Đề thi thử THPTQG môn Lịch sử sở GD & ĐT Vĩnh Phúc...
- Câu 1 : Những giai tầng mới xuất hiện ở nước ta trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) của Pháp là
A công nhân, tư sản dân tộc, tiểu tư sản.
B công nhân, nông dân, tư sản dân tộc.
C tư sản dân tộc, nông dân, tiểu tư sản.
D công nhân, tư sản dân tộc, phong kiến.
- Câu 2 : Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 11-1939) chủ trương thành lập Mặt trận
A Việt Nam độc lập đồng minh.
B Thống nhất dân chủ Đôgn Dương.
C Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
D Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
- Câu 3 : Đâu là mốc đánh dấu cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta thắng lợi hoàn toàn?
A Kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản (đông xuân 1953-1954).
B Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) thắng lợi.
C Hiệp định Giơnevơ (1954) về Đông Dương được kí kết.
D Quân Pháp rút hết khỏi Việt Nam (1956).
- Câu 4 : Hiệp ước Bali (2-1976) đánh dấu bước phát triển mới của tổ chức ASEAN vì Hiệp ước đã xác định
A những nguyên tắc cơ bản trong xây dựng một liên minh kinh tế, quân sự.
B những chính sách đối nội, đồi ngoại của các nước ASEAN.
C những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước ASEAN.
D những nguyên tắc cơ bản trong chính sách hướng ngoại nhằm thu hút vốn.
- Câu 5 : Sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với mưu đồ gì?
A Khống chế các nước đồng minh lệ thuộc vào Mĩ.
B Xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
C Đàn áp phong trào cách mạng thế giới.
D Làm bá chủ thế giới.
- Câu 6 : Lực lượng nào đóng vai trò chủ yếu trong Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973) của đế quốc Mĩ ở Việt Nam?
A Quân Mĩ và quân đồng minh.
B Quân đồng minh.
C Quân đội Sài Gòn và quân Mĩ.
D Quân đội Sài Gòn.
- Câu 7 : Mĩ tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) mở đầu bằng sự kiện
A tuyên chiến với Anh.
B tuyên chiến với Pháp.
C tuyên chiến với Đức.
D kí hiệp ước với Đức.
- Câu 8 : Nguồn gốc xuất thân chủ yếu của giai cấp công nhân Việt Nam là từ
A nông dân tự canh.
B nông dân bị phá sản.
C nông dân giàu có.
D nông dân lĩnh canh.
- Câu 9 : Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975), cách mạng miền Nam có vai trò
A quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.
B quyết định nhất đối với cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại ở miền Bắc.
C quyết định gián tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.
D quyết định nhất đối với cuộc kháng chiến.
- Câu 10 : Sự kiện nào đánh dấu việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước đã hoàn thành ở Việt Nam?
A Quyết định tên nước là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (7-1976).
B Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước (4-1976).
C Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước ở Sài Gòn (11-1976).
D Kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI (6-1976).
- Câu 11 : Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), Nhật tuyên chiến với Mĩ trong trận
A Thái Bình Dương
B Trân Châu Cảng.
C Mát-xcơ-va.
D Oa-sinh-tơn.
- Câu 12 : Pháp mở cuộc tấn công vào Đà Nẵng năm 1858 để thực hiện kế hoạch
A “đánh lâu dài”.
B “chinh phục từng gói nhỏ”.
C “đánh nhanh thắng nhanh”.
D “đánh thần tốc”.
- Câu 13 : Nội dung nào không phải tác động tích cực của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại?
A Thay đổi vị trí, cơ cấu các ngành sản xuất và các vùng kinh tế.
B Mở rộng thị trường thế giới, thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa.
C Sản xuất vũ khí hạt nhân và vũ khí hóa học.
D Phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Câu 14 : Liên Hợp quốc ra đời nhằm mục đích chính là
A phát triển quan hệ thương mại giữa các nước.
B duy trì hòa bình an ninh thế giới.
C giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
D không can thiệp vào công việc nội bộ của nước nào.
- Câu 15 : Thủ đoạn thâm độc của thực dân Pháp về nông nghiệp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) ở Việt Nam là gì?
A Cướp đoạt ruộng đất của nông dân để lập đồn điền.
B Đánh thuế nặng vào các mặt hàng nông sản.
C Bắt nông dân đi lao dịch nặng nề.
D Độc quyền xuất cảng lúa gạo ở Nam Kì.
- Câu 16 : Bình định miền Nam Việt Nam trong vòng 18 tháng là nội dung chủ yếu của kế hoạch quân sự nào của Mĩ (1954-1975)?
A Nava.
B Bôlae.
C Giônxơn Mác Namara.
D Xtalây – Taylo.
- Câu 17 : Hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc diễn ra vào cuối năm 1920 là
A tham dự Đại hội XVIII Đảng Xã hội Pháp và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
B tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari để tập hợp những người dân thuộc địa.
C đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin.
D đưa yêu sách đến Hội nghị Véc-xai (Pháp), để đòi các quyền tự do dân chủ.
- Câu 18 : Phong trào đấu tranh của nhân dân châu Phi những năm cuối thế kỉ XIX nhằm mục tiêu chủ yếu là
A xóa bỏ chế độ phong kiến lỗi thời.
B chống chủ nghĩa thực dân phương Tây.
C xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc.
D chống chính sách chia rẽ tôn giáo.
- Câu 19 : Trong bước thứ nhất của Kế hoạch Nava (1953) ở Việt Nam, Pháp giữ thế phòng ngự chiến lược ở
A Liên khu V.
B Bắc Bộ.
C Trung Bộ.
D Nam Đông Dương.
- Câu 20 : Điểm tương đồng trong tư tưởng cứu nước của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc so với các vị tiền bối là
A xuất phát từ lòng yêu nước, ý chí cứu nước, cứu dân.
B sang phương Tây tìm đường cứu nước.
C ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga 1917.
D lựa chọn con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản.
- Câu 21 : Bài học kinh nghiệm có thể rút ra từ Chính sách kinh tế mới (1921) ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa là
A nhà nước quản lí, điều tiết tất cả các hoạt động kinh tế.
B chuyển đổi sang nền kinh tế nhiều thành phần, tự do buôn bán.
C đề cao vai trò quản lí, điều tiết kinh tế, chính trị của nhà nước.
D chuyển nền kinh tế độc quyền nhà nước sang kinh tế nhiều thành phần.
- Câu 22 : Thách thức to lớn đặt ra cho Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu những năm 80 của thế kỉ XX là gì?
A Phát triển khoa học kĩ thuật.
B Tiến hành đổi mới đất nước.
C Đẩy mạnh phát triển kinh tế.
D Mở rộng quan hệ đối ngoại.
- Câu 23 : Tính chất của khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913) là gì?
A Phong trào yêu nước theo lập trường phong kiến.
B Phong trào nông dân tự phát.
C Phong trào yêu nước theo lập trường tư sản.
D Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
- Câu 24 : Cuộc vận động giải phóng dân tộc ở nước ta đầu thế kỉ XX có điểm tích cực là gì?
A Lật đổ chế độ phong kiến bằng con đường chính trị hòa bình.
B Đấu tranh vũ trang kết hợp với con đường thương lượng.
C Đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục nền quân chủ chuyên chế.
D Cứu nước gắn với duy tân, đánh đuổi thực dân Pháp gắn với cải biến xã hội.
- Câu 25 : Điểm khác nhau cơ bản giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” với chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở Việt Nam (1954-1975) là về
A cố vấn lãnh đạo.
B phương tiện chiến tranh.
C kết quả.
D ực lượng chủ yếu.
- Câu 26 : Phát biểu nào không đúng khi đánh giá về Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng?
A Là cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn, sáng tạo.
B Đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến giành độc lập dân tộc.
C Kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấp.
D Độc lập, tự do là tư tưởng cốt lõi.
- Câu 27 : Tư tưởng cách mạng nào xuất hiện ở Trung Quốc đầu thế kỉ XX?
A Tư tưởng duy tân.
B Tư tưởng bạo động.
C Chủ nghĩa Mác Lênin.
D Chủ nghĩa Tam dân.
- Câu 28 : Biến đổi sâu sắc nhất của các nước Đông Nam Á và châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là gì?
A Các nước đều xây dựng đất nước đạt được nhiều thành tựu to lớn.
B Các nước đều xây dựng nhà nước theo những con đường khác nhau.
C Các nước đều tham gia vào các liên minh kinh tế, chính trị
D Hầu hết các nước đều giành được độc lập.
- Câu 29 : Nguyên tắc hàng đầu của Việt Nam trong đấu tranh trên bàn đàm phán ở Hội nghị Giơnevơ (1954) là
A không vi phạm độc lập, chủ quyền của quốc gia.
B đảm bảo giành thắng lợi từng bước.
C nhân nhượng để giữ hòa bình.
D phân hóa, cô lập cao độ kẻ thù.
- Câu 30 : Vai trò nổi bật của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam đầu năm 1930 là
A soạn thảo Luận cương chính trị đầu tiên.
B sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
C là cầu nối giữa cách mạng Việt Nam đối với cách mạng thế giới.
D sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa.
- Câu 31 : Điểm mới của Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần 8 (5-1941) so với các Hội nghị trước là
A kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh du kích.
B giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
C tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất.
D giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương.
- Câu 32 : Đâu không phải là nguyên nhân chủ yếu làm sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu?
A Đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí.
B Hoạt động chống phá của các thế lực thù địch.
C Sự tha hóa về phẩm chất đạo đức của lãnh đạo Đảng.
D Chậm sửa chữa, thay đổi trước những biến động của thế giới.
- Câu 33 : Nội dung nào dưới đây không phải là mục tiêu của chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950?
A Tiêu hao sinh lực địch, giải phóng vùng Tây Bắc.
B Khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới.
C Mở rộng, củng cố căn cứ địa Việt Bắc.
D Tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12