Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 6 năm 2021 Trường THCS...
- Câu 1 : Phát biếu nào về sự nở vì nhiệt của chất khí sau đây không đúng?
A. Chất khí nở ra khi nóng lên co lại khi lạnh đi.
B. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau
C. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
D. Khi nung nóng khí thì khối lượng riêng của chất khí giảm.
- Câu 2 : Một tấm sắt có lỗ tròn ở giữa và khi nung nóng toàn bộ tấm sắt thì
A. đường kính của lỗ tăng.
B. đường kính của lỗ giảm vì sắt nở làm lỗ hẹp lại.
C. đường kính của lỗ không thay đổi, chỉ có đường kính ngoài của đĩa tăng.
D. đường kính của lỗ tăng hay giảm tùy theo kích thước lỗ.
- Câu 3 : Khi tăng nhiệt độ của một lượng nước từ 0°C đến 4°C thì
A. thể tích nước co lại.
B. thể tích nước nở ra.
C. thể tích nước không thay đổi.
D. cả ba kết luận trên đều sai
- Câu 4 : Quả bóng bàn bị bẹp một chút được nhúng vào nước nóng thì phồng lên như cũ vì
A. không khí trong bóng nóng lên, nở ra.
B. vỏ bóng bàn nở ra do bị ướt.
C. nước nóng tràn vào bóng.
D. không khí tràn vào bóng.
- Câu 5 : Nước sôi ở bao nhiêu °F?
A. 100.
B. 212.
C. 32.
D. 112
- Câu 6 : 100°F ứng với bao nhiêu độ °c?
A. 32° C
B. 37,78°C.
C. 18°C.
D. 180°C.
- Câu 7 : Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự nở ra vì nhiệt của các chất khí khác nhau?Các chất khí khác nhau
A. nở vì nhiệt giống nhau.
B. nở vì nhiệt khác nhau.
C. không thay đổi thể tích khi nhiệt độ thay đổi.
D. Cả ba kết luận trên đều sai.
- Câu 8 : Cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều dưới đây, cách nào đúng?
A. Rắn, lỏng, khí
B. Rẳn, khí, lỏng
C. Khí, lỏng, rắn.
D. Khí, rắn, lỏng.
- Câu 9 : Điền từ thích hợp ( nhiệt độ, nhiệt kế, nhiệt giai) vào chỗ chấm.Để đo ………………. Người ta dùng các loại nhiệt kế khác nhau như …………. Thủy ngân,……….. rượu, ……………. Kim loại.
A. Nhiệt độ, nhiệt kế, nhiệt kế, nhiệt kế
B. Nhiệt kế, nhiệt kế, nhiệt kế, nhiệt kế
C. Nhiệt độ, nhiệt độ, nhiệt kế, nhiệt kế
D. Nhiệt độ, nhiệt kế, nhiệt giai, nhiệt kế
- Câu 10 : Ở Việt Nam sử dụng ………….. Xen-xi-ut, phần lớn ở các nước nói tiếng Anh thì sử dụng ……………… Fa-ren-hai.
A. nhiệt giai
B. nhiệt độ
C. nhiệt kế
D. Tất cả đều đúng.
- Câu 11 : Một học sinh cho rằng ròng rọc hoạt động dựa trên nguyên tắc đòn bẩy. Theo em điều đó có đúng không?
A. Đúng
B. Sai
C. Vừa đúng vừa sai
D. Không thể kết luận được
- Câu 12 : Khi làm lạnh một vật rắn thì khối lượng riêng vật rắn thay đổi thế nào?
A. giảm
B. tăng
C. không đổi
D. không thể xác định được
- Câu 13 : Khối lượng riêng của không khí ở 00C là bao nhiêu?
A. 4,298kg/m3.
B. 3,298kg/m3.
C. 2,298kg/m3.
D. 1,298kg/m3.
- Câu 14 : Khối lượng riêng của không khí ở 300C là bao nhiêu?
A. 1,169kg/m3.
B. 2,169kg/m3.
C. 3,169kg/m3.
D. 4,169kg/m3.
- Câu 15 : Trọng lượng riêng của không khí ở 00C là bao nhiêu?
A. 12,98N/m3.
B. 22,98N/m3.
C. 32,98N/m3.
D. 1,298N/m3.
- Câu 16 : Khi đun nước ta không nên đổ đầy ấm vì khi đun…………… tăng lên làm cho nước trong ấm …………… và nước sẽ bị …………ra ngoài.
A. nhiệt độ ; Nở ra ;Trào.
B. nhiệt giai ; Nở ra ;Trào.
C. nhiệt độ ; co lại ;Trào.
D. nhiệt giai ; co lại ;Trào.
- Câu 17 : Hoàn thành câu: Người ta không đóng chai nước ngọt đầy ắp vì trong khi vận chuyển hoặc lưu trữ nhiệt độ có thể …………… làm cho nước ngọt đổ ra, nếu đong đầy nước ngọt sẽ không còn chỗ để …………, kết quả có thể làm chai…………
A. tăng lên, dãn nở, bị vỡ.
B. tăng lên, co lại, bị vỡ.
C. hạ xuống, dãn nở, bị vỡ.
D. hạ xuống, co lại, bị vỡ.
- Câu 18 : Hoàn chỉnh câu sau: Chất lỏng nở ra khi ……………….. và co lại khi……………
A. lạnh đi; nóng lên
B. nóng lên; lạnh đi.
C. nóng lên; trời nóng
D. trời lạnh; lạnh đi
- Câu 19 : Các chất lỏng …………… thì …………… khác nhau.
A. khác nhau, co vì nhiệt.
B. giống nhau, co nở vì nhiệt.
C. giống nhau, dãn nở vì nhiệt.
D. khác nhau, dãn nở vì nhiệt.
- Câu 20 : Có các dụng cụ sau đây, dụng cụ nào không coi là đòn bẩy?
A. Cái kìm.
B. Máy tời.
C. Cái cân đòn.
D. Cái kéo.
- Câu 21 : Khi đưa vào làm lạnh một quả cầu bằng nhôm thì
A. Bán kính của quả cầu tăng.
B. Trọng lượng của quả cầu tăng.
C. Bán kính của quả cầu giảm.
D. Trọng lượng của quả cầu giảm.
- Câu 22 : Tại vì sao khi đun nước, không nên đổ nước thật đầy ấm?
A. Vì đổ đầy, nước nóng, thể tích nước tăng tràn ra ngoài.
B. Lâu sôi.
C. Để bếp không bị đè nặng.
D. Tốn củi.
- Câu 23 : Hiện tượng nào sẽ xảy ra khi nung nóng một lượng chất lỏng?
A. Khối lượng của chất lỏng tăng.
B. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng.
C. Khối lượng của chất lỏng giảm.
D. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm.
- Câu 24 : Người thợ trong lúc xây nhà muốn đưa gạch lên cao, người đó dùng
A. Lực kế.
B. Đòn bẩy.
C. Ròng rọc.
D. Mặt phẳng nghiêng.
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 24 Sự nóng chảy và sự đông đặc
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 25 Sự nóng chảy và sự đông đặc ( tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 27 Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 28 Sự sôi
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 30 Tổng kết chương 2 Nhiệt học
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 26 Sự bay hơi và sự ngưng tụ
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 29 Sự sôi (tiếp theo)
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 23 Thực hành đo nhiệt độ
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 22 Nhiệt kế - Nhiệt giai
- - Trắc nghiệm Vật lý 6 Bài 2 Đo độ dài (tiếp theo)