Đề thi thử THPTQG 2019 môn Lịch sử THPT Lý Thái Tổ...
- Câu 1 : Từng là đồng minh trong Thế chiến thứ hai, tại sao sau chiến tranh Mĩ và Liên Xô lại chuyển sang đối đầu?
A Vì Liên Xô và Mĩ đều muốn khẳng định ưu thế của mình và muốn vươn lên làm bá chủ thế giới.
B Vì mục tiêu chiến lược của 2 nước đối lập nhau: Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình an ninh thế giới, Mĩ muốn làm bá chủ thế giới...
C Vì Mĩ và Liên Xô mâu thuẫn về lợi ích ở nhiều khu vực trên thế giới.
D Vì bất đồng trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế: vấn đề Ápganixtan, Campuchia, Namibia..
- Câu 2 : Hiện nay, các nước tư bản Tây Âu đã thi hành chính sách ngoại giao như thế nào?
A Thi hành chính sách khôn khéo trên cơ sở đảm bảo được nhiều quyền lợi nhất trong các vấn đề quốc tế.
B Vẫn thi hành chính sách đồng minh tin cậy của Mĩ trong các vấn đề gây chiến tại các khu vực trên thế giới.
C Cố gắng thoát khỏi ảnh hưởng của Mĩ và tích cực đấu tranh vì hòa bình an ninh thế giới
D Thực hiện chính sách hòa bình và trung lập tích cực.
- Câu 3 : Nguyên nhân chung dẫn đến sự phát triển kinh tế của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:
A Yếu tố con người được coi là vốn quý nhất.
B Chi phí cho quốc phòng thấp.
C Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú.
D Áp dụng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất
- Câu 4 : Chọn một câu trả lời đúng nhất trong số các câu từ A đến D để điền vào chỗ trống hoàn thiện đoạn tư liệu nói về giáo dục và khoa học – kĩ thuật của Nhật Bản trong giai đoạn từ năm 1952 đến năm 1973: “Nhật Bản rất coi trọng giáo dục và khoa học – kĩ thuật, luôn tìm cách đẩy nhanh sự phát triển bằng cách mua bằng (a). Tính đến năm (b) Nhật Bản đã mua bằng phát minh của nước ngoài trị giá 6 tỉ USD. Khoa học – kĩ thuật và công nghệ Nhật Bản chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất (c), đạt được nhiều thành tựu lớn” ( Trích SGK Lịch sử 12 )
A a-phát minh sáng chế, b-1968, c-công nghệ cao.
B a-phát minh sáng chế, b-1968, c-ứng dụng dân dụng.
C a-phát minh hiện đại, b-1968, c-ô tô, xe máy.
D a-phát minh hiện đại, b-1968, c-ti vi, tủ lạnh.
- Câu 5 : Thành tựu quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được sau chiến tranh là
A Năm 1961, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái.
B Giữa thập niên 70 (thế kỉ XX), sản xuất công nghiệp đứng hàng thứ hai trên thế giới.
C Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất.
D Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
- Câu 6 : Tác động của chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp đến kinh tế Việt Nam là
A Kinh tế Việt Nam phát triển độc lập tự chủ
B Kinh tế tư bản Pháp ở Việt Nam phát triển thêm một bước nhưng kinh tế Việt Nam bị kìm hãm và lệ thuộc kinh tế Pháp.
C Kinh tế Việt Nam lạc hậu, phụ thuộc vào Pháp.
D Việt Nam trở thành thị trường độc chiếm của Pháp.
- Câu 7 : Sự kiện đánh dấu Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam là
A Đưa yêu sách đến Hội nghị Véc xai (18-6-1919).
B Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12-1920).
C Đọc sơ thảo Luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920).
D Thành lập tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (6-1925).
- Câu 8 : Sự kiện nào đánh dấu mốc quân Pháp chính thức xâm lược Việt Nam?
A Chiều 31-8-1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
B Hiệp ước Nhâm Tuất (năm1862) được ký kết
C Ngày 17-2-1859, Pháp chiếm thành Gia Định.
D Sáng 1-9-1858, liên quân Pháp –Tây Ban Nha nổ súng rồi đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà.
- Câu 9 : Sự phát triển “Thần kì” của Nhật Bản trong các thập kỷ 60-70 của thế kỉ XX được biểu hiện rõ nét nhất:
A Năm 1968, kinh tế Nhật vượt qua một số nước tư bản
B Tổng sản phẩm quốc dân của Nhật Bản tăng hơn 20 lần (1950 -1973)
C Từ một nước bại trận, chỉ sau thời gian ngắn, Nhật vươn lên thành một siêu cường kinh tế
D Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm (từ 1960 đến 1969) là 10,8%
- Câu 10 : Trong quá trình đổi mới và phát triển đất nước, Đảng ta đã vận dụng bài học kinh nghiệm nào từ thành công của công cuộc cải cách ở Trung Quốc?
A Lấy đổi mới về kinh tế làm trọng tâm
B Lấy đổi mới về chính trị làm trọng tâm
C Trọng tâm là đổi mới về chính trị
D Lấy đổi mới về tư tưởng làm trọng tâm
- Câu 11 : Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, trong xã hội Việt Nam có những giai cấp nào?
A Nông dân, địa chủ, công nhân, tiểu tư sản.
B Nông dân, địa chủ.
C Nông dân, địa chủ, tư sản, tiếu tư sản.
D Nông dân, địa chủ, công nhân, tư sản, tiểu tư sản.
- Câu 12 : Điểm khác nhau cơ bản giữa chế độ phân biệt chủng tộc Apacthai ở Nam Phi với chính sách cai trị của nhà nước Hồi giáo tự xưng IS là:
A Thực hiện chính sách cực đoan, tàn sát nhiều người vô tội.
B Lấy niềm tin tôn giáo làm cơ sở để phân biệt, kì thị.
C Phân biệt, đối xử, kì thị tàn bạo dựa trên sắc tộc.
D Sử dụng giáo lí tôn giáo làm cơ sở để xây dựng luật pháp.
- Câu 13 : Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Khu vực Đông Bắc Á có những chuyển biến quan trọng nào về chính trị?
A Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành 2 quốc gia
B Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền theo vĩ tuyến 38
C Khu Vực Đông Bắc Á đạt được sự tăng trưởng cao
D Quan hệ đối đầu căng thẳng giữa hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên
- Câu 14 : ASEAN là tổ chức…..
A Hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa
B Hợp tác phát triển kinh tế, ngoại giao
C Hợp tác phát triển về kinh tế, chính trị
D Hợp tác phát triển chính trị, ngoại giao
- Câu 15 : Hiện nay, Việt Nam vận dụng nguyên tắc cơ bản nào của Liên hợp quốc để đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo?
A Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
B Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào.
C Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước.
D Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
- Câu 16 : Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật diễn ra từ những năm 40 của thế kỷ XX đến nay có điểm nào khác nhau cơ bản với cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII ?
A Kết hợp chặt chẽ giữa cách mạng khoa học và cách mạng kĩ thuật.
B Đưa loài người bước vào nền văn minh công nghiệp.
C Đạt được những thành tựu rất cao.
D Có những phát minh, sáng chế mới.
- Câu 17 : Sự kiện nào dựới dây gắn liền với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô trong những năm 1923-1924?
A Viết “Bản án chế độ thực dân Pháp”.
B Thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên.
C Thành lập Hội liên hiệp thuộc địa.
D Tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản.
- Câu 18 : Chủ trương đánh đuổi giặc Pháp giành độc lập, xây dựng một chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam” là tư tưởng của
A Phan Bội Châu
B Phan Thanh Giản
C Phan Đình Phùng
D Phan Châu Trinh
- Câu 19 : Sự ra đời của NATO và Hiệp ước Vácsava có tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế những năm sau Thế chiến thứ hai?:
A Chấm dứt mối quan hệ đồng minh giữa hai cường quốc.
B Mở màn cho sự xác lập của hàng loạt các tổ chức quân sự trên thế giới những năm sau đó
C Đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe và chiến tranh lạnh
D Đánh dấu sự phát triển vượt bậc của hai cường quốc về quân sự
- Câu 20 : Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ Latinh được mệnh danh là “Lục địa bùng cháy” vì:
A Núi lửa thường xuyên hoạt động.
B Cao trào đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh mẽ
C Phong trào nổ ra dưới nhiều hình thức.
D Cách mạng Cu Ba giành được thắng lợi.
- Câu 21 : Lí do dẫn đến những thay đổi quan trọng của Mĩ trong chính sách đối nội, đối ngoại khi bước vào thế kỉ XXI ?
A CNXH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ.
B "Chiến tranh lạnh" chấm dứt
C Vụ khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mĩ.
D Xu hướng quốc tế hóa ngày càng cao
- Câu 22 : Điểm khác nhau cơ bản trong mục tiêu phong trào đấu tranh ở Mĩ Latinh với châu Phi thế kỉ XX là:
A Đấu tranh giành độc lập dân tộc.
B Chống sự phân biệt sắc tộc.
C Đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ.
D Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ.
- Câu 23 : Trong những nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào không phải là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên xô và các nước Đông Âu?
A Do cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973
B Do những sai phạm khi tiến hành cải tổ
C Do sai lầm về đường lối lãnh đạo
D Không theo kịp bước tiến về khoa học kĩ thuật
- Câu 24 : Sử dụng các cụm từ cho sẵn dưới đây để hoàn chỉnh những thông tin nói về bộ máy nhà nước thời Lý – Trần“Từ thời Lý, chính quyền trung ương từng bước được tổ chức hoàn chỉnh. Đứng đầu đất nước ta là …(1)…nắm mọi quyền hành về chính trị, luật pháp và quân sự. Giúp việc cho vua là ...(2)... và ...(3)..Bên dưới là các cơ quan trung ương như sành, viện, đại. Ngoài ra, còn có các chức quan chuyên trông nom sản xuất nông nghiệp và hệ thống đê điều. Đất nước được chia thành các..(4).., do các hoàng tử (thời Lý) hay An phủ sứ (thời Trần – Hồ) cai quản. Dưới lộ, trấn là các …(5)... Và đều có quan lại triều đình trông coi. Đơn vị hành chính cấp cơ sở gọi là xã, do các …(6).. đứng đầu”.
A 1) vua, 2) các đại thần, 3) tể tướng, 4) lộ, trấn, 5) phủ, huyện, châu, 6) xã quan
B 1) vua, 2) tể tướng, 3) các đại thần, 4) phủ, huyện, châu, 5) lộ, trấn, 6) xã quan
C 1) vua, 2) tể tướng, 3) các đại thần, 4) lộ, trấn, 5) phủ, huyện, châu, 6) xã quan
D 1) vua, 2) tể tướng, 3) xã quan, 4) lộ, trấn, 5) phủ, huyện, châu, 6) các đại thần
- Câu 25 : Những thành tựu về mặt khoa học của người phương Tây cổ đại có sự phát triển hơn so với người phương Đông cổ đại ra sao?
A Đã ghi chép giải được các bài toán riêng biệt
B Thực sự trở thành khoa học với những định lí, tiên đề có giá trị khái quát cao
C Đó là những hiểu biết về khoa học thực sự có giá trị
D Sử dụng chữ số La mã
- Câu 26 : Khi dân số bùng nổ, tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, nhân loại đang cần đến những yếu tố
A Công cụ sản xuất mới có kĩ thuật cao; nguồn năng lượng mới và vật liệu mới.
B Tài nguyên thiên nhiên được tái tạo; giảm tỷ lệ gia tăng dân số.
C Tài nguyên thiên nhiên được tái tạo lại; nguồn năng lượng mới và vật liệu mới.
D Công cụ sản xuất mới có kĩ thuật cao; tài nguyên thiên nhiên được tái tạo.
- Câu 27 : Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản kết thúc bằng khẩu hiệu nào?
A “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại”
B “Thiết lập nền chuyên chính vô sản”
C “Các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”
D “Vô sản tất cả các nước liên hiệp lại”
- Câu 28 : Hậu quả nặng nề, nghiêm trọng nhất trong quan hệ quốc tế suốt thời kỳ chiến tranh lạnh là
A Các nước ráo riết, tăng cường chạy đua vũ trang.
B Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, đối đầu, nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới.
C Hàng ngàn căn cứ quân sự được thiết lập trên toàn cầu.
D Các nước phải chi nhiều của và sức người để sản xuất các loại vũ khí hủy diệt.
- Câu 29 : Sự kiện nào không nằm trong tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh?
A Trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành
B Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới mới "một cực"
C Ở nhiều khu vực nội chiến, xung đột vẫn diễn ra thường xuyên
D Liên Xô và Mĩ thiết lập mối quan hệ ngoại giao về hợp tác kinh tế
- Câu 30 : Đó là một sự kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với nước Nga – chế độ Nga hoàng chuyên chế thống trị nhân dân từ bao đời nay đã bị sụp đổ chỉ trong vòng 8 ngày”. Câu nói trên của Lê-nin nói về sự kiện nào?
A Cách mạng tháng Mười
B Cách mạng 1905-1907
C Cách mạng tháng Hai
D Chính sách kinh tế mới
- Câu 31 : Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ nữa sau thế kỉ XX là
A Khoa học gắn liền với kĩ thuật
B Kĩ thuật đi trước mở đường cho sản xuất
C Có nhiều phát minh lớn
D Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
- Câu 32 : Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh tại Hội nghị Ianta (Liên Xô) tháng 2 năm 1945 là gì?
A Phân chia khu vực đóng quân và phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
B Thành lập tổ chức quốc tế - Liên Hợp Quốc.
C Giải quyết hậu quả của chiến tranh thế giới thứ hai.
D Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
- Câu 33 : Từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, một hệ quả quan trọng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ là:
A Bùng nổ dân số
B Nhu cầu đòi hỏi của con người ngày càng tăng cao
C Xuất hiện xu thế toàn cầu hóa
D Sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo
- Câu 34 : Mốc đánh dấu chủ nghĩa thực dân cũ ở Châu Phi về căn bản đã tan rã là:
A Năm 1960 có 17 nước được trao trả độc lập (Năm châu Phi)
B Năm 1952 nhân dân Ai Cập lật đổ vương triều Pha-rúc
C
Năm 1990 Cộng hòa Na-mi-bi-a tuyên bố độc lập.
D Năm 1975 với thắng lợi của nhân dân Mô-dăm-bích và Ăng-gô-la
- Câu 35 : Anh và Pháp phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) vì:
A Ngăn cản việc thành lập liên minh chống phát xít.
B Không tham gia khối Đồng minh chống phát xít.
C Thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít.
D Thực hiện chính sách hòa bình, trung lập.
- Câu 36 : Sự kiện đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác là:
A Công nhân đồn điền cao su Phú Riềng bãi công (1929).
B Công nhân Ba Son bãi công (8-1925).
C Công nhân nhà máy xi măng Hải Phòng bãi công (1928).
D Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thực hiện “vô sản hóa” (1928).
- Câu 37 : Trong công cuộc xây dựng đất nước từ sau khi giành độc lập đến nay, Ấn Độ đã trở thành một trong những cường quốc lớn nhất trên thế giới trong lĩnh vực nào?
A Công nghiệp vũ trụ
B Chế tạo máy móc
C Điện
D Sản xuất phần mềm
- Câu 38 : Những nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc có ý nghĩa như thế nào?
A Là cơ sở lý luận cho Liên hợp quốc xây dựng những đường lối kinh tế chính trị.
B Là cơ sở pháp lý cho sự tồn tại và hoạt động của tổ chức này.
C Là cơ sở bắt buộc để Liên hợp quốc thực hiện các hoạt động.
D Là cơ sở pháp lý cơ bản để tổ chức Liên hợp quốc duy trì hoạt động.
- Câu 39 : Thành tựu nổi bật nhất của các nước Đông Nam Á từ giữa thế kỷ XX đến nay là:
A Trở thành các nước độc lập, đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, xã hội...
B Trở thành khu vực năng động và phát triển nhất trên thế giới.
C Trở thành một khu vực hòa bình, hợp tác, hữu nghị.
D Đạt thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12