Đề thi thử THPT QG môn Lịch sử trường THPT chuyên...
- Câu 1 : Biện pháp chủ yếu nhằm tăng ngân sách Đông Dương của Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất là?
A đầu tư vào nông nghiệp.
B phát triển ngoại thương.
C đẩy mạnh khai mỏ.
D tăng thuế và ban hành nhiều loại thuế mới.
- Câu 2 : Ý nào không phản ánh nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933?
A Việc sản xuất ồ ạt chạy đua lợi nhuận dấn đến cung vượt quá cầu.
B Các nước tư bản chủ nghĩa bao vây, cô lập Liên Xô.
C Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản.
D Đời sống nhân dân không được cải thiện.
- Câu 3 : Đặc điểm cơ bản nhất của giai cấp công nhân Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là
A sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản.
B Chịu ba tầng áp bức bóc lột của đế quốc, phong kiến, tư sản
C Cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam bước vào giai đoạn kết thúc.
D Các cường quốc bên ngoài tìm cách tăng cường ảnh hưởng đối với khu vực Đông Nam Á.
- Câu 4 : Nhân tố quan trọng nào giúp Liên Xô hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế (1946 – 1950)?
A Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
B Những tiến bộ khoa học – kĩ thuật.
C Tinh thần tự lực tự cường.
D Sự hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa.
- Câu 5 : Điểm chung của Hiệp ước Bali (1976) và Định ước Henxinki (1975) là
A tăng cường sự hợp tác giữa các nước trong lĩnh vực khoa học –kĩ thuật
B tăng cường hợp tác giữa các nước trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
C khẳng định sự bền vững của đường biên giới giữa các quốc gia.
D xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước.
- Câu 6 : Nội dung chủ yếu của đạo luật phục hưng công nghiệp trong Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven là
A Cho phép phát triển tự do một số ngành công nghiệp mà không cần có những hợp đồng thỏa thuận.
B Tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ.
C Kêu gọi tư bản nước ngoài đầu tư vào các ngành công nghiệp theo những hơp đồng dài hạn.
D Tập trung vào một số ngành công nghiệp mũi nhọn bằng kí kết những hợp đồng về thị trường tiêu thị với chủ tư bản.
- Câu 7 : Trong quá trình triển khai chiến lược toàn cầu, Mĩ đã thu được một số kết quả ngoại trừ việc.
A làm chậm quá trình giành độc lập của nhiều nước trên thế giới.
B làm cho nhiều nước bị chia cắt trong thời gian dài.
C ngăn chặn đẩy lùi được chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới.
D lôi kéo nhiều nước đồng minh đi theo và ủng hộ Mĩ.
- Câu 8 : Ý nghĩa then chốt của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại là gì?
A Làm thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất.
B Làm xuất hiện xu thế toàn cầu hóa.
C Tạo nên sự tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất.
D Dẫn đến những thay đổi về cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động.
- Câu 9 : Thực chất của cuộc nội chiến 1946 – 1949 ở Trung Quốc là gì?
A Là cuộc đấu tranh chống lại ách thống trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây.
B Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản nhằm lật đổ nền thống trị phong kiến lâu dài ở Trung Quốc.
C Là cuộc đấu tranh để lựa chọn con đường phát triển của dân tộc: chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa tư bản.
D Là cuộc đấu tranh chống lại sự can thiệp của các cường quốc trong bối cảnh Chiến tranh lạnh.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12