Ôn tập chương dao động cơ
- Câu 1 : Một con lắc lò xo khi treo vật có khối lượng m = 200 g thì thực hiện dao động với chu kì 1 s, thay m bằng vật có khối lượng m’ = 400 g thì nó dao động với chu kì là
A \(\sqrt 2 \) s.
B 2 s.
C 1 s.
D 0,5 s.
- Câu 2 : Vật có khối lượng 200 g treo vào lò xo có độ cứng 100 N/m. Kích thích con lắc dao động theo phương thẳng đứng với biên độ 3 cm. Lấy g = 10 m/s2. Lực đàn hồi cực đại và cực tiểu của lò xo có độ lớn là
A 5N; 0 N.
B 3N ; 0 N.
C 3N ; 1 N.
D 5N ; 1 N.
- Câu 3 : Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số: x1 = 3cos(wt + p/2) cm và x2 = $\sqrt 3 $cos(wt - p/3) cm. Dao động tổng hợp của hai dao động trên là
A x = 3cos (wt + p/3) cm.
B x = $\sqrt 3 $cos(wt + p/3) cm.
C x = $\sqrt 3 $cos (wt + p/2) cm.
D
x = 3cos (wt - p/2) cm.
- Câu 4 : Vật dao động điều hòa có phương trình phương trình dao động x = 5cos(2πt + π/6) (cm). Chu kì dao động của vật đó là
A 1 (s).
B 2 (s).
C 2π (s).
D 0,5 (s).
- Câu 5 : Con lắc đơn chiều dài l dao động điều hoà tại nơi có gia tốc trọng trường là g, chu kỳ được xác định bởi biểu thức
A \(T = 2\pi \sqrt {\frac{k}{m}} \)
B $T = 2\pi \sqrt {\frac{g}{l}} $.
C $T = 2\pi \sqrt {\frac{l}{g}} $.
D \(T = 2\pi \sqrt {\frac{m}{k}} \)
- Câu 6 : Một đồng hồ quả lắc chạy đúng giờ tại Hà Nội, ở 200C, với chu kì T1 = 2s. Quả lắc có thể coi như một con lắc đơn gồm vật nặng có khối lượng m = 500g và thanh treo mảnh bằng kim loại có hệ số nở dài \(\lambda = {\text{ }}{2.10^{ - 5}}{K^{ - 1}}\). Vật nặng có thể dịch chuyển dọc thanh treo nhờ đinh ốc có bước ốc h = 0,5mm. Biết ở Hà Nội g1 = 9,793m/s2; ở TP Hồ Chí Minh g2 = 9,787m/s2, nhiệt độ là 300C. Ở TP Hồ Chí Minh, để đồng hồ chạy đúng giờ thì phải điều chỉnh con lắc một góc gần bằng
A 5810 để chiều dài thanh treo tăng lên.
B 5810 để chiều dài thanh treo ngắn lại.
C 6750 để chiều dài thanh treo tăng lên.
D 6750 để chiều dài thanh treo ngắn lại.
- Câu 7 : Trong dao động duy trì; biên độ dao động:
A Phụ thuộc độ chênh lệch tần số ngoại lực
B Phụ thuộc biên độ ngoại lực
C Tăng đến cực đại
D Không đổi
- Câu 8 : Phương trình dao động của con lắc lò xo có dạng x = Acos(wt + p/2)(cm). Gốc thời gian được chọn vào lúc:
A Vật qua vị trí x = -A.
B Vật qua vị trí x= +A
C Vật qua vị trí cân bằng theo chiều âm.
D Vật qua vị trí cân bằng theo chiều dương.
- Câu 9 : Vật dao động điều hòa có phương trình : x = Acos\(\pi \)t (cm). Kể từ lúc t = 0; vào thời điểm bằng 0,25 chu kỳ thì động năng có giá trị:
A bằng cơ năng
B bằng ¼ cơ năng
C bằng 0
D bằng thế năng
- Câu 10 : Cho hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, cùng biên độ và có các pha ban đầu là $\frac{\pi }{3}$ và $ - \frac{\pi }{6}$. Pha ban đầu của dao động tổng hợp của hai dao động trên bằng:
A $\frac{\pi }{4}$.
B $\frac{\pi }{{12}}$.
C $ - \frac{\pi }{2}$.
D $\frac{\pi }{6}$.
- Câu 11 : Trong dao động điều hòa của con lắc lò xo; so với li độ, gia tốc sẽ biến đổi điều hòa:
A cùng pha.
B sớm pha \(\pi \)/2.
C ngược pha.
D chậm pha \(\pi \)/2
- Câu 12 : Một lò xo có chiều dài tự nhiên l0 = 25 cm được treo thẳng đứng,treo một vật nặng vào dưới lò xo thì lò xo dài l = 27,5 cm (lấy g=10m/s2). Chu kỳ dao động của con lắc là:
A 1s
B 12,5s
C 3,14s
D 0,314s
- Câu 13 : Một con lắc đơn dao động điều hòa trong thang máy đứng yên tại nơi có gia tốc trọng trường g= 9,8m/s2 với năng lượng dao động là 150mJ, gốc thế năng là vị trí cân bằng của quả nặng. Đúng lúc vận tốc của con lắc bằng không thì thang máy chuyển động nhanh dần đều đi lên với gia tốc a=2,5m/s2. Con lắc sẽ tiếp tục dao động điều hòa trong thang máy với năng lượng dao động là:
A 150mJ.
B 129,5mJ.
C 188,3 mJ.
D 111,7 mJ
- Câu 14 : Cho hai dao động điều hòa cùng phương có phương trình x1 = 3cos10pt (cm) và x2=4cos(10pt + 0,5p) (cm). Dao động tổng hợp của hai dao động này có biên độ là
A 1 cm.
B 3 cm.
C 5 cm.
D 7 cm.
- Câu 15 : Trong hệ tọa độ vuông góc xOy, một chất điểm chuyển động tròn đều quanh O với tần số 5 Hz. Hình chiếu của chất điểm lên trục Ox dao động điều hòa với tần số góc
A 31,4 rad/s
B 15,7 rad/s
C 5 rad/s
D 10 rad/s
- Câu 16 : Tại một nơi trên mặt đất, một con lắc đơn dao động điều hòa với chu kì 2,2 s. Lấy g = 10 m/s2, ${\pi ^2} = 10$. Khi giảm chiều dài dây treo của con lắc 21 cm thì con lắc mới dao động điều hòa với chu kì là
A 2,0 s
B 2,5 s
C 1,0 s
D 1,5 s
- Câu 17 : Một vật dao động cưỡng bức do tác dụng của ngoại lực $F = 0,5\cos 10\pi t$ (F tính bằng N, t tính bằng s). Vật dao động với
A tần số góc 10 rad/s
B chu kì 2 s
C biên độ 0,5 m
D tần số 5 Hz
- Câu 18 : Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, dao động điều hòa với chu kì 0,4 s. Khi vật nhỏ của con lắc ở vị trí cân bằng, lò xo có độ dài 44 cm. Lấy g = 10 m/s2; ${\pi ^2} = 10$. Chiều dài tự nhiên của lò xo là
A 40 cm
B 36 cm
C 38 cm
D 42 cm
- Câu 19 : Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang với biên độ 4cm, mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Lò xo của con lắc có độ cứng 50 N/m. Thế năng cực đại của con lắc là
A 0,04 J
B 10-3 J
C 5.10-3 J
D 0,02 J
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 2 Con lắc lò xo
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 4 Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 5 Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số và Phương pháp Fre-Nen
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 7 Sóng cơ và sự truyền sóng cơ
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 9 Sóng dừng
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 12 Đại cương về dòng điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 13 Các mạch điện xoay chiều
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 14 Mạch có R, L, C mắc nối tiếp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 16 Truyền tải điện năng và máy biến áp
- - Trắc nghiệm Vật lý 12 Bài 15 Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều và Hệ số công suất