- Kiểm tra hết học kỳ I - vật lý lớp 9 ( Đề 2 - Có...
- Câu 1 : Từ trường không tồn tại ở đâu?
A Xung quanh nam châm.
B Xung quanh dòng điện.
C Xung quanh điện tích đứng yên.
D Xung quanh Trái Đất.
- Câu 2 : Hai đèn Đ1 (6V - 6W), Đ2 (6V - 3W) đang sáng bình thường. Tỉ số dòng điện I1:I2 chạy qua hai dây tóc đèn trên là:
A 4 : 1
B 2 : 1
C 1 : 4
D 1 : 2
- Câu 3 : Hai bóng đèn có ghi (220V – 50 W) và (220V – 60W) được mắc vào mạng điện có hiệu điện thế 220V. Hãy chọn câu trả lời đúng
A Khi mắc song song thì đèn 50W sáng hơn đèn 60W.
B Khi mắc song song thì đèn 60W sáng hơn đèn 50W.
C Khi mắc song song thì cường độ dòng điện qua hai đèn bằng nhau.
D Khi mắc song song thì cường độ dòng điện qua đèn 50W lớn hơn.
- Câu 4 : Cường độ dòng điện chạy qua điện trở 8Ω là 20mA trong thời gian 1 phút thì công thực hiện của dòng điện là bao nhiêu?
A 0,192J
B 1,92J
C 1,92W
D 0,192W
- Câu 5 : Có một thanh sắt và một nam châm hoàn toàn giống nhau. Để xác định thanh nào là là thanh nam châm ,thanh nào là sắt, ta đặt một thanh nằm ngang, thanh còn lại cầm trên tay đặt một đầu vào giữa của thanh nằm ngang thì thấy hút rất mạnh. Kết luận nào đúng?
A Thanh cầm trên tay là thanh nam châm.
B Không thể xác định được thannh nào là nam châm, thanh nào là thanh sắt.
C Phải hoán đổi hai thanh một lần nữa mới xác định được
D Thanh nằm ngang là thanh nam châm.
- Câu 6 : Cho hai điện trở R1 = 20Ω mắc nối tiếp với điện trở R2 = 30Ω vào một hiệu điện thế, nếu hiệu điện thế hai đâu R1 là 10V thì hiệu điện thế hai đầu R2 là:
A 20V
B 40V
C 30V
D 15V
- Câu 7 : Giữa hai điểm A, B có hiệu điện thế không đổi U = 12 V, người ta mắc nối tiếp điện trở R1 = 25Ω và một biến trở có điện trở lớn nhất R2 = 15Ω.a. Khi R2 = 15 Ω. Tính điện trở tương đương của mạch và cường độ dòng điện chạy qua mỗi điện trở khi đó.b. Biến trở R2 là một dây dẫn đồng chất có tiết diện S = 0,06 mm2 và có điện trở suất ρ = 0,5.10-6 Ωm. Hãy tính chiều dài của dây dẫn quấn biến trở.c. Mắc thêm một bóng đèn Đ(6V - 3W) song song với điện trở R1 trong mạch trên. Điều chỉnh biến trở để đèn sáng bình thường.Tính điện trở của biến trở khi đó.
- Câu 8 : Một bếp điện khi hoạt động bình thường có điện trở R = 80Ω và cường độ dòng điện qua bếp khi đó là I = 2,5 A.a. Tính công suất tỏa nhiệt của bếp.b. Dùng bếp điện trên để đun sôi 1,5l nước có nhiệt độ ban đầu 25oC thì thời gian đun nước là 20 phút. Coi rằng nhiệt lượng cung cấp để đun sôi nước là có ích. Tính hiệu suất của bếp. Cho biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4200J/kg.K
- Câu 9 : a) Phát biểu qui tắc nắm tay phải?b) Treo một kim nam châm gần ống dây (hình bên).Hiện tượng gì sẽ xảy ra với kim nam châm khi ta đóng khoá K?
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 48 Mắt
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 49 Mắt cận và mắt lão
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 50 Kính lúp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 1 Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào HĐT giữa hai đầu dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 2 Điện trở của dây dẫn - Định luật Ôm
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 4 Đoạn mạch nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 8 Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 7 Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 5 Đoạn mạch song song
- - Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 9 Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn