Đề thi chính thức THPT QG môn Vật lý năm 2017 - Mã...
- Câu 1 : Một sợi dây căng ngang đang có sóng dừng. Sóng truyền trên dây có bước sóng λ. Khoảng cách giữa hai nút liên tiếp là
A 2λ.
B λ/2 .
C λ/4
D λ.
- Câu 2 : Khi nói về tia hồng ngoại, phát biểu nào sau đây sai?
A Tia hồng ngoại có khả năng gây ra một số phản ứng hóa học.
B Bản chất của tia hồng ngoại là sóng điện từ.
C Tia hồng ngoại có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của tia X.
D Tính chất nổi bật của tia hồng ngoại là tác dụng nhiệt.
- Câu 3 : Đèn LED hiện nay được sử dụng phổ biến nhờ hiệu suất phát sáng cao. Nguyên tắc hoạt động của đèn LED dựa trên hiện tượng
A quang - phát quang.
B điện - phát quang.
C hóa - phát quang.
D nhiệt - phát quang.
- Câu 4 : Giới hạn quang điện của đồng là 0,30 μn. Trong chân không, chiếu một chùm bức xạ đơn sắc có bước sóng λ vào bề mặt tấm đồng. Hiện tượng quang điện không xảy ra nếu λ có giá trị là
A 0,40 μm.
B 0,10 μm.
C 0,25 μm.
D 0,20 μm.
- Câu 5 : Khi chiếu ánh sáng đơn sắc màu chàm vào một chất huỳnh quang thì ánh sáng huỳnh quang phát ra không thể là ánh sáng
A màu lục.
B màu đỏ.
C màu vàng.
D màu tím.
- Câu 6 : Một sóng điện từ truyền qua điểm M trong không gian. Cường độ điện trường và cảm ứng từ tại M biến thiên điều hòa với giá trị cực đại lần lượt là E0 và B0. Khi cảm ứng từ tại M bằng 0,5B0 thì cường độ điện trường tại đó có độ lớn là
A 0,25E0.
B E0.
C 2E0.
D 0,5E0.
- Câu 7 : Cho các tia sau: tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia X và tia γ. sắp xếp theo thứ tự các tia có năng lượng phôtôn giảm dần là
A tia γ, tia X, tia tử ngoại, tia hồng ngoại.
B tia γ, tia tử ngoại, tia X, tia hồng ngoại.
C tia X, tia γ, tia tử ngoại, tia hồng ngoại.
D tia tử ngoại, tia γ, tia X, tia hồng ngoại.
- Câu 8 : Cho rằng một hạt nhân urani khi phân hạch thì tỏa ra năng lượng là 200 MeV. Lấy NA = 6,02.1023 mol-1, 1 eV = 1,6.10-19 J và khối lượng mol của urani là 235 g/mol. Năng lượng tỏa ra khi 2 g urani phân hạch hết là
A 10,3.1023J.
B 16,4.1010J.
C 16,4.1023 J.
D 9,6.1010 J.
- Câu 9 : Hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện của một mạch dao động LC lí tưởng có phương trình u = 80sin(2.107t + π/6) (V) (t tính bằng s). Kể từ thời điểm t = 0, thời điểm hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện bằng 0 lần đầu tiên là
A
B
C
D
- Câu 10 : Một máy phát điện xoay chiều ba pha đang hoạt động ổn định. Suất điện động trong ba cuộn dây của phần ứng có giá trị el, e2 và e3. Ở thời điểm mà e1 = 30 V thì |e2 - e3| = 30 V. Giá trị cực đại của e1 là
A 45,1 V.
B 34,6 V.
C 51,9V.
D 40,2 V.
- Câu 11 : Giao thoa sóng ở mặt nước với hai nguồn kết hợp đặt tại A và B. Hai nguồn dao động điều hòa theo phương thẳng đứng, cùng pha và cùng tần số 10 Hz. Biết AB = 20 cm, tốc độ truyền sóng ở mặt nước là 0,3 m/s. Ở mặt nước, gọi D là đường thẳng đi qua trung điểm của AB và hợp với AB một góc 60°. Trên D có bao nhiêu điểm mà các phần tử ở đó dao động với biên độ cực đại?
A 9 điểm.
B 11 điểm.
C 13 điểm.
D 7 điểm.
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất