Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Lịch Sử Tr...
- Câu 1 : Tâm điểm đối đầu giữa hai cực Xô- Mĩ ở châu Âu là quốc gia nào?
A. Hy Lạp
B. Đức
C. Thổ Nhĩ Kì
D. Áo
- Câu 2 : Phản ứng của các nước tư bản Tây Âu đối với hệ thống thuộc địa cũ những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A. Tìm cách trở lại xâm chiếm các nước này.
B. Viện trợ và bồi thường cho các nước này.
C. Thiết lập quan hệ bình thường đối với các nước này.
D. Tôn trọng độc lập của họ.
- Câu 3 : Ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối nội và đối ngoại của các nước Tây Âu trong 5 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai là ?
A. Củng cố, phát triển mối quan hệ hợp tác khu vực.
B. Đấu tranh chống lại sự thao túng, ảnh hưởng của Mĩ ở châu Âu.
C. Chạy đua vũ trang, tham gia cuộc Chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa.
D. Củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội.
- Câu 4 : Nguyên nhân chính dẫn đến sự khác biệt trong việc giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc - dân chủ trong Luận cương chính trị (10-1930) với Cương lĩnh chính trị (1930) là gì?
A. Ảnh hưởng của tư tưởng tả khuynh trong Quốc tế cộng sản
B. Do Trần Phú chưa trải qua quá trình vô sản hóa
C. Do sự khác biệt về nhận thức thực tiễn
D. Do chịu ảnh hưởng của tinh thần quốc tế vô sản
- Câu 5 : Điểm khác nhau về nhiệm vụ đấu tranh trước mắt giữa phong trào dân chủ 1936- 1939 so với phong trào cách mạng 1930-1931 là
A. Tập trung chống Pháp để giành độc lập dân tộc
B. Đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bìn
C. Tập trung giải quyết vấn đề đấu tranh giai cấp
D. Tập trung giải quyết cả vấn đề dân tộc và dân chủ
- Câu 6 : Đâu không phải là điểm giống nhau giữa phong trào cách mạng 1930-1931 và phong trào dân chủ 1936 - 1939?
A. Đều nằm trong cuộc vận động giải phóng dân tộc 1930 - 1945
B. Đều chống lại kẻ thù của dân tộc
C. Đều xây dựng lực lượng trên cơ sở liên minh công- nông
D. Đều sử dụng bạo lực cách mạng
- Câu 7 : Anh(chị) hiểu thế nào về khái niệm Tây Âu
A. Các quốc gia này đều nằm ở phía Tây châu Âu
B. Các quốc gia này đều nằm ở phía Tây bán cầu
C. Dùng để chỉ về sự khác biệt kinh tế- chính trị với Đông Âu
D. Dùng để chỉ các quốc gia thân Mĩ
- Câu 8 : Những thách thức đặt ra đối với các nước tư bản Tây Âu về kinh tế và chính trị - xã hội trong những năm 1973 - 1991 là gì?
A. Nạn phân biệt chủng tộc.
B. Nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc.
C. Mặt bằng dân trí thấp.
D. Sự phân hoá giàu nghèo lớn.
- Câu 9 : Kế hoạch Mácsan do Mĩ thực hiện từ năm 1947 có tác động như thế nào đến các nước Đông Âu và Tây Âu?
A. Tạo nên sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa Tây Âu- Đông Âu
B. Tạo nên sự đối lập về ý thức hệ giữa Tây Âu và Đông Âu
C. Tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế- chính trị giữa Tây Âu- Đông Âu
D. Dẫn đến sự chia cắt châu Âu
- Câu 10 : Phong trào nào là cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng Cộng sản và quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này?
A. Phong trào cách mạng 1930 -1931
B. Cuộc vân động dân chủ 1936 -1939
C. Khởi nghĩa Bắc Sơn và Nam Kì (1940)
D. Cao trào kháng Nhật cứu nước
- Câu 11 : “ Nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực có thể áp đảo quân chủ lực của ta bằng chiến lược quân sự mới “tìm diệt”, cố giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lực lượng vũ trang của ta trở về phòng ngự, buộc ta phải phân tán nhỏ, hoặc rút về biên giới, làm cho chiến tranh tàn lụi dần” là âm mưu của Mĩ trong chiến lược quân sự nào
A. Chiến tranh đơn phương.
B. Chiến tranh đặc biệt
C. Chiến tranh cục bộ
D. Việt Nam hóa chiến tranh
- Câu 12 : Đến trước khi công cuộc đổi mới đất nước được tiến hành (1986), tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam có đặc điểm gì?
A. Khủng hoảng trầm trọng
B. Phát triển nhanh
C. Phát triển không ổn định
D. Chậm phát triển
- Câu 13 : Đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam được đề ra từ Đại hội mấy?
A. Đại hội V
B. Đại hội VI
C. Đại hội VI
D. Đại hội VIII
- Câu 14 : Trọng tâm của công cuộc đổi mới ở Việt Nam được xác định tại Đại hội Đảng lần thứ VI (12-1986) thuộc lĩnh vực nào?
A. Chính trị
B. Kinh tế
C. Văn hoá
D. Xã hội
- Câu 15 : Vấn đề đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội đã được Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức như thế nào?
A. Là một thời kì lịch sử khó khăn, lâu dài, gồm nhiều bước
B. Là đưa đất nước vượt ra khỏi khủng hoảng, tiến nhanh, mạnh, vững chắc lên CNXH
C. Không phải là thay đổi mục tiêu CNXH mà làm mục tiêu ấy được thực hiện bằng những biện pháp phù hợp
D. Là xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh
- Câu 16 : Kế hoạch Nava được đề ra và thực hiện trong bối cảnh quân Pháp đang ở trong tình thế như thế nào?
A. Nắm được quyền chủ động trên chiến trường
B. Giữ thế cầm cự trên chiến trường
C. Lâm vào thế bị động, phòng ngự
D. Liên tục phản công nhưng đều thất bại
- Câu 17 : Thực dân Pháp sẽ hành động chậm nhất vào thời gian nào nếu chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không chấp nhận tối hậu thư?
A. Đêm ngày 18-12-1946
B. Sáng ngày 19-12-1946
C. Sáng ngày 20-12-1946
D. Đêm ngày 20-12-1946
- Câu 18 : Trước hành động bội ước của thực dân Pháp, ngày 12-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã
A. ra chỉ thị Toàn dân kháng chiến
B. ra chỉ thị Kháng chiến - kiến quốc
C. quyết định phát động cả nước kháng chiến
D. ra lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12