- Mẫu nguyên tử Bohr
- Câu 1 : Mức năng lượng trong nguyên tử hiđrô được xác định bằng biểu thức
A 16/9
B 192/7
C 135/7
D 4
- Câu 2 : Khi electron ở quĩ đạo dừng thứ n thì năng lượng của nguyên tử Hydro được tính theo công thức E = - 13,6/n² (eV)
A 0,4350 µm
B 0,4861 µm
C 0,6576 µm
D 0,4102 µm
- Câu 3 : Trong nguyên tử Hiđrô, xét các mức năng lượng từ K đến P có bao nhiêu khả năng kích thích để êlêctrôn tăng bán kính quỹ đạo lên 9 lần ?
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 4 : Theo mẫu nguyên tử Bo, trong nguyên tử hidrô, khi êlectron chuyển từ quỹ đạo P về quỹ đạo K thì nguyên tử phát ra phôton ứng với bức xạ có tần số f1 . Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo P về quỹ đạo L thì nguyên tử phát ra phôtôn ứng với bức xạ có tần số f2. Nếu êlectron chuyển từ quỹ đạo L về quỹ đạo K thì nguyên tử phát ra phôtôn ứng với bức xạ có tần số:
A f3 = f1 – f2
B f3 = f1 + f2
C f3 = √(f1² + f2²)
D f3 = f1.f2/( f1 + f2)
- Câu 5 : Khi elêctrôn ở quỹ đạo dừng thứ n thì năng lượng của nguyên tử hiđrô được xác định bởi En = -13,6/n². Một đám khí hiđrô hấp thụ năng lượng chuyển lên trạng thái dừng có năng lượng cao nhất là E3 (ứng với quỹ đạo M). Tỉ số giữa bước sóng dài nhất và ngắn nhất mà đám khí trên có thể phát ra là
A 32/3.
B 32/27.
C 32/5.
D 5/27
- Câu 6 : Khi êlectron ở quỹ đạo dừng thứ n thì năng lượng của nguyên tử hiđrô được xác định bởi công thức En = -13,6/n² (với n = 1, 2, 3,…). Khi êlectron trong nguyên tử hiđrô chuyển từ quỹ đạo dừng n = 4 về quỹ đạo dừng n = 2 thì nguyên tử phát ra phôtôn có bước sóng λ1. Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo dừng n = 3 về quỹ đạo dừng n = 1 thì nguyên tử phát ra phôtôn có bước sóng λ2. Mối liên hệ giữa hai bước sóng λ1 và λ2 là
A 128λ2 = 27λ1
B 459λ2 = 2216λ1
C 128λ1 = 27λ2
D 459λ1 = 2216λ2
- Câu 7 : Trong nguyên tử hiđrô, bán kính Bo là r 0 = 5,3.10-11 m. Ở một trạng thái kích thích của nguyên tử hiđrô, êlectron chuyển động trên quỹ đạo dừng có bán kính là r = 8,48.10-10 m. Quỹ đạo đó có tên gọi là quỹ đạo dừng
A P
B N
C O
D M
- Câu 8 : Hãy xác định trạng thái kích thích cao nhất của các nguyên tử hiđrô trong trường hợp người ta chỉ thu được 6 vạch quang phổ phát xạ của nguyên tử hiđrô :
A Trạng thái L
B Trạng thái M
C Trạng thái N
D Trạng thái O
- Câu 9 : Đối với nguyên tử Hyđrô , biểu thức nào dưới đây chỉ ra bán kính r của quỹ đạo dừng ( thứ n ) của nó : ( n là lượng tử số , ro là bán kính của Bo )
A r = nro
B r = n2ro
C r2 = n2ro
D r = n.ro2
- Câu 10 : Khi electron ở quĩ đạo dừng thứ n thì năng lượng của nguyên tử Hydro được tính theo công thức En = -13,6/n² eV (n = 1, 2, 3, ...). Khi electron ở trạng thái cơ bản được kích thích chuyển lên trạng thái có bán kính quỹ đạo tăng lên 9 lần. Khi chuyển dời về mức cơ bản thì phát ra bước sóng của bức xạ có năng lượng lớn nhất là:
A 0,103µm
B 0,203µm
C 0,13 µm
D 0,23 µm
- Câu 11 : Một nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có mức năng lượng E M = -1,5eV sang trạng thái dừng có năng lượng EL = -3,4eV. Tìm bước sóng của bức xạ do nguyên tử phát ra.
A 0,456µm
B 0,645µm
C 0,546µm
D 0,655µm
- Câu 12 : Kích thích nguyên tử H2từ trạng thái cơ bản bằng bức xạ có bước sóng 0,1218µm. Hãy xác định bán kính quỹ đạo ở trạng thái mà nguyên tử H2 có thể đạt được?
A 2,12.10-10m
B 2,22.10-10m
C 2,32.10-10m
D 2,42.10-10m
- Câu 13 : Một nguyên tử chuyển từ trạng thái dừng có mức năng lượng E n = - 1,5eV sang trạng thái dừng có có mức năng lượng Em = - 3,4eV. Tần số của bức xạ mà nguyên tử phát ra là:
A 6,54.1012Hz
B 4,58.1014Hz
C 2,18.1013Hz
D 5,34.1013Hz
- Câu 14 : Thông tin nào đây là sai khi nói về các quỹ đạo dừng ?
A Quỹ đạo có bán kính r0 ứng với mức năng lượng thấp nhất
B Quỹ đạo M có bán kính 9r 0.
C Quỹ đạo O có bán kính 36r 0.
D Không có quỹ đạo nào có bán kính 8r 0.
- Câu 15 : Mức năng lượng trong nguyên tử hiđrô được xác định bằng biểu thứcE = - 13,6/n² trạng thái cơ bản ứng với n = 1. Một đám khí hiđrô đang ở trạng thái kích thích và electron đang ở quĩ đạo dừng N. Tỉ số giữa bước sóng dài nhất và ngắn nhất mà đám khí trên có thể phát ra khi chuyển về trạng thái dừng có mức năng lượng thấp hơn là
A 16/9
B 192/7
C 135/7
D 4
- Câu 16 : Khi electron ở quĩ đạo dừng thứ n thì năng lượng của nguyên tử Hydro được tính theo công thức E = - 13,6/n² (eV)(n = 1, 2, 3, ...). Khi electron trong nguyên tử Hydro chuyển từ quĩ đạo dừng thứ n = 3 sang quĩ đạo dừng n = 2 thì nguyên tử Hydro phát ra photon ứng với bức xạ có bước sóng bằng:
A 0,4350 µm
B 0,4861 µm
C 0,6576 µm
D 0,4102 µm
- Câu 17 : Vạch quang phổ có tần số nhỏ nhất trong dãy Ban-me là tần số f 1. Vạch quang phổ có tần số nhỏ nhất trong dãy Lai-man là tần số f2. Vạch quang phổ trong dãy Lai-man sát với vạch có tần số f2 sẽ có tần số là
A f2 - f1
B f1 + f2
C f1.f2
D f1.f2/(f1 + f2)
- Câu 18 : Mức năng lượng E n trong nguyên tử hiđrô được xác định E n= -Eo/n² (trong đó n là số nguyên dương, E 0là năng lượng ứng với trạng thái cơ bản). Khi êlectron nhảy từ quỹ đạo thứ ba về quỹ đạo thứ hai thì nguyên tử hiđrô phát ra bức xạ có bước sóng λo. Nếu êlectron nhảy từ quỹ đạo thứ hai về quỹ đạo thứ nhất thì bước sóng của bức xạ được phát ra sẽ là
A λo/15
B 5λo/7
C λo
D 5λo/27
- Câu 19 : Gọi eĐ, eL, eT lần lượt là năng lượng của phôtôn ánh sáng đỏ, phôtôn ánh sáng lam và phôtôn ánh sáng tím. Ta có
A eĐ > eL > eT.
B eT > eL > eĐ.
C eT > eĐ > eL.
D eL > eT > eĐ.
- Câu 20 : Trong nguyên tử hiđrô, bán kính Bo là r 0 = 5,3.10-11 m. Ở một trạng thái kích thích của nguyên tử hiđrô, êlectron chuyển động trên quỹ đạo dừng có bán kính là r = 13,25.10-10 m. Quỹ đạo đó có tên gọi là quỹ đạo dừng
A N
B M
C O
D P
- Câu 21 : Trong quang phổ nguyên tử Hidro, khi electron chuyển từ quỹ đạo dừng P, O, N, M về quỹ đạo dừng L kết luận nào sau đây là đúng:
A Chênh lệch năng lượng giữa hai mức quỹ đạo dừng P và L là nhỏ nhất.
B Chênh lệch năng lượng giữa hai mức quỹ đạo dừng N và L là nhỏ nhất.
C Bước sóng của photon phát ra khi electron chuyển từ quỹ đạo dừng P về L là nhỏ nhất.
D Bước sóng của photon phát ra khi electron chuyển từ quỹ đạo dừng M về L là nhỏ nhất.
- Câu 22 : Bán kính quỹ đạo Bo thứ nhất làr1=5,3.10-11m.Động năng của êlectron trên quỹ đạo Bo thứ nhất là :
A 14,3 eV
B 17,7 eV
C 13,6 eV
D 27,2 eV
- Câu 23 : Đối với nguyên tử hiđrô, khi êlectron chuyển từ quỹ đạo M về quỹ đạo K thì nguyên tử phát ra phôtôn có bước sóng 0,1026 µm. Lấy h = 6,625.10-34 Js, e = 1,6.10-19 C và c = 3.108 m/s. Năng lượng của phôtôn này bằng
A 1,21 eV.
B 11,2 eV.
C 12,1 eV.
D 121 eV.
- Câu 24 : Nguyên tử Hiđrô đang ở trạng thái dừng có mức năng lượng cơ bản thì hấp thụ một photon có năng lượng ε = EN – EK. Khi đó nguyên tử sẽ:
A không chuyển lên trạng thái nào cả
B chuyển dần từ K lên L rồi lên N.
C Chuyển thẳng từ K lên N.
D chuyển dần từ K lên L, từ L lên M, từ M lên N.
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất