Đề thi giữa HK1 môn Vật lý 11 năm học 2019-2020 tr...
- Câu 1 : Khi tăng đồng thời độ lớn của hai điện tích điểm và khoảng cách giữa chúng lên gấp bốn thì lực tương tác giữa chúng.
A. tăng lên gấp đôi.
B. giảm đi một nửa.
C. giảm đi bốn lần.
D. không thay đổi.
- Câu 2 : Đặt một điện tích điểm Q dương tại một điểm O, M và N là hai điểm nằm đối xứng với nhau ở hai bên điểm O. Di chuyển một điện tích điểm q dương từ M đến N theo một đường cong bất kì. Gọi AMN là công của lực điện trong dịch chuyển này. Chọn câu khẳng định đúng.
A. \({A_{MN}} \ne 0\) và phụ thuộc vào đường dịch chuyển.
B. \({A_{MN}} \ne 0\) và không phụ thuộc vào đường dịch chuyển.
C. \({A_{MN}} = 0\) và không phụ thuộc vào đường dịch chuyển.
D. Không thể xác định được AMN.
- Câu 3 : Một điện tích q di chuyển trong một điện trường từ một điểm M đến một điểm N theo một đường cong. Sau đó nó di chuyển tiếp từ N về M theo một đường cong khác. Hãy so sánh công mà lực điện sinh ra trên các đoạn đường đó (AMN và ANM).
A. \({A_{MN}} = {A_{NM}}.\)
B. \({A_{MN}} =- {A_{NM}}.\)
C. \({A_{MN}} > {A_{NM}}.\)
D. \({A_{MN}} < {A_{NM}}.\)
- Câu 4 : Xét electron chuyển động quanh hạt nhân của một nguyên tử. Độ lớn cường độ điện trường của hạt nhân tại vị trí của electron nằm cách hạt nhân lần lượt là r0, 2r0 và 3r0 lần lượt là E1, E2 và E3. Chọn phương án đúng.
A. \({E_1} = 2{E_2} = 3{E_3}.\)
B. \(3{E_1} = 2{E_2} = {E_3}.\)
C. \({E_1} < {E_2} < {E_3}.\)
D. \({E_1} > {E_2} > {E_3}.\)
- Câu 5 : Xét các electron chuyển động quanh hạt nhân của một nguyên tử. Thế năng của electron trong điện trường của hạt nhân tại vị trí của các electron nằm cách hạt nhân lần lượt là r0, 2r0 và 3r0 lần lượt là W1, W2 và W3. Chọn phương án đúng.
A. \(2{W_1} = {W_2} = 3{W_3}.\)
B. \(3{W_1} = 2{W_2} = {W_3}.\)
C. \({W_1} < {W_2} < {W_3}.\)
D. \({W_1} > {W_2} > {W_3}.\)
- Câu 6 : Môi trường nào dưới đây không chứa điện tích tự do?
A. Nước biển.
B. Nước sông.
C. Nước mưa.
D. Nước cất.
- Câu 7 : Trong trường hợp nào sau đây sẽ không xảy ra hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng? Đặt một quả cầu mang điện tích ở gần đầu của một
A. Thanh kim loại không mang điện tích.
B. Thanh kim loại mang điện tích dương.
C. Thanh kim loại mang điện tích âm.
D. Thanh nhựa mang điện tích âm.
- Câu 8 : Một điện tích chuyển động trong điện trường theo một đường cong kín. Gọi công của lực điện trong chuyển động đó là A thì
A. A > 0 nếu q > 0.
B. A > 0 nếu q < 0.
C. A > 0 nếu q < 0.
D. A = 0.
- Câu 9 : Cho một điện tích di chuyển trong điện trường dọc theo một đường cong kín, xuất phát từ điểm M qua điểm N rồi trở lại điểm M. Công của lực điện
A. Trong cả quá trình bằng 0.
B. Trong quá trình M đến N là dương.
C. Trong quá trình N đến M là dương
D. Trong cả quá trình là dương.
- Câu 10 : Cho điện tích thử q di chuyển trong một điện trường đều dọc theo hai đoạn thẳng MN và NP. Biết rằng, lực điện sinh công dương và MN dài hơn NP. Hỏi kết quả nào sau đây đúng, khi đó so sánh các công AMN và ANP của lực điện?
A. \({A_{MN}} > {A_{NP}}.\)
B. \({A_{MN}} < {A_{NP}}.\)
C. \({A_{MN}} = {A_{NP}}.\)
D. Có thể \({A_{MN}} > {A_{NP}}\) hoặc \({A_{MN}} < {A_{NP}}\) hoặc \({A_{MN}} = {A_{NP}}.\)
- Câu 11 : Một vòng tròn tâm O nằm trong điện trường của một điện tích điểm Q, M và N là hai điểm trên vòng tròn đó. Gọi AM1N, AM2N và AMN là công của lực điện tác dụng lên điện tích điểm q trong các dịch chuyển dọc theo cung M1N, M2N và dây cung MN thì
A. AM1N < AM2N.
B. AMN nhỏ nhất.
C. AM2N lớn nhất.
D. AM1N = AM2N = AMN.
- Câu 12 : Công của lực điện tác dụng lên điện tích điểm q khi q di chuyển từ M đến điểm N trong điện trường, không phụ thuộc vào
A. Vị trí các điểm M, N.
B. Hình dạng đường đi từ M đến N.
C. Độ lớn của điện tích q.
D. Cường độ điện trường tại M và N.
- Câu 13 : Lực tương tác giữa hai điện tích \({q_1} = {q_2} = - {6.10^{ - 9}}C\) khi đặt cách nhau 10 cm trong không khí là
A. \(32,{4.10^{ - 10}}N.\)
B. \(32,{4.10^{ - 6}}N.\)
C. \(8,{1.10^{ - 10}}N.\)
D. \(8,{1.10^{ - 6}}N.\)
- Câu 14 : Lực hút tĩnh điện giữa hai điện tích là \({2.10^{ - 6}}N.\) Khi đưa chúng xa nhau thêm 2 cm thì lực hút là \({5.10^{ - 7}}N.\) Khoảng cách ban đầu giữa chúng là
A. 1 cm.
B. 2 cm.
C. 3 cm.
D. 4 cm.
- Câu 15 : Hai điện tích điểm đứng yên trong không khí cách nhau một khoảng r tác dụng lên nhau lực có độ lớn bằng F. Khi đưa chúng vào trong dầu hỏa có hằng số điện môi \(\varepsilon \)= 2 và giảm khoảng cách giữa chúng còn r/3 thì độ lớn của lực tương tác giữa chúng là
A. 28F.
B. 1,5F.
C. 6F.
D. 4,5F.
- Câu 16 : Một điện tích thử đặt tại điểm có cường độ điện trường 0,16 V/m. Lực tác dụng lên điện tích đó là \({2.10^{ - 4}}N.\) Độ lớn của điện tích đó là
A. 2,25 mC.
B. 1,50 mC.
C. 1,25 mC.
D. 0,85 mC.
- Câu 17 : Cường độ điện trường tạo bởi một điện tích điểm cách nó 2 cm bằng \({10^5}V/m.\) Tại vị trí cách điện tích này bằng bao nhiêu thì cường độ điện trường bằng \(4.{10^5}V/m.\)
A. 2 cm.
B. 1 cm.
C. 4 cm.
D. 5 cm.
- Câu 18 : Biết điện tích của electron: \( - 1,{6.10^{ - 19}}C.\) Khối lượng của electron: \(9,{1.10^{ - 31}}kg.\) Giả sử nguyên tử heli, electron chuyển động tròn đều quanh hạt nhân với bán kính quỹ đạo 29,4 pm thì tốc độ dài của electron đó sẽ là bao nhiêu?
A. \(1,{5.10^7}\left( {m/s} \right).\)
B. \(4,{15.10^6}\left( {m/s} \right).\)
C. \(1,{41.10^{17}}\left( {m/s} \right).\)
D. \(2,{25.10^{16}}\left( {m/s} \right).\)
- Câu 19 : Hai quả cầu nhỏ giống nhau, có điện tích q1 và \({q_2} = x{q_1}\) (với -5 < x < -2) ở khoảng cách R hút nhau với lực với độ lớn F0. Sau khi chúng tiếp xúc, đặt lại ở khoảng cách R chúng sẽ
A. hút nhau với độ lớn F < F0.
B. hút nhau với độ lớn F > F0.
C. đẩy nhau với độ lớn F < F0.
D. đẩy nhau với độ lớn F > F0.
- Câu 20 : Hai điện tích điểm \({q_1} = + {3.10^{ - 8}}C;{q_2} = - {4.10^{ - 8}}C\) lần lượt được đặt tại hai điểm A và B cách nhau 8 cm trong chân không. Hãy tìm các điểm mà tại đó cường độ điện trường bằng không. Điểm đó nằm trên đường thẳng AB
A. ngoài đoạn AB, gần B hơn và cách B là 64 cm.
B. ngoài đoạn AB, gần A hơn và cách A là 45 cm.
C. ngoài đoạn AB, gần B hơn và cách B là 52 cm.
D. ngoài đoạn AB, gần A hơn và cách A là 52 cm.
- Câu 21 : Tại hai điểm A, B cách nhau 15 cm trong không khí có hai điện tích \({q_1} = - {12.10^{ - 6}}C,{q_2} = {10^{ - 6}}C.\) Xác định độ lớn cường độ điện trường do hai điện tích này gây ra tại điểm C. Biết AC = 20 cm, BC = -5 cm.
A. 8100 kV/m.
B. 3125 kV/m.
C. 900 kV/m.
D. 6519 kV/m.
- Câu 22 : Tại hai điểm A và B cách nhau 5 cm trong chân không có hai điện tích điểm \({q_1} = + {16.10^{ - 8}}C;{q_2} = - {12.10^{ - 8}}C.\) Tính độ lớn cường độ điện trường tổng hợp tại điểm C cách A và B lần lượt là 4 cm và 3 cm.
A. 1273 kV/m.
B. 1500 kV/m.
C. 1288 kV/m.
D. 1285 kV/m.
- Câu 23 : Tại hai điểm A và B cách nhau 10 cm trong không khí có đặt hai điện tích \({q_1} = {q_2} = {16.10^{ - 8}}C.\) Xác định độ lớn cường độ điện trường do hai điện tích này gây ra tại điểm C biết AC = BC = 8 cm.
A. 390 kV/m.
B. 225 kV/m.
C. 351 kV/m.
D. 285 kV/m.
- Câu 24 : Tại hai điểm A và B cách nhau 10 cm trong không khí có khi đặt hai điện tích \({q_1} = {12.10^{ - 8}}C;{q_2} = {9.10^{ - 8}}C.\) Xác định độ lớn cường độ điện trường do hai điện tích này gây ra tại điểm C biết AC = 6 cm và BC = 9 cm.
A. 450 kV/m.
B. 225 kV/m.
C. 331 kV/m.
D. 427 kV/m.
- Câu 25 : Tại hai điểm A và B cách nhau 18 cm trong không khí đặt hai điện tích \({q_1} = {4.10^{ - 6}}C,{q_2} = - 12,{8.10^{ - 6}}C.\) Xác định độ lớn lực điện trường tác dụng lên \({q_3} = {5.10^{ - 8}}C\) đặt tại C, biết AC = 12 cm; BC = 16 cm.
A. 0,45 N.
B. 0,15 N.
C. 0,23 N.
D. 4,5 N.
- Câu 26 : Đặt điện tích âm có độ lớn lần lượt q, 2q và 4q, tương ứng đặt tại 3 đỉnh A, B và C của một tam giác ABC đều cạnh a. Cường độ điện trường tổng hợp tại tâm tam giác
A. Có phương vuông góc với mặt phẳng chứa tam giác ABC.
B. Có độ lớn bằng \(\sqrt {21} \frac{{kq}}{{{a^2}}}.\)
C. Có độ lớn bằng \(3\sqrt 7 \frac{{kq}}{{{a^2}}}.\)
D. Có độ lớn bằng 0.
- Câu 27 : Đặt bốn điện tích có cùng độ lớn q tại 4 đỉnh của một hình vuông ABCD cạnh a với điện tích dương đặt tại A và C, điện tích âm đặt tại B và D. Cường độ điện trường tổng hợp tại giao điểm hai đường chéo của hình vuông
A. Có phương vuông góc với mặt phẳng chứa hình vuông ABCD.
B. Có phương song song với cạnh AB của hình vuông ABCD.
C. Có độ lớn bằng độ lớn cường độ điện trường tại các đỉnh hình vuông.
D. Có độ lớn bằng 0.
- Câu 28 : Một vòng dây dẫn mảnh, hình tròn, bán kính R, tích điện đều với điện tích q > 0, đặt trong không khí. Nếu cắt đi từ vòng dây đoạn đoạn rất nhỏ có chiều dài \(\ell < < R\) sao cho điện tích trên vòng dây vẫn như cũ thì độ lớn cường độ điện trường tổng hợp tại tâm vòng dây là
A. \(kq\ell /\left( {\pi {R^3}} \right).\)
B. \(kq\ell /\left( {2\pi {R^3}} \right).\)
C. \(kq\ell /\left( {2\pi {R^2}} \right).\)
D. 0
- Câu 29 : Trong không khí, đặt ba điện tích âm có cùng độ lớn q tại 3 đỉnh của một tam giác đều ABC cạnh \(a\sqrt 3 \) . Xét điểm M nằm trên đường thẳng đi qua tâm O của tam giác, cuông góc với mặt phẳng chứa tam giác ABC và cách O một đoạn x = a. Cường độ điện trường tổng hợp tại M
A. Có hướng cùng hướng với véc tơ \(\overrightarrow {OM} .\)
B. Có phương song song với mặt phẳng chứa tam giác ABC.
C. Có độ lớn \(0,75\sqrt 2 kq{a^{ - 2}}.\)
D. Có độ lớn \(0,125kq{a^{ - 2}}.\)
- Câu 30 : Trong không khí, có ba điểm thẳng hàng theo thứ tự O, M, N. Khi tại O đặt điện tích điểm Q thì độ lớn cường độ điện trường tại M và N lần lượt là 18E và 2E. Khi đưa điện tích điểm Q đến M thì độ lớn cường độ điện trường tại N là
A. 4,5 E.
B. 2,25 E.
C. 2,5 E.
D. 3,6 E.
- Câu 31 : Trong không khí, có bốn điểm thẳng hàng theo đúng thứ tự O, M, I, N sao cho MI = 4 IN. Khi tại O đặt điện tích điểm Q thì độ lớn cường độ điện trường tại M và N lần lượt là 4E và E. Khi đưa điện tích điểm Q đến I thì độ lớn cường độ điện trường tại N là
A. 4,5E.
B. 9E.
C. 25E.
D. 16E.
- Câu 32 : Trong không khí, có 3 điểm thảng hàng theo đúng thứ tự A; B; C với AC = 2,5AB. Nếu đặt tại A một điện tích điểm Q thì độ lớn cường độ điện trường tại B là E. Nếu đặt tại B một điện tích điểm 1,8Q thì độ lớn cường độ điện trường tại A và C lần lượt là
A. 3,6E và 1,6E.
B. 1,6E và 3,6E.
C. 2E và 1,8E.
D. 1,8E và 0,8E.
- Câu 33 : Tại điểm O đặt điện tích điểm Q thì độ lớn cường độ điện trường tại A là E. Trên tia vuông góc với OA tại điểm A có điểm B cách A một khoảng 8 cm. Điểm M thuộc đoạn AB sao cho MA = 4,5 cm và góc MOB có giá trị lớn nhất. Để độ lớn cường độ điện trường tại M là 3,84E thì điện tích điểm tại Q phải tăng thêm.
A. 4Q.
B. 3Q.
C. Q.
D. 5Q.
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 26 Khúc xạ ánh sáng
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 27 Phản xạ toàn phần
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 1 Điện tích và định luật Cu-lông
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 2 Thuyết Êlectron và Định luật bảo toàn điện tích
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 28 Lăng kính
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 29 Thấu kính mỏng
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 30 Giải bài toán về hệ thấu kính
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 34 Kính thiên văn
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 33 Kính hiển vi
- - Trắc nghiệm Vật lý 11 Bài 32 Kính lúp