Đề thi thử THPTQG 2017 môn Lịch sử - Trường THPT N...
- Câu 1 : Khởi nghĩa Yên Bái thất bại là do nguyên nhân khách quan nào?
A Tổ chức Việt Nam quốc dân đảng còn non yếu.
B Khởi nghĩa nổ ra hoàn toàn bị động.
C Đế quốc Pháp còn mạnh.
D Giai cấp tư sản dân tộc lãnh đạo.
- Câu 2 : Thắng lợi nào của quân đội và nhân dân Việt Nam đã làm phá sản âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương (1945-1954)?
A Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
B Chiến dịch Biên giới thu-đông năm 1950.
C Cuộc chiến đấu trong các đô thị năm 1946.
D Chiến dịch Việt Bắc thu-đông năm 1947.
- Câu 3 : Đặc điểm nổi bật của trật tự thế giới mới được hình thành trong những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A là một trật tự thế giới được thiết lập trên cơ sở các nước tư bản thắng trận áp đặt quyền thống trị đối với các nước bại trận.
B là một trật tự thế giới được thiết lập trên cơ sở các nước thắng trận cùng nhau hợp tác để thống trị, bóc lột các nước bại trận và các dân tộc thuộc địa.
C là một trật tự thế giới hoàn toàn do chủ nghĩa tư bản thao túng.
D là một trật tự thế giới có sự phân tuyến giữa hai phe: xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa
- Câu 4 : Đoạn văn sau đây được Nguyễn Ái Quốc trình bày trong“Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm sau cũng không đòi được”.
A hội nghị Trung ương Đảng lần 6 (11/1939).
B hội nghị Trung ương Đảng lần 8 (5/1941).
C “Tuyên ngôn độc lập” (2/9/1945).
D “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” (19/12/1946).
- Câu 5 : Số nhà 5 D phố Hàm Long (Hà Nội) là nơi diễn ra sự kiện:
A Đại hội lần thứ nhất của Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên.
B Thành lập Đông Dương cộng sản đảng.
C Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt.
D Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam ra đời.
- Câu 6 : Hiện nay trên thế giới các nước xã hội chủ nghĩa còn lại là
A Lào, Triều Tiên, Trung Quốc, Campuchia, Việt Nam.
B Việt Nam, Triều Tiên, Trung Quốc, Cu Ba.
C Cu Ba, Campuchia, Lào, Trung Quốc, Việt Nam.
D Trung Quốc, Triều Tiên, Cuba, Lào, Việt Nam.
- Câu 7 : Cơ quan ngôn luận của Đông Dương cộng sản đảng là:
A Báo Nhành Lúa.
B Báo Tiếng Chuông Rè.
C Báo Búa Liềm.
D Báo Người Nhà Quê.
- Câu 8 : Hội nghị Pôtxđam có ý nghĩa gì đối với việc hình thành trật tự thế giới sau chiến tranh?
A tạo ra một cơ sở pháp lý để thực hiện phân chia thế giới.
B góp phần hoàn thiện, bổ sung cho những thỏa thuận của Hội nghị Ianta.
C là căn cứ để các nước thực hiện việc xây dựng phạm vi ảnh hưởng và phạm vi chiếm đóng.
D là cơ sở để phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa Liên Xô và Mĩ.
- Câu 9 : Tổng thống thứ 45 của nước Mĩ là ai?
A Ru-dơ-ven.
B Clin-tơn.
C Ô-ba-ma.
D Donald Trump.
- Câu 10 : Vì sao Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc ra nhập Quôc tế thứ III?
A Quốc tế này đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam.
B Quốc tế này chủ trương thành lập Mặt trận giải phóng dân tộc Việt Nam.
C Quốc tế này giúp đỡ nhân ta đấu tranh chống Pháp.
D Quốc tế này bênh vực cho quyền lợi các nước thuộc địa.
- Câu 11 : Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thây con đường cứu nước đúng đắn?
A Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari.
B Đưa yêu sách đến Hội nghị Véc xai.
C Đọc Luận cương Lê nin về các vấn đề dân tộc thuộc địa.
D Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp.
- Câu 12 : Vì sao trật tự Ianta được gọi là trật tự hai cực?
A hình thành các quốc gia đối lập nhau giữa các khu vực.
B tạo ra những vùng ảnh hưởng của hai cường quốc Xô – Mĩ tại các khu vực trên thế giới.
C Phân chia thành hai khu vực với sự phát triển kinh tế xã hội khác nhau
D Phân chia thế giới thành hai hệ thống các nước với chế độ xã hội khác nhau.
- Câu 13 : Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là
A sự vận dụng nguyên vẹn chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh thực tế Việt Nam.
B sự vận dụng linh hoạt tư tưởng dân chủ tư sản vào hoàn cảnh thực tế Việt Nam.
C sự vận dụng sáng tạo tư tưởng chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn Việt Nam.
D sự vận dụng sáng tạo tư tưởng dân chủ cộng hoà vào hoàn cảnh thực tế Việt Nam.
- Câu 14 : Cơ sở để Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu thực hiện tham vọng bá chủ thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A tiềm lực kinh tế và quân sự to lớn.
B sự tạm lắng của phong trào cách mạng thế giới.
C sự suy yếu của các nước tư bản châu Âu và Liên Xô.
D sự ủng hộ của các nước đồng minh bị Mĩ khống chế.
- Câu 15 : Hội nghị Ianta có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình quốc tế sau chiến tranh?
A làm nảy sinh những mâu thuẫn mới với các nước đế quốc.
B đánh dấu sự xác lập vai trò thống trị thế giới của chủ nghĩa đế quốc Mĩ.
C trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới, từng bước được thiết lập trong những năm 1945-1947.
D đánh dấu sự hình thành một trật tự thế giới mới sau chiến tranh.
- Câu 16 : Tại Quốc hội Mĩ (12-3-1947), Tổng thống Truman đề nghị
A giúp đỡ nước Pháp kéo dài cuộc chiến tranh Đông Dương.
B thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
C viện trợ khẩn cấp 400 triệu USD cho Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì.
D thực hiện kế hoạch Mácsan, giúp Tây Âu phục hồi kinh tế.
- Câu 17 : Thống nhất nào sau đây giữa các nước ký hiệp định Ianta là cơ sở để tiến tới duy trì một nền hòa bình an ninh thế giới sau chiến tranh?
A thực hiện những cam kết để Liên Xô tham gia chiến tranh chống Nhật.
B thành lập tổ chức Liên Hợp quốc để duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
C thỏa thuận việc đóng quân tại các nước phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu, châu Á.
D tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và Nhật nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
- Câu 18 : Sự áp bức, bóc lột dã man của Nhật - Pháp đã dẫn đên hậu quả
A mâu thuẫn giừa toàn thể nhân dân Việt Nam, với phát xít Nhật sâu sắc.
B mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp sâu sắc.
C mâu thuẫn giữa toàn thể các dân tộc Đông Dương với Nhật - Pháp sâu sắc.
D mâu thuẫn giữa toàn thể các dân tộc Đông Dương với Nhật sâu sắc.
- Câu 19 : Sự kiện nào có tác dụng trực tiếp đối với sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam trong giai đoạn 1925 đến 1930?
A Sự ra đời của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
B Ba tổ chức cộng sản được thành lập ở Việt Nam.
C Sự chấm dứt hoạt động của Việt Nam quốc dân đảng.
D Nguyễn Ái Quốc về nước truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin
- Câu 20 : Hậu quả lớn nhất về kinh tế do chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp là
A các ngành, các vùng kinh tế phát triển không đều.
B kinh tế Việt Nam suy sụp, khủng hoảng.
C nguồn ngân sách Đông Dương ngày càng tăng.
D Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ hàng hoá của Pháp.
- Câu 21 : Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai đến nền kinh tế Việt Nam là
A kinh tế Việt Nam phát triển độc lập tự chủ.
B kinh tế Việt Nam phát triển cạnh tranh với kinh tế Pháp.
C kinh tế Việt Nam phát triển thêm một bước nhưng bị kìm hãm và lệ thuộc chăt chẽ vào kinh tế pháp.
D Việt Nam trở thành thị trường độc chiếm của Pháp.
- Câu 22 : Ngày 24-10-1945, sau khi Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn, bản Hiến chương của Liên hợp quốc
A chính thức có hiệu lực.
B được bổ sung, hoàn chỉnh.
C chính thức được công bố.
D được chính thức thông qua.
- Câu 23 : Con đường tìm chân lí của Nguyễn Ái Quốc khác với con đường của những người đi trước là
A Đi sang phương Tây tìm đường cứu nước.
B Đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản.
C Đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa vô sản.
D Đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác –lê nin, kết hợp đường lối dân tộc với chủ nghĩa xã hội.
- Câu 24 : Việc phân chia nước Đức sau chiến tranh gây nên hậu quả gì.
A làm nước Đức bị phân chia thành hai quốc gia với hai chế độ xã hội khác nhau.
B làm chia rẽ vấn đề thống nhất dân tộc giữa các nước đồng minh của Liên Xô.
C là cơ hội để các nước Tây Âu biến Cộng hòa Liên Bang Đức thành lực lượng xung kích để tấn công Liên Xô.
D tạo nên sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Cộng hòa Liên Bang Đức
- Câu 25 : Sắp xếp các sự kiện dưới đây theo trình tự thời gian.1. Mặt trận Việt Minh được thành lập.2. Sự ra đời của Khu giải phóng Việt Bắc.3. Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kì được triệu tập.
A 1,2,3
B 3,2,1
C 2,1,3
D 1,3,2
- Câu 26 : Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8(5-1941) có tầm quan trọng đặc biệt đối với Cách mạng tháng Tám 1945 vì
A giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
B chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.
C củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
D hoàn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Hội nghị Trung ương lần thứ 6.
- Câu 27 : Một trong những cam kết nào sau đây là một trong những điều kiện để Liên Xô tham gia việc chiến tranh chống Nhật?
A Mĩ và các nước Đồng minh phải ký cam kết không tấn công Liên Xô.
B Khôi phục quyền lợi của nước Nga bị mất do cuộc chiến tranh Nga – Nhật 1904 - 1905.
C Vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô.
D Toàn quyền chiếm đóng nước Đức.
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 1 Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai ( 1945 – 1949)
- - Trắc nghiệm Bài 2 Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 2000) Liên Bang Nga (1991 - 2000) - Lịch sử 12
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 3 Các nước Đông Bắc Á
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 4 Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 5 Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 6 Nước Mĩ
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 7 Tây Âu
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 Nhật Bản
- - Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 9 Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh
- - Trắc nghiệm Bài 10 Cách mạng khoa học-công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX - Lịch sử 12