- Kiểm tra học kì I - đề số 3
- Câu 1 : Chất nào sau đây là đồng phân của ancol etylic (CH3-CH2-OH)?
A CH3-OH.
B CH3-O-CH3.
C CH3-CH2-CH2-OH.
D CH3-CH2-CH2-CH2-OH.
- Câu 2 : Chất nào sau đây trong phân tử có liên kết ba
A CH4.
B C2H2.
C C2H4.
D C6H6.
- Câu 3 : Phản ứng nào sau đây thuộc phản ứng cộng?
A CH4 + Cl2 \(\overset{a/s}{\rightarrow}\) CH3Cl + HCl.
B C2H2 + Br2 → C2H2Br4.
C C4H10 \(\overset{t^o}{\rightarrow}\) CH4 + C3H6.
D C6H10 \(\overset{t^o}{\rightarrow}\) C3H6 + C3H8.
- Câu 4 : Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)2 ngoài không khí, sản phẩm thu được là:
A FeO, NO2, O2.
B Fe(NO2)2, O2.
C Fe2O3, NO2, O2.
D Fe, NO2, O2.
- Câu 5 : Dãy tất cả các chất đều tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội tạo khí màu nâu đỏ bay ra là
A P, Al, Fe(OH)3.
B Fe, S, FeO.
C Cu, Mg, Zn.
D Fe2O3, Cu.
- Câu 6 : Có thể phân biệt các dung dịch muối đựng riêng biệt: (1) NH4Cl, (2) (NH4)2SO4, (3) NaNO3 bằng một thuốc thử duy nhất nào sau đây?
A Quỳ tím.
B Ba(OH)2.
C HNO3.
D NaOH.
- Câu 7 : Trong thành phần của bả chuột có hợp chất của photpho là Zn3P2. Khi bả chuột bằng loại thuốc này thì chuột thường chết gần nguồn nước bởi vì khí Zn3P2 vào dạ dày chuột thì sẽ hấp thụ một lượng nước lớn và sinh ra đồng thời lượng lớn khí X và kết tủa Y khiến cho dạ dày chuột vỡ ra. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A Khí X thường xuất hiện ở các nghĩa trang, dễ bốc cháy tạo thành ngọn lửa lập lòe.
B Khí X có thể được điều chế trực tiếp từ các đơn chất ở nhiệt độ thường.
C Kết tủa Y có thể tan được trong dung dịch NaOH đặc.
D Kết tủa Y có thể tan trong dung dịch NH3.
- Câu 8 : Cho P tác dụng với các chất sau: Na, O2, S, KClO3, HNO3 và H2SO4 đặc nóng. Photpho tác dụng được với bao nhiêu chất trong các chất trên?
A 6
B 5
C 4
D 3
- Câu 9 : Sục 11,2 lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 2M. Khối lượng kết tủa thu được là
A 59,1 gam.
B 19,7 gam.
C 39,4 gam.
D 29,55 gam.
- Câu 10 : Cho sơ đồ sau: Si \(\xrightarrow{(1)}\) SiO2 \(\xrightarrow{(2)}\) Na2SiO3 \(\xrightarrow{(3)}\) H2SiO3.Các cần lấy trong phản ứng (1), (2), (3) lần lượt là
A O2; Na2O; HCl.
B O2; Na2O; H2O.
C O2; NaOH; HCl.
D O2; NaOH; H2.
- Câu 11 : Dung dịch Ba(OH)2 0,005M có giá trị pH là bao nhiêu?
A 2.
B 12.
C 2,3.
D 11,7.
- Câu 12 : Thể tích khí NH3 (đktc) và khối lượng H3PO4 để điều chế được 2,47 tấn amophot (tỷ lệ mol NH4H2PO4 : (NH4)2HPO4 = 1 : 1) là
A VNH3 = 672 m3; m H3PO4 = 1960 kg.
B VNH3 = 6720 m3; m H3PO4 = 19600 kg.
C VNH3 = 67,2 m3; m H3PO4 = 196 kg.
D VNH3 = 0,672 m3; mH3PO4 = 1,96 kg.
- Câu 13 : Cho phản ứng hóa học: Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO + N2 + H2OTổng hệ số (nguyên, tối giản) của phản ứng hóa học trên là bao nhiêu biết NO và N2 có tỉ lệ mol là 2 : 1?
A
101.
B 111.
C 121.
D 131.
- Câu 14 : Cho 10 gam CaCO3 tác dụng với axit HCl dư rồi dẫn sản phẩm khí đi qua 60 gam dung dịch NaOH 10% cho phản ứng xảy ra hoàn toàn được dung dịch B. Khối lượng muối có trong dung dịch B là
A 5,9 gam.
B 15,9 gam.
C 9,5 gam.
D 19,5 gam.
- Câu 15 : Để khử hoàn toàn hỗn hợp FeO, CuO cần 4,48 lít H2 (đktc). Nếu cũng khử hoàn toàn hỗn hợp đó bằng CO thì lượng CO2 thu được khi cho qua dung dịch nước vôi trong dư tạo ra số gam kết tủa là:
A 10,0 gam.
B 20,0 gam.
C 1,0 gam.
D 2,0 gam.
- Câu 16 : Cho 11 gam hỗn hợp X gồm Al và Si tan hoàn toàn vào dung dịch NaOH thu được 15,68 lít khí H2 (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của Si trong hỗn hợp là
A 50,00%.
B 51,19%.
C 50,91%.
D 51,90%.
- Câu 17 : Hãy cho biết công thức nào sau đây đúng?
A CH3N
B CH4N
C CH5N
D CH6N
- Câu 18 : Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:a) Glucozơ và saccarôzơ đều là chất rắn, có vị ngọt, dễ tan trong nướcb) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccaritc) Trong dung dịch, glucozơ và saccarôzơ đều hòa tan Cu(OH)2 tạo phức màu xanh lamd) Khi thủy phân hoàn toàn hõn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.e) Khi đun nóng glucozơ ( hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được Agg) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitolSố phát biểu đúng là:
A 6
B 4
C 3
D 5
- Câu 19 : Cho cấu hình electron: 1s22s22p6. Dãy nào sau đây gồm các nguyên tử và ion có cấu hình electron như trên?
A K+, Cl, Al
B Li+, Br, Ne
C Na+, Cl, Ar
D Na+, F−, Ne
- Câu 20 : Đun nóng dung dich chứa 36 gam glucozơ với dung dich AgNO3/NH3 (dư) thì khối lượng Ag tối đa thu được là
A 21,6 g.
B 43,2 g.
C 32,4 g.
D 86,4 g.
- Câu 21 : Để điều chế 23 g rượu etylic từ tinh bột, hiệu suất thủy phân tinh bột và lên men glucozơ tương ứng là 90% và 80%. Khối lượng tinh bột cần dùng là:
A 60g.
B 56,25g.
C 50g.
D 56g.
- Câu 22 : Cho 0,3 mol hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 2M đun nóng, thu được hợp chất hữu cơ no mạch hở Y có phản ứng tráng bạc và 37,6 gam hỗn hợp muối hữu cơ. Đốt cháy hoàn toàn Y rồi cho sản phẩm hấp thụ hết vào bình chứa dung dịch nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng 24,8 gam. Khối lượng của X là
A 30,8 gam.
B 33.6 gam.
C 32,2 gam.
D 35,0 gam.
- Câu 23 : Cho 2,16g một kim loại tác dụng với dung dịch HCl loãng tạo ra 8,55 g muối clorua. Kim loại đó là
A Al.
B Mg.
C Zn.
D Fe.
- Câu 24 : Thực hiện phản ứng lên men rượu từ 2,025 kg khoai chứa 80% tinh bột (còn lại là tạp chất trơ). Cho toàn bộ lượng CO2 hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 450 gam kết tủa, đun nóng dung dịch lại thu được 200 gam kết tủa nữa. Hiệu suất của phản ứng lên men là:
A 85,5%
B 37,5%
C 42,5%
D 30,3%
- Câu 25 : Cho các chất sau: (1) amoniac, (2) anilin, (3) etylamin, (4) benzyl amin. Sự sắp xếp đúng với chiều tăng dần tính bazơ của các chất đó là:
A (2) < (4) < (3) < (1).
B (2) < (4) < (1) < (3).
C (1) < (2) < (3) < (4).
D (1) < (2) < (4) < (3).
- Câu 26 : Để trung hoà 4,5 g một amin đơn chức cần 100ml dung dịch HCl 1M. Amin đó là
A C3H9N.
B CH5N.
C C3H7N.
D C2H7N.
- Câu 27 : Trùng hợp chất nào sau đây thu được poli (vinyl clorua) (PVC)
A CH2= CH2
B CH2=C(CH3)COOCH3.
C CH3COOCH=CH2.
D CH2 = CH−Cl
- Câu 28 : Thủy phân hoàn toàn m gam đipeptit Gly – Ala (mạch hở) bằng dung dịch KOH vừa đủ, thu được dung dịch X. Cô cạn toàn bộ dung dịch X thu được 2,4 gam muối khan. Giá trị của m là:
A 1,46g
B 1,36g
C 1,64g
D 1,22g
- Câu 29 : Hỗn hợp X gồm một amin và O2( lấy dư so với lượng phản ứng). Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hỗn hợp X thu được 105 ml hỗn hợp khí gồm CO2, hơi nước, O2 và N2. Cho hỗn hợp khí qua dung dịch H2SO4 đặc thấy còn lại 91 ml. Tiếp tục cho qua dung dịch KOH đặc thấy còn 83 ml. Vậy công thức của amin đã cho là:
A CH5N
B C3H9N
C C2H7N
D C4H12N2
- Câu 30 : Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn ( polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác ( thí dụ H2O) được gọi là phản ứng
A thủy phân
B xà phòng hóa
C Trùng ngưng
D Trùng hợp
- Câu 31 : Cho các chất sau: NH2CH2COOH, HOOC-CH2-CH2-CH2-OH, C2H5OH, CH2=CHCl. Số hợp chất tham gia phản ứng trùng ngưng là:
A 1
B 2
C 3
D 4
- Câu 32 : Hợp chất nào sau đây là đi peptit?
A H2N-CH2CH2CONH-CH2COOH.
B H2N-CH2CONH-CH(CH3)-COOH.
C H2N-CH2CONH-CH2CONH-CH2COOH.
D H2N-CH2CH2CONH-CH2CH2COOH.
- Câu 33 : Hòa tan hoàn toàn 3,22g hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,344 lit khí hidro (dktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là :
A 10,27
B 7,25
C 9,52
D 8,98
- Câu 34 : Tổng số proton, nơtron, electron của một nguyên tố X là 34. Trong đó số hạt mang điện gấp 1,8333 lần số hạt không mang điện. Số khối của nguyên tố X là:
A 11
B 12
C 23
D 22
- Câu 35 : PTHH: FeS2 + HNO3 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2OTổng hệ số của các chất (số nguyên tối giản) trong phản ứng trên là
A 18.
B 19.
C 20.
D 21
- Câu 36 : Trong các khẳng định sau, khẳng định không đúng là:
A Trong một nhóm khi đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại tăng dần, tính phi kim giảm dần
B Trong một chu kì khi đi từ trái sang phải tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần
C Các nguyên tố nhóm IA, IIA, IIIA (trừ hiđro và bo) có tính kim loại. Các nguyên tố nhóm VA, VIA, VIIA có tính phi kim (trừ antimo, bitmut và poloni)
D Số thứ tự ô nguyên tố bằng số khối A của nguyên tử bằng tổng số hạt proton và nơtron.
- Câu 37 : Cho 16,3 gam hỗn hợp 2 kim loại thuộc nhóm IA và ở 2 chu kì kế tiếp vào nước dư thu được 5,6 lít H2 ở đktc và dung dịch X. Tên của 2 kim loại là:
A Li và Na
B Na và K
C K và Rb
D Li và K
- Câu 38 : Trong tự nhiên nguyên tố clo có hai đồng vị bền là \({}_{17}^{37}Cl\) chiếm 24,23% tổng khối lượng nguyên tử, còn lại là \({}_{17}^{35}Cl\) Thành phần phần trăm theo khối lượng của \({}_{17}^{37}Cl\) trong HClO4 là:
A 8,56%
B 8,92%
C 8,79%
D 8,43%
- Câu 39 : Một nguyên tử X có tổng số hạt là 58 và có số khối A < 40. Số proton của nguyên tử X là:
A 18
B 20
C 19
D 20
- Câu 40 : Nguyên tố cacbon có hai đồng vị bền \({}_6^{12}C\) chiếm 98,89% \({}_6^{13}C\) và chiếm 1,11%. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố cacbon là
A 12,500.
B 12,022.
C 12,011.
D 12,055.
- Câu 41 : Điện hóa trị của K và Cl trong phân tử KCl lần lượt là:
A 1+ và 1−
B -1 và +1
C +1 và -1
D 1- và 1+
- Câu 42 : Hiđro có 3 đồng vị là \({}_1^1H;{}_1^2H;{}_1^3H\) và Oxi có 3 đồng vị là \({}_8^{16}O;{}_8^{17}O;{}_8^{18}O\). Trong tự nhiên, loại phân tử nước có phân tử khối lớn nhất là
A 39u.
B 21u.
C 20u.
D 24u.
- Câu 43 : Nguyên tố X có cấu hình e là : 1s22s22p63s23p3. Kết luận không đúng là :
A X có 15 ptoton nên X có số thứ tự là 15 trong bảng hệ thống tuần hoàn
B X có 3 lớp electron nên X thuộc chu 3 trong bảng hệ thống tuần hoàn
C Số electron lớp ngoài cùng của X bằng 3 nên X thuộc nhóm IIIA trong bảng hệ thống tuần hoàn
D X có xu hướng nhận thêm 3 electron trong các phản ứng hóa học để đat được cấu hình electron bền vững cuả khí hiếm.
- Câu 44 : Cho các chất và ion sau: H2S, HCl, Fe2+, Mg, Cu2+, KMnO4. Số lượng chất và ion vừa đóng vai trò chất khử, vừa đóng vai trò chất oxi hóa là
A 3
B 6
C 5
D 4
- Câu 45 : Cho 2 nguyên tố : X ( Z=11), Y ( Z = 8). Công thức hợp chất tạo thành từ X, Y và liên kết trong phân tử lần lượt là:
A XY : liên kết cộng hóa trị
B XY : liên kết ion
C X2Y: liên kết ion
D X2Y3 : liên kết cộng hóa trị
- Câu 46 : Cho 2 nguyên tố : X ( Z=19), Y ( Z = 8). Công thức hợp chất tạo thành từ X, Y và liên kết trong phân tử lần lượt là:
A XY : liên kết ion
B XY : liên kết cộng hóa trị
C X2Y: liên kết ion
D X2Y3 : liên kết cộng hóa trị
- Câu 47 : Cho dãy các bazơ sau: NaOH, KOH, Al(OH)3, Ca(OH)2 thứ tự sắp xếp theo tính bazơ giảm dần là:
A NaOH> KOH> Ca(OH)2> Al(OH)3
B KOH> NaOH> Al(OH)3> Ca(OH)2
C KOH> NaOH> Ca(OH)2> Al(OH)3
D NaOH> KOH> Al(OH)3> Ca(OH)2
- Câu 48 : Một kim loại X tạo hợp chất với oxi cho oxit có công thức : X2O. Kết luận đúng là:
A X thuộc nhóm IB
B X thuộc nhóm I
C X thuộc chu kì 2
D X có số oxi hóa là -1
- Câu 49 : Cho các ion sau : S2−, K+, Ca2+, Cl-. Bán kính của các ion được sắp xếp đúng là:
A S2− > Cl− > K+ > Ca2+
B S2− > Cl− > Ca2+ > K+
C S2− < Cl− < K+ < Ca2+
D S2− < Cl− < Ca2+ < K+
- Câu 50 : Nguyên tử khối trung bình của bo (B) bằng 10,8u. Biết B gồm 2 đồng vị \({}_5^{10}B\) và \({}_5^{11}B\). Phần trăm khối lượng đồng vị \({}_5^{11}B\) có trong axit H3BO3 là
A 14,17%.
B 14,24%.
C 13,98%.
D 18,00%.
- Câu 51 : Cấu hình electron của nguyên tử Cu (Z =29) là:
A 1s22s22p63s23p63d94s2
B 1s22s22p63s23p63d104s1
C 1s22s22p63s23p64s23d9
D 1s22s22p63s23p6 4s13d10
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 44 Anđehit Xeton
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 45 Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 46 Luyện tập Anđehit Xeton Axit cacboxylic
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 1 Sự điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 2 Axit - bazơ và muối
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 3 Sự điện li của nước, pH và chất chỉ thị Axit, bazơ
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 4 Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 5 Luyện tập Axit, bazơ và muối và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 6 Bài thực hành 1: Tính axit-bazơ và Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- - Trắc nghiệm Hóa học 11 Bài 7 Nitơ