực dân Pháp?
A Thiết lập hành lang Đông – Tây để cô lập căn cứ địa Việt Bắc.
B Mở cuộc tiến công quy mô lớn nhằm tiêu diệt căn cứ địa Việt Bắc.
C Thiết lập hệ thống phòng ngự để khóa chặt biên giới Việt – Trung.
D Lập “vành đai trắng” bao quanh trung du và đồng bằng Bắc Bộ.
- Câu 7 : Âm mưu cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là gì?
A Dùng người Việt đánh người Việt.
B Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương.
C Dùng quân Mĩ để tiến hành chiến tranh.
D Mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương.
- Câu 8 : Nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước được đề ra trong
A Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9-1975).
B Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7-1973).
C Kì họp đầu tiên của Quốc hội nước Việt Nam khóa VI (24-6 – 3-7-1976).
D Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước (11-1975).
- Câu 9 : Sự kiện mở đầu cho sự bùng nổ của Cách mạng tháng Hai (1917) ở Nga là
A cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân ở Pê-tơ-rô-grat.
B công nhân Nga chuyển từ tổng bãi công chính trị sang đấu tranh vũ trang.
C các đội Cận vệ đỏ bao vây cung điện Mùa Đông.
D Lê-nin thông qua “Luận cương tháng Tư”.
- Câu 10 : Sau Đà Nẵng, từ tháng 2-1859, thực dân Pháp chuyển hướng tấn công vào
A Định Tường
B Biên Hòa
C Vĩnh Long
D Gia Định.
- Câu 11 : Tháng 6-1912, Phan Bội Châu và các đồng chí của mình thành lập tổ chức nào?
A Hội Duy Tân.
B Hội Phục Việt.
C Việt Nam Quang phục hội.
D Việt Nam nghĩa hòa đoàn.
- Câu 12 : Một trong những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (2-1945) là:
A thành lập phe Đồng minh để tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.
B phân chia thế giới thành hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa.
C thỏa thuận việc đóng quân tại các nước để giải giáp quân đội phát xít.
D thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
- Câu 13 : Một trong những nội dung của Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương (14 đến 15-8-1945) là
A tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa giành chính quyền của Tổng bộ Việt Minh.
B thông qua 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh, cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam.
C thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc và ban bố lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước.
D quyết định những vấn đề quan trọng về đối nội, đối ngoại sau khi giành được chính quyền.
- Câu 14 : Chiến dịch chủ động tiến công lần tiên của bộ đội chủ lực Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) là
A Biên giới thu – đông năm 1950.
B Việt Bắc thu – đông năm 1947.
C Thượng Lào năm 1954.
D Điện Biên Phủ năm 1954.
- Câu 15 : Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp đề ra kế hoạch Rơ-ve (1949) và kế hoạch Đờ Lát đơ Tát-xi-nhi nhằm
A kết thúc chiến tranh trong danh dự.
B nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
C tiến tới kí một hiệp định có lợi cho Pháp.
D giữ vững quyền chủ động về chiến lược.
- Câu 16 : Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam được tiến hành bằng những lực lượng nào?
A Quân Mĩ, quân một số nước đồng minh của Mĩ.
B Quân Mĩ, quân đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn.
C Quân đội Sài Gòn dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ.
D Quân một số nước đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn.
- Câu 17 : Những chuyển biến xã hội do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897-1914) có ý nghĩa như thế nào đối với phong trào cách mạng Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX?
A Nhiều giai cấp mới ra đời và trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào.
B Xuất hiện hai khuynh hướng cứu nước mới trong phong trào cách mạng.
C Tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho phong trào giải phóng dân tộc.
D Tạo điều kiện bên trong cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo hướng mới.
- Câu 18 : Để chuẩn bị đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, Hội Duy tân (1904) đã
A cử người trừ khử những tên thực dân đầu xỏ.
B thành lập Quang Phục quân.
C tuyên truyền giáo dục, cổ động lòng yêu nước.
D tổ chức phong trào Đông du.
- Câu 19 : Do tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng 1973, nền kinh tế Tây Âu lâm vào tình trạng
A phát triển xen kẽ các đợt suy thoái ngắn.
B suy thoái, khủng hoảng, phát triển không ổn định.
C suy thoái kéo dài trong ba thập niên.
D tăng trưởng âm, sản xuất đình đốn, giá cả tăng vọt.
- Câu 20 : Sự kiện nào đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực – hai phe và Chiến tranh lạnh bao trùm toàn thế giới?
A Mĩ thông qua kế hoạch Mác-san (1947).
B
Kế hoạch Mác-san (1947) và sự ra đời của NATO (1949).
C Sự ra đời của NATO (1949) và Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va (1955).
D Sự ra đời của Hội đồng tương trợ kinh tế (1949) và Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va (1955).
- Câu 21 : Nội dung nào của Hội nghị lần thứ 8 (5-1941) đã kế thừa và phát triển chủ trương của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11-1939)?
A Đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, thành lập Mặt trận Thống nhất Dân chủ Đông Dương.
B Xác định nhiệm vụ trước mắt là đánh đổ đế quốc, thành lập Mặt trận Phản đế Đông Dương.
C Chủ trương đánh đổ Pháp – Nhật, thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân Phản đế Đông Dương.
D Khẳng định nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng là giải phóng dân tộc, thành lập Mặt trận Việt Minh.
- Câu 22 : Biểu hiện nào cho thấy từ năm 1950, cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Pháp chịu sự tác động của cục diện hai cực – hai phe
A Các nước XHCN công nhận, ủng hộ Việt Nam trong khi Mĩ viện trợ ngày càng nhiều cho Pháp.
B Các nước phương Tây tổ chức viện trợ cho Pháp trong cuộc chiến để chống lại Việt Nam.
C Việt Nam nhận được sự hỗ trợ ngày càng lớn của các lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
D Mĩ muốn thông qua viện trợ kinh tế - quân sự, từng bước gạt Pháp ra khỏi cuộc chiến tranh.
- Câu 23 : Sự kiện nào đánh dấu Việt Nam hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân?
A Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc (1954).
B Cuộc Cách mạng tháng Tám thắng lợi (1945).
C Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước kết thúc (1975).
D Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1976).
- Câu 24 : Điểm tương đồng của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) và chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là
A đều sử dụng quân Mĩ và quân đồng minh của Mĩ.
B một bộ phận của chiến lược toàn cầu do Mĩ đề ra.
C sử dụng quân đội Sài Gòn làm lực lượng tiên phong.
D thực hiện âm mưu dùng người Việt đánh người Việt.
- Câu 25 : Xu hướng chủ yếu trong phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỉ XX có sự khác biệt chủ yếu về
A tư tưởng.
B phương pháp.
C mục đích.
D lực lượng lãnh đạo.
- Câu 26 : Một trong những đặc điểm của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858-1884) là
A xác định đúng kẻ thù của dân tộc
B thống nhất với triều đình trong một mặt trận.
C kết hợp chống xâm lược với chống phong kiến.
D do các văn thân sĩ phu tiến bộ lãnh đạo.
- Câu 27 : Biến đổi quan trọng nhất của khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A trở thành một khu vực hòa bình, hợp tác, hữu nghị.
B đạt nhiều thành tựu trong công cuộc xây dựng đất nước.
C từ những nước thuộc địa trở thành những quốc gia độc lập.
D hợp tác khu vực ngày càng được mở rộng và đẩy mạnh.
- Câu 28 : So với các giai đoạn lịch sử trước đây, quan hệ quốc tế trong suốt nửa sau thế kỉ XX
A được mở rộng và đa dạng
B trở nên căng thẳng và phức tạp.
C chuyển từ đối đầu sang đối thoại.
D chịu ảnh hưởng sâu sắc của xu thế toàn cầu hóa.
- Câu 29 : Trong xu thế phát triển của thế giới ngày nay, để tránh nguy cơ tụt hậu Việt Nam phải
A thích ứng, hòa nhập vào nền kinh tế thế giới và tiếp thu tiến bộ khoa học – kĩ thuật.
B đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư, kĩ thuật của nước ngoài bằng mọi giá.
C phát minh, cải tiến khoa học - kĩ thuật, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và lương thực.
D tập trung phát triển nền kinh tế với thế mạnh nông nghiệp vốn có, tạo lợi thế cạnh tranh.
- Câu 30 : Sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô phản ánh điều gì?
A Mô hình xã hội chủ nghĩa được xây dựng chưa phù hợp.
B Sự lớn mạnh của hệ thống tư bản chủ nghĩa.
C Sự thất bại của phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội.
D Sự thắng lợi hoàn toàn của Mĩ trong chiến lược toàn cầu.
- Câu 31 : Ý nghĩa quốc tế quan trọng của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là gì?
A Đập tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp, phát xít Nhật.
B Nối liền hệ thống xã hội chủ nghĩa từ châu Âu sang châu Á.
C Mở đầu cho quá trình sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên thế giới.
D Chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
- Câu 32 : Sự kiện nào dưới đây có ý nghĩa quyết định đưa cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) của nhân dân Việt Nam đi đến thắng lợi?
A Chủ trương chấp nhận đàm phán và kí hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 với Pháp.
B Đại hội thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt (3-1951).
C Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2-1951).
D Trung Quốc, Liên Xô và các nước XHCN công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta (1950).
- Câu 33 : Việc Nguyễn Ái Quốc xác định và truyền bá lí luận cách mạng giải phóng dân tộc về Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX có ý nghĩa như thế nào?
A Chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
B Trang bị đường lối cứu nước cho toàn thể nhân dân lao động đứng lên chống Pháp.
C Thúc đẩy sự phát triển phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
D Chấm dứt hoàn toàn sự khủng hoảng về đường lối cứu nước của cách mạng.
- Câu 34 : Bài học kinh nghiệm nào của phong trào cách mạng 1936 -1939 được Đảng vận dụng vào Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
A Kết hợp giữa lực lượng vũ trang và lực lượng chính trị nổi dậy giành chính quyền về tay nhân dân.
B Thành lập mặt trận dân tộc thống nhất, phát huy sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc.
C Tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền đồng loạt ở cả thành thị, nông thôn và rừng núi.
D Tổ chức lãnh đạo nhân dân kiên quyết đấu tranh giành và giữ chính quyền cách mạng.
- Câu 35 : Việc Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) đánh dấu sự xác lập hoàn toàn trình độ tự giác của phong trào công nhân Việt Nam vì
A giai cấp công nhân đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng.
B phong trào công nhân trở thành nòng cốt của phong trào yêu nước.
C phong trào công nhân là một trong ba nhân tố dẫn đến sự ra đời của Đảng.
D từ sau năm 1930 phong trào bắt đầu phát triển mạnh mẽ và có ý thức chính trị rõ rệt.
- Câu 36 : Biện pháp đối phó với thù trong, giặc ngoài (từ 9-1945 đến trước 19-12-1946) của Đảng, Chính phủ với Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện quan điểm nào dưới đây?
A Vừa cứng rắn, vừa mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược.
B Mềm dẻo về nguyên tắc và sách lược.
C Cứng rắn về sách lược, mềm dẻo về nguyên tắc.
D Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược.
- Câu 37 : Tính chất của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là gì?
A Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
B Cách mạng tư sản kiểu mới
C Cách mạng tư sản kiểu cũ
D Cách mạng giải phóng dân tộc.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12