Đề thi chính thức THPT QG môn Lịch sử năm 2017 - M...
- Câu 1 : Trong những năm 1973 – 1982, nền kinh tế Mỹ lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái chủ yếu là do
A Tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới
B Tác động của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
C Sự canh tranh của Nhật Bản và cá nước Tây Âu
D Việc Mỹ kí Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam
- Câu 2 : Trong đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12-1986), Đảng Cộng sản Việt Nam xác định trọng tâm của công cuộc đổi mới là
A Kinh tế
B Chính trị
C Văn hóa
D Tư tưởng
- Câu 3 : Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế là một trong những biểu hiện của xu thế
A Toàn cầu hóa
B đa dạng hóa
C hợp tác và đấu tranh
D hòa hoãn tạm thời
- Câu 4 : Tháng 1-1975, quân dân Việt Nam đã giành thắng lợi trong chiến dịch nào?
A Đường 9 – Nam Lào
B Huế - Đà Nẵng
C Tây Nguyên
D Đường 14 – Phước Long
- Câu 5 : Trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương, từ năm 1950 đến tháng 7-1954 Chính phủ Pháp đã nhận viện trợ của nước nào?
A Anh
B Nhật
C Mỹ
D Đức
- Câu 6 : Sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929 không phải là
A Bước chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lâp Đảng Cộng sản Việt Nam
B Xu thế của cuộc vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản
C Mốc chấm dứt thời kì khủng hoảng về đướng lối cách mạng Việt Nam
D Bước phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân Việt Nam
- Câu 7 : Điều kiên thuận lợi để cuối năm 1974 – 1975 Bộ chính tri Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam là
A So sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng
B Miền Bắc đã hoàn thành cuộc cách mạng xã hôi chủ nghĩa
C Mỹ rút toàn bộ lực lượng ra khỏi lãnh thổ Việt Nam
D Mỹ không còn viện trợ kinh tế, quân sự cho chính quyền Sài Gòn
- Câu 8 : Cuộc tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 của quân dân Việt Nam không tác động đến việc
A Mỹ phải tuyên bố “Mỹ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam
B Mỹ chấp nhận đàm phán để bàn về việc chấm dứt chiến tranh Việt Nam
C Mỹ bị lung lay ý chí xâm lược
D Mỹ phải tuyên bố ngừng ném bom phá hoại miền Bắc
- Câu 9 : Việc “Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức giữa Đông Đức và Tây Đức” được kí kết (11-1972) có ý nghĩa như thế nào?
A Chấm dứt tình trạng Chiến tranh lạnh ở châu Âu
B Làm cho tình hinh châu Âu bớt căng thẳng
C Đánh dấu sự tái thống nhất của nước Đức
D Chấm dứt tình trạng đối đầu giữa hai phe ở châu Âu
- Câu 10 : Giai cấp, tầng lớp nào giữ vai trò động lực của phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam?
A Công nhân và trí thức
B Công nhân và tiểu tư sản
C Công nhân, nông dân và trí thức
D . Công nhân và nông dân
- Câu 11 : Một trong những yếu tố khách quan tác động trực tiếp đến việc Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12-1986) là
A Tình trạng lạc hậu của các nước Đông Nam Á
B Sự phát triển nhanh chóng của tổ chức ASEAN
C Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô
D Cuộc khủng hoảng trầm trọng của nền kinh tế thế giới
- Câu 12 : Đảng Cộng sản Đông Dương và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết đinh phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (19-12-1946) ngay sau khi
A Pháp đánh úp trụ sở Ủy ban Nhân dân Nam Bộ
B Pháp đánh chiến Hải Phòng, Lạng Sơn
C Cuộc đàm phán ở Phôngtennơblô (Pháp) thất bại
D Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ Việt Nam
- Câu 13 : Điểm giống nhau giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) và “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) của Mỹ ở Việt Nam là gì?
A Sử dụng quân đội Mỹ là chủ yếu
B Thực hiện các cuộc hành quân “tìm diệt” và bình định
C Nhằm biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới
D Sử dụng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu
- Câu 14 : Luân cương chính trị (tháng 10-1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương có hạn chế trong việc xác định
A Quan hệ giữa cách mạng Đông Dương và cách mạng thế giới
B Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng
C Vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản
D Phương pháp, hình thức đấu tranh cách mạng
- Câu 15 : Một trong những mục tiêu của Mỹ trong quá trình thực hiện chiến lược toàn cầu là gì?
A Làm sụp đổ hoàn toàn chủ nghĩa xã hội trên thế giới
B Phát động Chiến tranh lạnh trên toàn thế giới
C Can thiệp trực tiếp vào các cuộc chiến tranh xâm lược trên thế giới
D Cản trở Tây Âu, Nhật Bản trở thành trung tâm kinh tế thế giới
- Câu 16 : Từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946 đối vói quân Trung Hoa dân Quốc, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện chủ trương nào?
A Hòa hoãn, tránh xung đột
B Kí hiệp ước hòa bình
C Vừa đánh vừa đàm
D Kiên quyết kháng chiến
- Câu 17 : Trong đường lối đổi mới (từ tháng 12-1986), Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương
A Tập trung đổi mới về kinh tế - xã hội
B đổi mới toàn diện và đồng bộ
C Đổi mới căn bản và toàn diện
D tập trung đổi mới về chính trị, tư tưởng
- Câu 18 : Điểm chung về mục đích của thực dân Pháp khi đề ra kế hoạch Rơve và kế hoạch ĐờLát đơ Tátxinhi trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1945 – 1954) là
A Chuẩn bị tiến công lên Việt Bắc
B Nhanh chóng kết thúc chiến tranh
C Giành quyền chủ động chiến lược
D Khóa chặt biên giới Việt – Trung
- Câu 19 : Vì sao trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), thực dân Pháp mở rộng ngành công nghiệp chế biến ở Việt Nam?
A Nguồn nguyên liệu sẵn có, nhân công dồi dào
B Đây là ngành kinh tế duy nhất thu được nhiều lợi nhuận
C Đây là ngành kinh tế chủ đạo của Việt Nam
D Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào công nghiệp
- Câu 20 : Nhiệm vụ chủ yếu của quân dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 (từ tháng 12-1946 đến tháng 2-1947) là
A Bảo vệ Hà Nội và các đô thị
B Củng cố hậu phương kháng chiến
C Tiêu diệt toàn bộ sinh lực địch
D Giam chân địch tại các đô thị
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12