Đề thi Học Kì 1 môn Sinh học 10 - trường THPT Phú...
- Câu 1 : Một đoạn ADN có tổng số 3000 nuclêôtit. Trên mạch 1: số lượng nuclêôtit loại A1 gấp đôi T1, số nuclêôtit loại G1 bằng tổng số A1 và T1. Biết X1 = 300, tính số nuclêôtit loại A của đoạn phân tử ADN trên?
A. 900
B. 300
C. 600
D. 400
- Câu 2 : Giới sinh vật nào gồm những sinh vật nhân thực, có khả năng quang hợp và là sinh vật tự dưỡng, sống cố định, có khả năng cảm ứng chậm?
A. Giới khởi sinh
B. Giới động vật
C. Giới nấm
D. Giới thực vật
- Câu 3 : Phân tử tARN có chức năng:
A. Vận chuyển axit amin đi ra khỏi tế bào và cơ thể, đồng thời dùng làm khuôn để tổng hợp prôtêin
B. Cùng với prôtêin cấu tạo nên ribôxôm, ribôxôm gồm hai tiểu phần đơn vị tồn tại riêng lẻ, khi tổng hợp prôtêin chúng mới kết hợp lại với nhau
C. Vận chuyển axit amin tới ribôxôm và làm nhiệm vụ như một người phiên dịch, dịch thông tin dưới dạng trình tự nuclêôtit trên phân tử ADN thành trình tự các axit amin trong phân tử prôtêin
D. Làm nhiệm vụ truyền thông tin từ ADN tới ribôxôm và được dùng như một khuôn để tổng hợp prôtêin
- Câu 4 : Trong hô hấp tế bào thứ tự 3 giai đoạn lần lượt là:
A. Đường phân, chuỗi chuyền êlectron hô hấp, chu trình Crep
B. Chu trình Crep, đường phân, chuỗi chuyền êlectron hô hấp
C. Chuỗi chuyền êlectron hô hấp, đường phân, chu trình Crep
D. Đường phân, chu trình Crep, chuỗi chuyền êlectron hô hấp
- Câu 5 : Đặc điểm nào là của tế bào nhân sơ?
A. Đã có bào quan có màng bao bọc
B. Độ lớn gần bằng tế bào nhân thực
C. Đã có nhiều bào quan có 1 lớp màng
D. Chưa có nhân hoàn chỉnh
- Câu 6 : Khi lấy tiêu bản có tế bào vảy hành lên kính hiển vi quan sát. Sau đó lấy ra rồi nhỏ vào tiêu bản tế bào một giọt nước muối. Sau đó đưa lên quan sát thì thấy tế bào dần co lại (gọi là co nguyên sinh). Hiện tượng co nguyên sinh này xảy ra là do:
A. Tế bào bị hút mất nước do tế bào đặt trong môi trường ưu trương
B. Tế bào bị hút mất nước do tế bào đặt trong môi trường nhược trương
C. Tế bào bị hút mất nước do tế bào đặt trong môi trường đẳng trương
D. Tế bào bị hấp thụ thêm nước do tế bào đặt trong môi trường ưu trương
- Câu 7 : "Ở người bệnh phêninkêtô niệu do đột biến ở gen mã hóa cho enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa: axit amin phêninalanin → Tirôzin, làm cho enzim xúc tác cho phản ứng này không có. Khi đó có chất sẽ dư và chất này ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây đầu độc tế bào thần kinh làm bệnh nhân thiểu năng trí tuệ dẫn đến mất trí nhớ. Bệnh này có thể chữa trị nếu phát hiện sớm và áp dụng chế độ ăn kiêng giảm bớt thức ăn có chứa phêninalanin". Theo em, chất nào là chất dư và gây độc cho bệnh trên?
A. Tirôzin
B. Tirôzin và phêninalanin
C. Không phải hai chất trên
D. Phêninalanin
- Câu 8 : Đặc điểm của ti thể là:(1) Có hai lớp màng bao bọc; (2) Màng trong gấp khúc;
A. (1), (2), (5)
B. (1), (2), (3)
C. (1), (3), (4)
D. (1), (2), (4)
- Câu 9 : Bào quan nào được ví như một " nhà máy điện" cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu của tế bào dưới dạng các phân tử ATP và chứa nhiều enzim hô hấp?
A. Lizôxôm
B. Ti thể
C. Lục lạp
D. Ribôxôm
- Câu 10 : Bào quan nào chỉ có ở tế bào thực vật?
A. Ti thể
B. Lục lạp
C. Lưới nội chất
D. Bộ máy gôngi
- Câu 11 : Nếu môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ chất tan lớn hơn nồng độ chất tan bên trong tế bào thì môi trường đó được gọi là:
A. Môi trường đẳng trương
B. Môi trường ưu trương
C. Môi trường tự nhiên
D. Môi trường nhược trương
- Câu 12 : Trong hô hấp tế bào giai đoạn nào thu được nhiều ATP nhất?
A. Chu trình Crep
B. Chu trình Crep và đường phân
C. Chuỗi chuyền êlectron hô hấp
D. Đường phân
- Câu 13 : Trong quá trình hô hấp tế bào, giai đoạn đường phân và chu trình Crep đều thu được số lượng ATP là:
A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
- Câu 14 : Các yếu tố môi trường như nhiệt độ cao, độ pH,... có thể phá hủy cấu trúc không gian 3 chiều của prôtêin làm cho chúng mất chức năng. Hiện tượng này được gọi là:
A. Hiện tượng ức chế của prôtêin
B. Hiện tượng hủy diệt của prôtêin
C. Hiện tượng hoạt động của prôtêin
D. Hiện tượng biến tính của prôtêin
- Câu 15 : Có đính nhiều enzim tham gia vào quá trình tổng hợp lipit, chuyển hóa đường, phân hủy chất độc hại trong cơ thể. Đây là bào quan nào?
A. Bộ máy gôngi
B. Lưới nội chất hạt
C. Lưới nội chất trơn
D. Ribôxôm
- Câu 16 : Enzim có vai trò gì trong tế bào?
A. Xúc tác
B. Tổng hợp các chất
C. Cung cấp năng lượng
D. Phân giải các chất
- Câu 17 : Đâu không phải là vai trò của nước?
A. Nước là thành phần xúc tác cho các phản ứng
B. Nước là thành phần cấu tạo của tế bào và cơ thể
C. Nước là dung môi hòa tan các chất
D. Nước là môi trường của các phản ứng sinh hóa
- Câu 18 : Bào quan nào chưa có màng bao bọc?
A. Ti thể
B. Lizôxôm
C. Ribôxôm
D. Lục lạp
- Câu 19 : Một đoạn phân tử ADN có 3800 liên kết hiđrô và có số nuclêôtit loại A là 700. Tổng số nuclêôtit của đoạn ADN này là:
A. 3000
B. 5100
C. 3500
D. 2400
- Câu 20 : Trong lục lạp chứa chất này tham gia vào quang hợp, chất này chủ yếu nằm trên màng của Tilacôit. Chất này là:
A. Enzim phân hủy
B. Chất diệp lục
C. Enzim hô hấp
D. Chất nền
- Câu 21 : Lục lạp có hai lớp màng bao bọc. Bên trong lục lạp chứa chất nền cùng hệ thống túi dẹt được gọi là tilacôit. Các tilacôit xếp chồng lên nhau tạo thành cấu trúc gọi là:
A. Grana
B. Hệ thống xoang
C. Chất nền
D. Màng
- Câu 22 : Tế bào nhân sơ có khả năng trao đổi chất nhanh, làm cho tế bào sinh trưởng, sinh sản nhanh là do:
A. Chưa có vật chất di truyền
B. Kích thước nhỏ
C. Chưa có nhân
D. Chưa có bào quan
- Câu 23 : Ở nhân sơ, tế bào chất không có hệ thống nội màng và không có bào quan có màng bao bọc, kích thước rất nhỏ, trung bình chỉ nhỏ bằng 1/10 tế bào nhân thực. Vậy kích thước của tế bào nhân sơ dao động trong khoảng bao nhiêu?
A. 1-5 cm
B. 1-5 mm
C. 5-10 μm
D. 1-5 μm
- Câu 24 : Thành tế bào của thực vật có chứa chất nào?
A. Kitin
B. Xenlulozơ
C. Peptiđôglican
D. Prôtêin
- Câu 25 : Đâu là vai trò của nước?
A. Bảo quản thông tin di truyền cho tế bào
B. Ngăn cản sự vận chuyển các chất
C. Dung môi hòa tan các chất
D. Cản trở các phản ứng trong tế bào
- Câu 26 : Prôtêin là đại phân tử hữu cơ có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự sống, prôtêin chiếm tới trên 50% khối lượng khô của hầu hết các loại tế bào. Prôtêin có cấu trúc đa dạng nhất trong các đại phân tử hữu cơ. Prôtêin có cấu trúc theo nguyên tắc đa phân, đơn phân của prôtêin là:
A. Prôtêin
B. Nuclêôtit
C. Axit amin
D. Nuclêic
- Câu 27 : Đây là một quá trình chuyển đổi năng lượng quan trọng trong tế bào sống. Trong quá trình này các phân tử cacbohiđrat bị phân giải về CO2 và H2O đồng thời giải phóng năng lượng. Đây là quá trình nào?
A. Hô hấp tế bào
B. Quang hợp
C. Phân giải tế bào
D. Tổng hợp các chất
- Câu 28 : Cho các chức năng chính sau:(1) Cấu tạo tế bào và cơ thể; (2) Dự trữ axit amin;
A. 7
B. 5
C. 4
D. 6
- Câu 29 : Phân tử ADN có 4 loại nuclêôtit là:
A. A,U,G,X
B. A,T,G,X
C. A,T,G,U
D. A,T,U,X
- Câu 30 : Bào quan nào chỉ có một lớp màng?
A. Lục lạp
B. Ti thể
C. Lizôxôm
D. Ribôxôm
- Câu 31 : Kiểu điều hòa trong đó sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại tác động như một chất ức chế làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng đầu của con đường chuyển hóa. Đây được gọi là:
A. Ức chế ngược
B. Điều hòa hoạt động
C. Hoạt hóa enzim
D. Tăng cường hoạt động enzim
- Câu 32 : Ribôxôm có chức năng là:
A. Tổng hợp prôtêin
B. Chuyển hóa đường
C. Phân hủy chất độc hại
D. Cung cấp năng lượng
- Câu 33 : Thành phần cấu tạo chủ yếu của màng sinh chất là:
A. Axit nuclêic và phôtpholipit
B. Phôtpholipit và prôtêin
C. Phôtpholipit và cacbohiđrat
D. Axit nuclêic và prôtêin
- Câu 34 : Chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong tế bào sống. Chất này chỉ làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng. Chất này là:
A. ADP
B. Lipit
C. Enzim
D. ATP
- Câu 35 : Trong công nghệ tế bào động vật các nhà khoa học đã thu được rất nhiều thành tựu. Một trong những thành tựu đó phải nói đến là sự nhân bản vô tính ở động vật. Nhà khoa học Winmut, người Scôtlen lần đầu tiên đã nhân bản thành công con cừu có tên gọi là Đôly. Phương pháp này có thể tóm tắt như sau: "Lấy trứng của con cừu ra khỏi cơ thể (cừu cho trứng) sau đó loại bỏ nhân của tế bào trứng này. Tiếp tục lấy nhân tách từ tế bào tuyến vú của một con cừu khác (cừu cho nhân tế bào). Sau đó cấy nhân này vào tế bào trứng đã loại bỏ nhân. Nuôi trong ống nghiệm cho phát triển thành phôi rồi cấy phôi này vào tử cung của con cừu khác (cừu mang thai) và sau đó sinh nở bình thường ra con cừu Đôly". Theo em, con cừu Đôly có kiểu hình giống hệt con cừu nào?
A. Cừu cho nhân tế bào
B. Cừu mang thai
C. Cả ba con cừu trên
D. Cừu cho trứng
- Câu 36 : Giữa các mạch của phân tử ADN được liên kết theo nguyên tắc bổ sung. Sự liên kết này rất đặc thù:
A. A liên kết với T bằng 3 liên kết hiđrô; G liên kết với X bằng 2 liên kết hiđrô
B. A liên kết với G bằng 2 liên kết hiđrô; T liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô
C. A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô; G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô
D. A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô; G liên kết với X bằng 2 liên kết hiđrô
- Câu 37 : Những nguyên tố hóa học chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng cơ thể sống, nhưng lại có vai trò rất quan trọng đối với sự sống. Những nguyên tố này được gọi là:
A. Nguyên tố hóa học và sinh học
B. Nguyên tố vi lượng và đa lượng
C. Nguyên tố đa lượng
D. Nguyên tố vi lượng
- Câu 38 : Trên màng sinh chất của tế bào có các loại prôtêin, các loại prôtêin này có những chức năng gì trong các chức năng sau:
A. (2), (3)
B. (1), (2), (4)
C. (1), (2), (3), (4)
D. (1), (2), (3)
- Câu 39 : Mỗi phân tử ADN được cấu tạo gồm mấy chuỗi pôli nuclêôtit?
A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
- Câu 40 : "Nhân tế bào phần lớn có .... với đường kính khoảng 5 μm, được bao bọc bởi hai lớp màng, bên trong là dịch nhân chứa chất nhiễm sắc (gồm ADN liên kết với prôtêin) và nhân con". Trong dấu ... ở trên là nói về hình dạng của nhân tế bào. Vậy theo em nhân tế bào có hình gì?
A. Nhiều hình dạng khác nhau
B. Hình cầu
C. Hình hộp
D. Hình que
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 30 Sự nhân lên của virut trong tế bào chủ
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 29 Cấu trúc của các loại virut
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 31 Virut gây bệnh, ứng dụng của virut trong thực tiễn
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 32 Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 33 Ôn tập phần sinh học vi sinh vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 1 Các cấp tổ chức của thế giới sống
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 2 Các giới sinh vật
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 3 Các nguyên tố hóa học và nước
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 4 Cacbohiđrat và lipit
- - Trắc nghiệm Sinh học 10 Bài 5 Protêin