Đề thi giữa HK1 Sinh 7 năm 2019 - Trường THCS Lý T...
- Câu 1 : Vì sao sứa thích nghi được với đời sống di chuyển tự do?
A. Cơ thể có nhiều tua
B. Màu sắc cơ thể sặc sỡ
C. Cơ thể hình dù, có tầng keo dày để dễ nổi, lỗ miệng quay xuống dưới
D. Ruột dạng túi
- Câu 2 : Vì sao nói động vật đem lại lợi ích cho con người?
A. Vì động vật cung cấp nguyên liệu, dùng cho học tập, nghiên cứu và các hỗ trợ khác
B. Vì động vật cung cấp nguyên liệu và truyền bệnh cho con người
C. Vì động vật rất đa dạng và phong phú
D. Vì động vật gần gũi với con người
- Câu 3 : Số lớp thành cơ thể của ruột khoang :
A. 1 lớp
B. 3 lớp
C. 4 lớp
D. 2 lớp
- Câu 4 : Các biện pháp phòng chống bệnh sốt rét là:
A. Tiêu diệt muỗi, nằm màn, diệt ấu trùng muỗi
B. Ăn uống phải hợp vệ sinh
C. Vệ sinh thân thể, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
D. Không lây qua người
- Câu 5 : Sự sinh sản vô tính mọc chồi ở san hô khác thủy tức ở điểm:
A. Khi sinh sản cơ thể con dính liền với cơ thể mẹ
B. Không có sự thụ tinh
C. Sinh sản mọc chồi, cơ thể con không dính liền cơ thể mẹ
D. Thành hai cơ thể mới
- Câu 6 : Đặc điểm phân biệt động vật và thực vật là:
A. Có hệ thần kinh và giác quan
B. Có khả năng di chuyển
C. Dị dưỡng
D. Có hệ thần kinh và giác quan, cơ thể dị dưỡng và di chuyển
- Câu 7 : Các đại diện của ngành giun đốt:
A. Giun đất, đỉa, giun rễ lúa
B. Giun đỏ, giun móc câu
C. Rươi, giun đỏ, giun đất
D. Giun móc câu, giun đỏ
- Câu 8 : Trong các giun tròn sau giun nào kí sinh ở thực vật ?
A. Giun kim
B. Giun móc câu
C. Giun rễ lúa
D. Giun đũa
- Câu 9 : Trung roi xanh tự dưỡng được nhờ:
A. Roi
B. Chất diệp lục
C. Vi khuẩn
D. Chất hữu cơ
- Câu 10 : Hiện nay trên thế giới đã phát hiện khoảng bao nhiêu loài động vật?
A. 1,5 triệu loài
B. 2,5 triệu loài
C. 1,2 triệu loài
D. 1,8 triệu loài
- Câu 11 : Động vật và thực vật giống nhau cơ bản ở các đặc điểm sau:
A. Có thành xenlulozơ ở tế bào
B. Có khả năng di chuyển
C. Có cấu tạo tế bào. Lớn lên và sinh sản
D. Dị dưỡng
- Câu 12 : Giới động vật ngày nay được sắp xếp vào bao nhiêu ngành? Ở chương trình sinh học 7 đề cập đến mấy ngành chủ yếu?
A. Hơn 20 ngành. Ở chương trình sinh học 7 đề cập đến 8 ngành chủ yếu
B. Hơn 10 ngành. Ở chương trình sinh học 7 đề cập đến 5 ngành chủ yếu
C. Hơn 15 ngành. Ở chương trình sinh học 7 đề cập đến 9 ngành chủ yếu
D. Hơn 50 ngành. Ở chương trình sinh học 7 đề cập đến 20 ngành chủ yếu
- Câu 13 : Qua quan sát trùng giày dưới kính hiển vi em thấy trùng giày di chuyển trong nước như thế nào?
A. Thẳng tiến
B. Vừa tiến vừa xoay
C. Bơi lội trong nước
D. Theo kiểu sâu đo
- Câu 14 : Trùng roi di chuyển như thế nào? Bằng gì?
A. Đuôi đi trước, thẳng tiến, bằng lông bơi
B. Đầu đi trước, thẳng tiến, bằng chân giả
C. Đầu đi trước, vừa tiến vừa xoay, bằng roi
D. Đuôi đi trước, vừa tiến vừa xoay, bằng long bơi
- Câu 15 : Tiêu hóa của trùng giày giống trùng biến hình ở chỗ:
A. Thức ăn được tiêu hóa trong tế bào
B. Lấy thức ăn nhờ lông bơi
C. Thức ăn được tiêu hóa trong không bào tiêu hóa
D. Thải bã qua lỗ thoát ở thành cơ thể
- Câu 16 : Vì sao bệnh sốt rét được lan truyền từ người bệnh sang người lành?
A. Vì trùng sốt rét kí sinh trong máu người
B. Vì trùng sốt rét kí sinh ở thành ruột và tuyến nước bọt của muỗi anophen
C. Vì muỗi anôphen đốt người bệnh rồi sau đó đốt người lành
D. Vì trùng sốt rét hủy hoại hồng cầu hàng loạt
- Câu 17 : Động vật nguyên sinh sống tự do có những đặc điểm gì?
A. Có kích thước hiển vi
B. Có cấu tạo cơ thể chỉ có 1 tế bào
C. Bộ phận di chuyển tiêu giảm hoặc không có, lấy chất dinh dưỡng của vật chủ
D. Có bộ phận di chuyển, thức ăn là vi khuẩn, vụn hữu cơ
- Câu 18 : Động vật nguyên sinh sống kí sinh có những đặc điểm gì?
A. Có kích thước hiển vi
B. Bộ phận di chuyển tiêu giảm hoặc không có, lấy chất dinh dưỡng của vật chủ
C. Có cấu tạo cơ thể chỉ có 1 tế bào
D. Có bộ phận di chuyển, thức ăn là vi khuẩn, vụn hữu cơ
- Câu 19 : Loài ruột khoang nào dưới dây có cơ thể hình dù, lỗ miệng ở phía dưới?
A. Thủy tức
B. Sứa
C. Hải quì
D. San hô
- Câu 20 : Loài ruột khoang nào sống cộng sinh với tôm ở nhờ mới di chuyển được?
A. Thủy tức
B. Sứa
C. Hải quì
D. San hô
- Câu 21 : Sán lá gan kí sinh ở đâu? Gây tác hại gì?
A. Ở ruột già người, gây ngứa ngáy khó chịu
B. Ở rễ lúa, gây “bệnh vàng lụi” ở lúa
C. Ở tá tràng người, làm người bệnh xanh xao, vàng vọt
D. Ở gan, mật của trâu bò, làm trâu bò gầy rạc chậm lớn
- Câu 22 : Sán dây và sán bã trầu xâm nhập vào vật chủ chính thức qua con đường nào?
A. Qua con đường ăn uống
B. Qua da vào máu
C. Qua da bàn chân
D. Qua đường hô hấp
- Câu 23 : Sán lá máu sống kí sinh ở đâu?
A. Ở ruột non lợn
B. Ở gan mật trâu, bò
C. Ở ruột người
D. Ở trong máu người
- Câu 24 : Tại sao nói sán lá gan lưỡng tính?
A. Vì trên một cơ thể có cơ quan sinh dục đực hoặc cái
B. Vì trên cùng một cơ thể có cả cơ quan sinh dục đực và cái
C. Vì chúng đẻ nhiều trứng
D. Vì chúng có cơ quan sinh dục phát triển
- Câu 25 : Tại sao chân giả của trùng kiết lị ngắn hơn trùng biến hình?
A. Do trùng kiết lị nuốt hồng cầu
B. Do trùng kiết lị sống kí sinh nên chân giả tiêu giảm
C. Do trùng kiết lị có cấu tạo đơn giản
D. Do trùng kiết lị sống ngoài thiên nhiên
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 1 Thế giới động vật đa dạng, phong phú
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 2 Phân biệt động vật với thực vật. Đặc điểm chung của động vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 4 Trùng roi
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 8 Thủy tức
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 9 Đa dạng của ngành Ruột khoang
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 10 Đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 11 Sán lá gan
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 12 Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 5 Trùng biến hình và trùng giày
- - Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 6 Trùng kiết lị và trùng sốt rét