Đề thi thử THPTQG 2017 môn Lịch sử - Trường THPT C...
- Câu 1 : Yếu tố làm thay đổi sâu sắc “bản đồ chính trị thế giới” sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A Trật tự hai cực Ianta được hình thành
B Chiến tranh lạnh bao trùm toàn thế giới
C Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
D Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới
- Câu 2 : Sự phát triển và tác động to lớn của công ty xuyên quốc gia là một trong những biểu hiện chủ yếu của
A Cách mạng khoa học - kĩ thuật
B Trật tự thế giới đa cực
C Xu thế toàn cầu hóa
D Xu thế khu vực hóa
- Câu 3 : Trong bối cảnh thế giới phân chia hai cực, hai phe, nguyên tắc hoạt động có ý nghĩa thực tế nhất của Liên hợp quốc là
A Không can thiệp vào công việc nội bộ của nước nào
B Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình
C Chung sống hòa bình và sự nhất trí của năm nước lớn
D Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền dân tộc tự quyết
- Câu 4 : Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự đối đầu giữa Mĩ và Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A Cả hai đều muốn bá chủ thế giới.
B Ảnh hưởng lớn mạnh của Liên Xô trên thế giới
C Mĩ nắm độc quyền bom nguyên tử
D Sự đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược
- Câu 5 : Sự kiện được coi là tín hiệu mở đầu cho cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp năm 1946 là
A Hội nghị bất thường Ban chấp hành Trung ương Đảng
B Bản chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” được truyền đi khắp trong cả nước
C Đảng ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”
D Công nhân nhà máy điện Yên Phụ phá máy, cả thành phố mất điện
- Câu 6 : Tên nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời từ khi nào?
A Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (12/1976)
B Tại Kì họp đầu tiên Quốc hội khóa VI (7/1976)
C Tại Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9/1975)
D Trong “Tuyên ngôn độc lập” (02/09/1945)
- Câu 7 : Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian:1. Thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân. (22/12/1944))2. Mặt trận Việt Minh ra đời. (19/5/1941)3. Khu giải phóng Việt Bắc chính thức được thành lập. (4/6/1945)
A 3,2,1
B 3,1,2
C 1,2,3
D 2,1,3
- Câu 8 : Ngày 6/1/1946 đã diễn ra sự kiện trọng đại nào trong lịch sử dân tộc Việt Nam?
A Thông qua Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa
B Thành lập Quân đội Quốc gia Việt Nam
C Tổng tuyển cử bầu cử Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa
D Thành lập Chính phủ Liên hiệp kháng chiến do Hồ Chí Minh đứng đầu
- Câu 9 : Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7/1936 chủ trương thành lập mặt trận nào ?
A Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương
B Mặt trân Việt Nam độc lập đồng minh
C Mặt trận Liên Việt
D Mặt trận Dân chủ Đông Dương
- Câu 10 : Văn kiện nào được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
A Nghị quyết chính trị, Điều lệ Đảng
B Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt
C Luận cương chính trị năm 1930
D Báo cáo chính trị
- Câu 11 : Trọng tâm trong đường lối đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội của Đảng ta là đổi mới về
A Kinh tế
B Giáo dục
C Chính trị
D Văn hóa
- Câu 12 : Tính chất của cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 là cách mạng
A Dân tộc
B Xã hội chủ nghĩa
C Dân tộc dân chủ nhân dân
D Dân chủ tư sản
- Câu 13 : Biểu hiện cho thấy sau Hiệp định Pari, Mĩ vẫn cố gắng duy trì sự hiện diện ở miền Nam Việt Nam là
A Giữ lại hệ thống cố vấn, lập bộ chỉ huy quân sự
B Giữ lại lực lượng quân viễn chinh Mĩ
C Để lại vũ khí, phương tiện chiến tranh
D Dựng lên chính quyền tay sai mới
- Câu 14 : Âm mưu cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là
A Dùng người Mĩ đánh người Việt
B Thực hiện chiến thuật “trực thăng vận, thiết xã vận”
C Tiến hành dồn dân lập ấp chiến lược
D Dùng người Việt đánh người Việt
- Câu 15 : Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta là
A Sự giúp đỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa
B Truyền thống yêu nước của nhân dân ta
C Hậu phương miền Bắc lớn mạnh
D Sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng
- Câu 16 : Bài học kinh nghiệm lớn nhất, xuyên suốt của cuộc cách mạng Việt Nam từ năm 1930 đến nay là
A Phát huy tình đoàn kết của ba nước Đông Dương
B Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
C Củng cố, tăng cường khối đoàn kết toàn Đảng, toàn dân
D Sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng
- Câu 17 : Thắng lợi quân sự nào của ta buộc Mĩ phải tuyên bố “Phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược Việt Nam?
A Chiến thắng Vạn Tường năm (1965).
B Tổng Tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968).
C Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không (1972)
D Cuộc Tiến công chiến lược (1972)
- Câu 18 : Trong những năm 1953 – 1954, tình đoàn kết chiến đấu chống Pháp của quân dân hai nước Lào và Việt Nam được thể hiện qua chiến dịch
A Tây Nguyên
B Trung Lào, Thượng Lào
C Biên giới
D Việt Bắc
- Câu 19 : Cuộc kháng chiến chống Pháp 1946 – 1954 của nhân dân ta giành được thắng lợi song chưa trọn vẹn vì
A Pháp không thực hiện Hiệp định Giơ-ne-vơ
B Pháp chưa rút quân khỏi Việt Nam.
C Mĩ thay thế Pháp xâm lược Việt Nam
D Mới giải phóng được miền Bắc
- Câu 20 : Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã xác định cách mạng miền Nam có vai trò như thế nào đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam?
A Quyết định trực tiếp nhất
B Quyết định quan trọng
C Quyết định nhất
D Quyết định chính
- Câu 21 : Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, quân ta giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ với thắng lợi của chiến dịch
A Biên giới thu – đông 1950
B Việt Bắc thu – đông 1947
C Điện Biên Phủ 1954
D Hòa Bình 1952
- Câu 22 : Nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của cách mạng Việt Nam được đề ra tại Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành Trung ương Đảng (9/1975) là
A Đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội
B Ổn định tình hình hai miền Nam – Bắc
C Hàn gắn vết thương chiến tranh
D Thống nhất đất nước về mặt nhà nước
- Câu 23 : Yêu cầu số một của người nông dân Việt Nam thời thuộc địa là
A Độc lập dân tộc
B Hòa bình, tự do
C Giảm tô, thuế
D Ruộng đất
- Câu 24 : Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam trong nửa đầu thập niên 30 của thế kỉ XX là
A Nông dân với địa chủ phong kiến
B Dân tộc ta với thực dân Pháp
C Nhân dân ta với chế độ phong kiến
D Vô sản với tư sản mại bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12