- Công cuộc đổi mới của Đảng (từ năm 1986 đến nay)...
- Câu 1 : Ý nào sau đây phản ánh khó khăn, yếu kém của công cuộc đổi mới từ năm 1986 đến năm 1990?
A Kinh tế mất cân đối, lạm phát ở mức cao
B Sự nghiệp văn hóa có sự cải thiện
C Tình trạng tham những mới khắc phục gần hết
D Tích lũy nội bộ nền kinh tế chưa nhiều
- Câu 2 : Trong thời gian thực hiện hai kế hoạch 5 năm (1976 – 1985), đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước hết là khủng hoảng về
A kinh tế - văn hóa.
B kinh tế - xã hội.
C văn hóa – xã hội.
D chính trị - văn hóa.
- Câu 3 : Vấn đề đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội bắt đầu từ năm 1986 đã được Đảng Cộng sản Việt Nam nhận thức như thế nào?
A Là một thời kì lịch sử khó khăn, lâu dài, gồm nhiều bước đi phức tạp.
B Là đưa đất nước vượt ra khỏi khủng hoảng, tiến nhanh, mạnh, vững chắc lên CNXH
C Không phải là thay đổi mục tiêu CNXH mà làm mục tiêu ấy được thực hiện bằng những biện pháp phù hợp
D Là xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh
- Câu 4 : Đâu là nội dung cơ bản trong chính sách đối ngoại của Việt Nam được xác định trong đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam?
A Hòa bình, hữu nghị
B Bình đẳng, hợp tác
C Hòa bình, bình đẳng, hợp tác
D Hòa bình, hữu nghị, hợp tác
- Câu 5 : Trong đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12-1986), Đảng cộng sản Việt Nam chủ trương xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế.
A Thị trường tư bản chủ nghĩa
B Hàng hóa có sự quản lí của nhà nước.
C Thị trường có sự quản lí của nhà nước.
D Tập trung, quan liêu, bao cấp.
- Câu 6 : Những thành tựu Việt Nam đạt được trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1986 – 1990) chứng tỏ điều gì?
A Đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới cơ bản là phù hợp
B Việt Nam đã thoát khỏi tình trang khủng hoảng kinh tế - xã hội
C Đường lối đổi mới về cơ bản là đúng đắn cần phải có những bước đi phù hợp
D Việt Nam đã giải quyết được sự mất cân đối của nền kinh tế
- Câu 7 : Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới, Đảng ta đã đạt được thành tựu gì trong lĩnh vực tài chính?
A Phát hành tiền mới.
B Cung cấp đủ vốn cho hoạt động sản xuất và kinh doanh.
C Đã kiềm chế được một bước lạm phát.
D Giữ được tỉ giá dồng Việt Nam với các đồng tiền khác.
- Câu 8 : Nội dung nào sau đây lí giải chính xác cho luận điểm: Đổi mới là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Việt Nam trong những năm 80 của thế kỉ XX?
A Để phù hợp với xu thế chung của thời đại
B Để đưa đất nước sánh ngang cùng các cường quốc tư bản
C Để tranh thủ những điều kiện thuận lợi từ bên ngoài
D Để ngăn chặn sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Câu 9 : Nhân tố nào thuộc tình hình thế giới không tác động đến công cuộc đổi mới ở Việt Nam bắt đầu từ năm 1986?
A Cuộc cách mạng khoa học- công nghê
B Cuộc khủng hoảng của Liên Xô và các nước Đông Âu
C Quan hệ giữa các quốc gia được điều chỉnh theo hướng đối thoại, thỏa hiệp
D Mĩ gỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam
- Câu 10 : Ý nào không phản ánh nội dung đường lối đổi mới về chính trị của Đảng được đề ra từ năm 1986?
A Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc.
B Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
C Chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác.
D Xây dựng nền dân chủ, đảm bảo quyền lực thuộc về nhà nước.
- Câu 11 : Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội ở Việt Nam trong những năm 1976-1985?
A Do tác động của cuộc cải cách giá lương tiền
B Do ta mắc phải những sai lầm trong chủ trương, chính sách lớn
C Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu
D Do chính sách bao vây, cấm vận của Mĩ
- Câu 12 : Tính chất nền kinh tế Việt Nam trước khi tiến hành công cuộc đổi mới (12-1986) là
A Nông nghiệp thuần túy
B Tập trung, quan liêu, bao cấp
C Thị trường
D Công- thương nghiệp hàng hóa
- Câu 13 : Quan điểm đổi mới của Đảng Cộng Sản Việt Nam (từ tháng 12 – 1986) không có nội dung nào dưới đây?
A Lấy đổi mới chính trị làm trọng tâm.
B Đi lên chủ nghĩa xã hội bằng những biện pháp phù hợp.
C Không thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.
D Đổi mới toàn diện và đông bộ.
- Câu 14 : Ý nghĩa quan trọng nhất của những thành tựu Việt Nam đạt được trong thời kì đổi mới đất nước từ năm 1986 đến nay là
A Đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng, từng bước quá độ lên chế độ chủ nghĩa xã hội
B Nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
C Việt Nam trở thành quốc gia đang phát triển.
D Củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ chủ nghĩa xã hội.
- Câu 15 : Điểm giống nhau cơ bản giữa công cuộc cải tổ của Liên Xô (từ năm 1983) với cải cách mở của của Trung Quốc (từ năm 1978) và đổi mới ở Việt Nam (từ năm 1986)?
A Hoàn cảnh lịch sử và yêu cầu cải cách
B Trọng tâm cải cách
C Vai trò của Đảng cộng sản
D Kết quả cải cách
- Câu 16 : Thuận lợi cơ bản Việt Nam sẽ nhận đươc khi mở cửa, hội nhập với thế giới là gì?
A Khai thác có hiệu quả những tiềm năng vốn có của đất nước
B Tranh thủ được nguồn vốn, khoa học kĩ thuật
C Áp dụng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất
D Nhận được sự giúp đỡ của quốc tế
- Câu 17 : Đâu không phải lý do để nông nghiệp phải đứng vị trí hàng đầu trong Ba chương trình kinh tế thực hiện ở Việt Nam trong những năm 1986-1990?
A
Do những lợi thế về nông nghiệp của Việt Nam
B Do đầu tư vốn vào nông nghiệp ít, thời gian quay vòng vốn nhanh hơn so với các ngành khác
C Cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghiệp
D Do nhu cầu của thị trường thế giới về các sản phẩm nông nghiệp lớn
- Câu 18 : Đâu không phải là bài học từ chính sách Kinh tế mới (NEP) ở Liên Xô đã được Việt Nam vận dụng cho công cuộc đổi mới năm 1986?
A Xác định đúng vai trò quyết định của nông dân đối với thành công của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là đối với những nước có nền kinh tế tiểu nông, nông dân chiếm đại đa số trong dân cư
B Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, xây dựng liên minh công nông trên cơ sở chính trị là chính
C Con đường đi từ nền kinh tế nhiều thành phần đến nền kinh tế xã hội chủ nghĩa phải qua những bước trung gian, những hình thức quá độ
D Đổi mới quản lý kinh tế theo hướng chuyển từ biện pháp hành chính thuần túy sang biện pháp kinh tế
- Câu 19 : Bài học kinh nghiệm cơ bản nào được rút ra cho Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình tổ chức và lãnh đạo cách mạng từ công cuộc đổi mới đất nước (từ tháng 12-1986)?
A Nhạy bén trước sự chuyển biến của tình hình thế giới
B Tôn trọng các quy luật kinh tế- xã hội, bám sát tình hình thực tiễn để đề ra chủ trương phù hợp
C Quan tâm đến nguyện vọng của quần chúng nhân dân
D Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12