Đề ôn tập kiểm tra giữa Học kì I - lớp 12 (Đề số 1...
- Câu 1 : Đến khoảng năm 1950, kinh tế các nước tư bản ở Tây Âu cơ bản được phục hồi, đạt mức trước chiến tranh do
A Ứng dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật
B Quá trình liên kết khu vực diễn ra sớm
C Sự viện trợ của Mĩ trong khuôn khổ Kế hoạch Mácsan
D Sự giúp đỡ của Liên Xô
- Câu 2 : Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có ý nghĩa như thế nào đối với Trung Quốc
A Hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ ở Trung Quốc
B Chấm dứt sự nô dịch và thống trị của chủ nghĩa thực dân cũ ở Trung Quốc
C Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do và lên xã hội chủ nghĩa
D Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hàng ngàn năm ở Trung Quốc
- Câu 3 : Từ công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc; sự tan rã của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đã đòi hỏi Việt Nam cần phải
A Định hướng lại thể chế chính trị
B Dập khuôn theo mô hình cải cách- mở cửa của Trung Quốc
C Định hướng lại mô hình phát triển kinh tế
D Đổi mới toàn diện
- Câu 4 : Biến đổi to lớn nhất, có ý nghĩa quyết định nhất đến sự phát triển của khu vực Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay là:
A Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN
B Nhiều nước đã trở thành nước công nghiệp mới
C Từ thân phận các nước thuộc địa, lệ thuộc trở thành những quốc gia độc lập
D Chuyển từ chiến lược phát triển hướng nội sang hướng ngoại
- Câu 5 : Sự kiện nào được coi là khởi đầu của Chiến tranh lạnh ?
A Thành lập Tổ chức Hiệp ước Vácsava (5-1955)
B Thông điệp của Tổng thống Truman (12-3-1947)
C Sự ra đời của Kế hoạch Mác-san (6-1947)
D Thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (4-1949)
- Câu 6 : Cơ quan nào của Liên hợp quốc có sự tham gia đầy đủ đại diện các thành viên mỗi năm họp một lần?
A Ban thư kí
B Hội đồng bảo an
C Hội đồng quản thác
D Đại hội đồng
- Câu 7 : Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào thời gian nào?
A Ngày 18 – 1 - 1950
B Ngày 14 – 2 - 1950
C Ngày 1 – 1 - 1950
D Ngày 12 – 4 – 1950
- Câu 8 : Cuộc cách mạng do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo có tính chất là:
A Cuộc cách mạng dân chủ tư sản
B Cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ
C Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa
D Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc
- Câu 9 : Tình hình chung của các nước Mĩ Latinh trước Chiến tranh thế giới thứ hai là:
A Lệ thuộc vào thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha
B Lệ thuộc vào Mĩ, trở thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ
C Những nước Cộng hòa độc lập
D Bị Mĩ bao vây kinh tế, cô lập về chính trị
- Câu 10 : Đặc trưng cơ bản của trật tự thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc là:
A Thế giới chia thành 2 phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe
B Hình thành trật tự thế giới đa cực
C Sự vươn lên mạnh mẽ và đứng đầu thế giới của nền kinh tế Mĩ
D Thế giới hình thành 3 trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới
- Câu 11 : Xu thế toàn cầu hóa đã tạo cho Việt Nam điều kiện thuận lợi nào trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa:
A Khai thác được nguồn lực trong nước
B Xã hội hóa lực lượng sản xuất
C Giữ vững bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ
D Tăng cường hợp tác quốc tế
- Câu 12 : Thành tựu quan trọng nào của cách mạng khoa học – công nghệ nửa sau thế kỉ XX đã tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề lương thực cho loài người?
A Phát minh sinh học
B Phát minh hóa học
C Cách mạng xanh
D Tạo ra công cụ lao động mới
- Câu 13 : Nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - công nghệ nửa sau thế kỉ XX là nước nào trong hệ thống tư bản chủ nghĩa?
A Liên Xô
B Anh
C Mĩ
D Nhật Bản
- Câu 14 : Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô tiến hành kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế đã đạt được thành tựu lớn nhất là:
A Chế tạo thành công bom nguyên tử
B Về cơ bản đã xây dựng được cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội
C Hoàn thành tập thể hóa nông nghiệp
D Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Mĩ
- Câu 15 : Để tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản và nhanh chóng kết thúc chiến tranh trong thời gian từ 2 đến 3 tháng sau khi đánh bại phát xít Đức, Hội nghị Ianta (2-1945) quyết định
A Anh và Liên Xô tiêu diệt lực lượng phát xít Nhật ở Trung Quốc
B Liên Xô không được tham chiến ở châu Á
C Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á
D Liên Xô sẽ tham gia chống Nhật ở vùng Đông Bắc Á
- Câu 16 : Phong trào được coi là “lá cờ đầu” của cách mạng Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A Cách mạng Cuba
B Phong trào vùng biển Caribê
C Cách mạng Mêhicô
D Cách mang Côlômbia
- Câu 17 : Nội dung nào sau đây không đúng với mục đích của công cuộc cải tổ của Goócbachốp ?
A Thoát khỏi sự trì trệ, tiếp xúc xây dựng chủ nghĩa xã hội
B Đổi mới mọi mặt đời sống xã hội
C Sửa chữa những thiếu sót, sai lầm trước đây
D Đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa
- Câu 18 : Mục tiêu đấu tranh của nhân dân Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:
A Chống chủ nghĩa thực dân cũ
B Chống chế độ độc tài thân Mĩ, giành độc lập và chủ quyền dân tộc
C Giành độc lập dân tộc
D Chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc
- Câu 19 : Với thắng lợi nào đánh dấu chủ nghĩa xã hội đã vượt ra khỏi phạm vi một nước, trở thành một hệ thống thế giới ?
A Cách mạng dân tộc, dân chủ ở Trung Quốc
B Cách mạng dân chủ nhân dân ở Đông Âu
C Cách mạng giải phóng dân tộc ở Nam Phi
D Cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ ở Mĩ Latinh
- Câu 20 : Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi được xếp vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc vì:
A Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi là không phù hợp với ý Chúa
B Nam Phi chưa giành được độc lập dân tộc
C Chế độ phân biệt chủng tộc là một hình thái áp bức của chủ nghĩa thực dân
D Chế độ phân biệt chủng tộc không được Hiến pháp Nam Phi thừa nhận
- Câu 21 : Vai trò trọng yếu của Hội đồng Bảo an (Liên hợp quốc) là:
A Giúp đỡ các nước đang phát triển
B Giải quyết các tranh chấp quốc tế
C Thúc đẩy giao lưu, hợp tác kinh tế
D Duy trì hòa bình, an ninh thế giới
- Câu 22 : Nội dung nào sau đây không phải là mục tiêu chiến lược toàn cầu của Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1973 ?
A Ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới
B Khống chế, chi phối các nước tư ban đồng minh phụ thuộc vào Mĩ
C Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế, phong trào chống chiến tranh, vì hào bình, dân chủ trên thế giới
D Sử dụng khẩu hiệu “thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ các nước khác
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12